Phương án 1: Tự tái cơ cấu tổ chức.
- Bước 1: Tập trung xử lý nợ xấu kể cả phải bán các dự án bất động sản, chứng khoán,…để thu hồi vốn chủ sở hữu vì hiện nay việc trích lập dự phòng xử lý nợ xấu đã ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
- Bước 2: Kiện toàn lại bộ máy nhân sự, đặc biệt là vị trí lãnh đạo cao nhất. Rà soát nhân sự, cán bộ nhân viên năng suất lao động kém buộc thôi việc,…
- Bước 3: Công tác phát triển mạng lưới cần được xem xét lại. Các chi nhánh/PGD hoạt động kém hiệu quả, mang lại lợi nhuận thấp thì sáp nhập với một chi nhánh/PGD khác, nhằm thu gọn lại hệ thống, tránh đẩy chi phí hoạt động lên quá lớn.
- Bước 4: Xây dựng một chương trình hành động cụ thể tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ, đầu tư cải tiến hệ thống công nghệ thông tin.
- Bước 5: Xây dựng lại bộ khung đánh giá năng lực quản trị, nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Bước 6: Tập trung đào tạo cán bộ nhân viên có năng lực cao, nghiệp vụ tốt. - Bước 7: Định kỳ hàng quý đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro theo phương hướng kinh doanh mới để điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Phương án 2: Sáp nhập với một tổ chức tín dụng khác.
- Bước 1: Tập trung rà soát lại nhân sự, đánh giá năng lực của từng nhân viên để kiện toàn lại hệ thống nhân sự, chuẩn bị cho việc sáp nhập.
- Bước 2: Định giá lại toàn bộ tài sản của Oceanbank, chuẩn bị cho sáp nhập. - Bước 3: Tìm kiếm đối tác để sẵn sàng cho việc sáp nhập.
- Bước 4: Hoàn tất việc sáp nhập với một ngân hàng có tiềm lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị tốt.
- Bước 5: Tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của Oceanbank sau sáp nhập và nhất quán với đơn vị nhận sáp nhập.
Trên đây là hai hướng giải quyết đối với tình hình thực tế tại Oceanbank. Tuy nhiên, trên quan điểm của một nhân viên đã có thâm niên công tác tại Oceanbank, tác giả khuyến nghị Oceanbank nên sáp nhập với một ngân hàng có năng lực tài chính, quản trị. Bởi, thứ nhất, tình hình hiện tại của Oceanbank đã chuyển hướng xấu rất nghiêm trọng khi đã gần nửa năm ngân hàng hầu như không hoạt động, trong khi chi phí hoạt động ngân hàng vẫn giữ nguyên. Thứ 2, Oceanbank đang nằm trong diện kiểm soát đặc biệt của NHNN nên việc sáp nhập chỉ là sớm hay muộn. Thứ 3, Oceanbank vẫn đang có những dự án bất động sản lớn nên việc sáp nhập với một ngân hàng khác để phát huy những tiềm năng sẵn có là hướng đi sáng suốt mà ban lãnh đạo ngân hàng nên xem xét. Chính vì vậy, sáp nhập với một tổ chức tín dụng có năng lực tài chính cũng như quản trị tốt là phương án tốt nhất và phù hợp nhất cho Oceanbank thời điểm hiện tại.
KẾT LUẬN
Giai đoạn sắp tới là bước hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế quốc tế. Nó sẽ mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng. Nhưng nó cũng mang đến không ít những thách thức khi các ngân hàng nước ngoài đã mở rộng hoạt động, tham gia thị trường tài chính Việt Nam. Chính vì vậy, Oceanbank nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung cần xây dựng chiến lược kinh doanh nắm bắt được xu thế của thời đại để phát triển an toàn, bền vững.
