Môi trường kinh tế ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 71 - 75)

Kinh tế Việt Nam trong những thập niên qua đã tăng trưởng ấn tượng. Từ một nước thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp trên thế giới, đến năm 2010 đã thuộc nhóm có thu nhập trung bình, cải thiện đáng kể về đời sống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi, xóa đói giảm nghèo và có nền chính trị ổn định, hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, việc hội nhập với thế giới cũng đã làm bộc lộ rõ hơn những nhược điểm cơ bản của mô hình tăng trưởng quá chú trọng chiều rộng, chưa quan tâm đúng mực chất lượng của tăng trưởng gây ra bất ổn vĩ mô kéo dài.

Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế đang là một đòi hỏi cấp bách đối với đất nước và việc ổn định chính sách kinh tế, tài khóa sẽ được Chính phủ ưu tiên hàng đầu trong năm 2015. Trước đây, từ những năm 2011 – 2012, nhu cầu tái cấu trúc nền kinh tế cũng đã được đặt ra nhưng Việt Nam đã thiếu quyết tâm và bỏ lỡ cơ hội. Vì vậy, vòng xoáy khó khăn và bất ổn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những năm 2013 – 2014. Hơn nữa,

đề án 254 ban hành kèm theo quyết đi ̣nh 254/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ được đưa ra nhằm mục tiêu cơ cấu lại căn bản , triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 – 2 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.

Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến các tổ chức tín dụng trong đó có OceanBank cần phải cơ cấu lại hệ thống để hướng tới sự tăng trưởng an toàn và bền vững. Với đề án này, dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2015, NHNN sẽ cho tiến hành hàng loa ̣t các thương vu ̣ sáp nhâ ̣p các ngân hàng yếu kém nhằm hình thành lên các ngân hàng có quy mô lớn hơn hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ, để dễ dàng quản trị ngân hàng theo hướng hiện đại, đúng thông lệ chuẩn mực quốc tế. Như vậy, để đáp ứng kịp thời các mục tiêu của Chính phủ và NHNN, OceanBank sẽ cố gắng tìm kiếm các giải pháp hướng tới phát triển các sản phẩm trên nền tảng công nghệ ví dụ như E- banking, Mobile Banking hay Cloud Banking , ứng dụng công nghệ core banking hoă ̣c Oceanbank có thể lựa cho ̣n phương hướng sáp nhâ ̣p vào với mô ̣t ngân hàng lớn hơn để quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Các chính sách yêu cầu tăng vốn của các ngân hàng để đảm bảo mức vốn tự có theo chuẩn mực an toàn vốn Basel II đến năm 2015 của Chính phủ và NHNN sẽ là một trong những chính sách tăng sức ép với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước đối với khu vực. Để đảm bảo đúng lộ trình triển khai của NHNN, OceanBank cần phải có các phương án tăng vốn và nâng cao chất lượng dịch vụ và đặt hiệu quả lợi nhuận là thước đo quan trọng để tái tạo nguồn vốn của OceanBank theo yêu cầu lộ trình tăng vốn của NHNN đến năm 2015.

Kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu là chính sách ưu tiên hàng đầu của NHNN góp phần làm sạch lại bảng cân đối kế toán theo hướng lành mạnh đúng tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Xử lý nợ xấu là vấn đề sống còn của các NHTM, trong đó OceanBank sẽ vẫn tiếp tục thực hiện theo định hướng của NHNN để giảm thiểu rủi ro bằng cách phân loại các loại hình nợ xấu để đề xuất phù hợp với NHNN xử lý theo đúng chủ trương của Chính phủ thông qua bán nợ xấu cho DATC, chuyển nợ thành vốn góp, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, xóa nợ bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, các quy định, chính sách thoái vốn đầu tư từ những ngành, lĩnh vực phi tài chính, lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro, sẽ được Chính phủ cam kết, khuyến khích dịch chuyển sang tập trung tín dụng vào ngành lĩnh vực then chốt , thuộc 3 khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Đó là, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, ưu tiên vốn tín dụng thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế. Với vị thế sẵn có của OceanBank, đây cũng là một cơ hội để ngân hàng cân đối lại mục tiêu định hướng chiến lược kinh doanh. OceanBank sẽ rà soát đánh giá lại danh mục đầu tư, tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh lõi, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và

phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Ngoài ra, trong kế hoạch định hướng chiến lược, OceanBank cũng sẽ rà soát đánh giá lại hệ thống quản trị, cơ cấu vốn cổ đông, đề xuất giải pháp ưu tiên nâng cao năng lực quản trị lãnh đạo, đổi mới nâng cao hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ, tăng tính minh bạch hóa trong quá trình quản lý. Cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành, triển khai các quy trình chính sách kinh doanh nội bộ hiệu quả, tiên tiến phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đã và đang được OceanBank thực hiện theo đúng chủ trương Chính phủ đề ra.

Ngành ngân hàng đang trải qua giai đoạn chuyển dịch và khôi phục lòng tin của khác hàng vốn ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn và các sản phẩm của ngân hàng dễ sử dụng hơn. Mặt khác, việc cải cách các quy định và thể chế liên quan đến vốn và quản lý rủi ro cũng cần được các ngân hàng ưu tiên thực hiện. Hơn nữa, sự suy giảm trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu đã biến việc cải tiến hiệu quả hoạt động thành vấn đề chiến lược đối với các ngân hàng. Việc giải quyết các vấn đề như tính hiệu quả của các kênh phân phối hiện tại, công nghệ lạc hậu, chi phí hoạt động cao và các quy trình vận hành phức tạp đã trở thành vấn đề cấp bách của ngành ngân hàng. Vì vậy, tầm quan trọng của công nghệ trong việc hỗ trợ ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao. Do vậy, các ngân hàng đang chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị có ứng dụng CNTT và tăng cường việc tuân thủ/chấp hành các quy định, thể chế. Điều này được thể hiện qua việc ngành ngân hàng toàn cầu dự kiến sẽ tăng 3,8% ngân sách đầu tư cho CNTT trong giai đoạn 2011 đến 2015 và dự kiến sẽ đạt 70 tỷ USD năm 2015. Các xu hướng công nghệ mới như: tập trung vào các công nghệ quản trị ngân hàng từ xa, hệ thống phân tích thông tin nghiệp vụ theo dõi các giao dịch ngân hàng, các công nghệ thanh toán doanh nghiệp, hệ thống công

nghệ đa kênh sẽ được các ngân hàng chú trọng trong thời gian tới và đó cũng là một phần quan trọng trong vấn đế cơ cấu lại các ngân hàng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)