Những hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh doanh tại Oceanbank

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 68 - 71)

Việc phân tích 5 yếu tố của mô hình CAMEL cho chúng ta thấy một số hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đại Dương. Có thể kể đến như:

- Tỷ lệ tài sản có rủi ro/ Tổng tài sản ở mức cao. Chứng tỏ rằng việc triển khai các chiến lược kinh doanh của Oceanbank gặp nhiều vấn đề, Cụ thể, việc triển khai các hoạt động kinh doanh như: chứng khoán kinh doanh, cho vay khách hàng,…có thể gặp nhiều rủi ro trong công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro.

- Về quản trị: Oceanbank đang gặp những vấn đề lớn trong quản trị rủi ro hệ thống. Trong những năm qua, tín dụng tại Oceanbank tăng trưởng nóng nên công tác quản trị rủi ro không được quan tâm đúng mức. Nhân sự Oceanbank gặp nhiều bất ổn khi hàng loạt lãnh đạo cấp cao vướng vòng lao lý gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của CBNV ngân hàng.

- Các chiến lược kinh doanh triển khai không hiệu quả nên lợi nhuận Oceanbank liên tục giảm qua các năm. Nợ xấu tăng cao, mức trích lập dự phòng rủi ro tăng cũng khiến cho chỉ tiêu lợi nhuận sụt giảm đáng kể.

- Hiện tại, các hoạt động tại Oceanbank vẫn đang tạm dừng do các lãnh đạo vướng vòng lao lý, ngân hàng thì nằm trong diện kiểm soát đặc biệt của NHNN. Các khoản tín dụng tạm ngừng giải ngân, các hoạt động khác cũng rơi vào tình trạng trì trệ. Trong giai đoạn tái cơ cấu này, nhân sự tại Oceanbank cũng có biến động lớn. Định biên nhân sự các phòng, ban, chi nhánh giảm đáng kể. Bên cạnh đó, hàng loạt nhân viên tại Oceanbank đổ xô đi xin việc tại các ngân hàng khác do mức thu nhập hiện tại ở Oceanbank không đáp ứng được nhu cầu của họ.

Từ những hạn chế - tồn tại trên, việc xây dựng chiến lược kinh doanh mới, tái cơ cấu lại hoạt động tại Oceanbank là cấp thiết. Nhận thấy vấn đề này,

NHNN đã chỉ đạo ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cử người sang hỗ trợ Oceanbank tái cơ cấu lại hoạt động, xử lý dứt điểm nợ xấu đồng thời xây dựng các chiến lược kinh doanh cho ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề ổn định lại cơ cấu nhân sự là việc đầu tiên ngân hàng TMCP Công thương cần làm để tái thiết Oceanbank.

CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Sau khi đã phân tích tình hình tài chính, thực trạng hoạt động của Oceanbank trong thời gian qua, ở chương này, tác giả sẽ tiếp tục có những phân tích, đánh giá các yếu tố năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra những chiến lược tổng thể cũng như những chiến lược kinh doanh cho ngân hàng trong thời gian tới. Sau đó, tác giả sẽ xây dựng một quy trình các bước thực hiện để ngân hàng tham khảo áp dụng cho chiến lược kinh doanh mới này.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)