Qua hơn 8 năm chuyển đổi mô hình và phát triển, Oceanbank đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng cho thấy ngân hàng đã lựa chọn hướng đi phù hợp và đúng đắn. Tuy nhiên, lộ trình hội nhập kinh tế ngày càng đến gần, Oceanbank cần phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp từ nay cho đến năm 2020, kết hợp tốt giữa những thế mạnh về nguồn lực bên trong và các cơ hội do hội nhập mang lại, tiến tới phát triển thành một trong những tổ chức tài chính hàng đầu Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài và tình hình nội bộ bên trong ngân hàng, luận văn đã xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng TMCP Đại Dương với các mục tiêu cụ thể đến năm 2017 và đề xuất một số giải pháp cũng như các bước để thực hiện chiến lược đó. Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để đảm bảo phát triển nhanh và đúng hướng, Oceanbank cần phải thường xuyên xem xét, rà soát, điều chỉnh mục tiêu và phương châm hoạt động cho tình hình mới. Bên cạnh đó, việc một số lãnh đạo cấp cao của Oceanbank vướng vào vòng lao lý cũng là một khó khăn rất lớn, đòi hỏi ngân hàng cần phải khắc phục một cách nhanh chóng để chiến lược kinh doanh được thực hiện đồng bộ, đúng hướng.
Chiến lược kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc chính vào nỗ lực bản thân của Oceanbank. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò và sự hỗ trợ nhiều mặt đến từ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là NHNN. Do đó, luận văn kiến nghị NHNN tạo mọi điều kiện thuận lợi để Oceanbank tái cấu trúc thành công và có định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Với sự lao động nghiêm túc của bản thân, trên cơ sở kế thừa của những người đi trước, luận văn cơ bản đã hoàn thành được một số vấn đề cơ bản: lý thuyết về xây dựng chiến lược kinh doanh; phân tích, đánh giá nguồn lực nội tại của ngân hàng; phân tích môi trường kinh doanh ngân hàng; đưa ra chiến lược tổng thể, chiến lược kinh doanh cho Oceanbank trong giai đoạn tới; đề xuất một số giải pháp, quy trình phù hợp để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Thái Bá Cần và Trần Nguyên Nam, 2004. Phát triển thị trường dịch vụ
tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Hà Nội: NXB Tài chính.
2. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2003. Chiến lược và chính sách kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống kê.
3. Đào Duy Huân, 2007. Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế. Hà Nội: NXB Thống kê.
4. Micheal Porter, 1996. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật.
5. Ngân hàng TMCP Đại Dương, 2012 – 06/2014. Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Đại Dương.
6. Ngân hàng TMCP Đại Dương, 2013. Phương án cơ cấu lại Ngân hàng
TMCP Đại Dương giai đoạn 2013 – 2018.
7. Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính. 8. Robert S.Kaplan and David P.Norton, 2003. Bản đồ chiến lược . Hà Nội: NXB Trẻ.
9. Ngô Kim Thanh và Lê Văn Tâm, 2009. Giáo trình quản trị chiến lược.
Hà Nội: Trường Đại học kinh tế quốc dân.
10. Phan Thị Ngọc Thuận, 2005. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Trường Đại học bách khoa Hà Nội –
Khoa kinh tế và quản lý.
II. Website
11. Yếu tố nguồn nhân lực
<https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/091228.html> [Ngày truy cập: 15/12/2014]
12. Chiến lược và xây dựng chiến lược < HYPERLINK "http://www.sbv.gov.vn/.../idcplg" www.sbv.gov.vn/.../idcplg > [Ngày truy cập: 30/01/2015]
13. Báo cáo tài chính <http://oceanbank.vn/thong-tin-co-dong/bao- cao.html> [Ngày truy cập: 02/11/2014]
14. Đề án 254 về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại
<http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm207/vict207;jsess ionid=z5DVVTlTdwpllkqHFgz7YkJyk94VrBQ5n9ymmhlLG7JknFr7y6DX! 580332649!NONE?dDocName=CNTHWEBAP01162511190&_afrLoop=34 54970407151100&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afr WindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D3454970407151100%26dDocName%3 DCNTHWEBAP01162511190%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl- state%3D1cqyygn41f_4> [Ngày truy cập: 02/12/2014]