Đánh giá theo tiêu chí quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 75 - 79)

Đánh giá kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý NSNN tại huyện Đức Thọ theo nhóm tiêu chí đã trình bày tại mục 1.2.2.5 của Chƣơng I, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc nhƣ đã trình bày ở Chƣơng II. Kết quả phỏng vấn cụ thể nhƣ sau:

3.4.1.1. Theo nhóm tiêu chí đánh giá về lập dự toán NSNN cấp huyện

Nhóm tiêu chí này gồm 2 tiêu chí đánh giá, theo kết quả phỏng vấn cho thấy. Trong 2 tiêu chí đƣợc đƣa ra thảo luận, Tiêu chí "Lập dự toán tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn liên quan" đƣợc

tất cả 6 chuyên gia tham gia phỏng vấn đều cho rằng công tác lập dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán thuộc huyện thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

"Quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện khá đầy đủ, chi tiết, rõ ràng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo Luật NSNN và các văn bản quy

68

phạm pháp luật liên quan; điều này góp phần nâng cao chất lượng công tác dự toán tại các đơn vị dự toán, UBND các xã, thị trấn sát với tình hình thực tế địa phương và phù hợp với định hướng phân bổ ngân sách của HĐND huyện. (Ông

Trần Hữu Hùng; Trƣởng Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Đức Thọ).

Tiêu chí "Tính khả thi trong công tác lập dự toán" tất cả chuyên gia phỏng đều cho rằng công tác lập dự toán ngân sách nhà nƣớc có tính khả thi, đơn vị lập dự toán đã bám sát tình hình thực tế địa phƣơng.

3.4.1.2. Theo nhóm tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán NSNN cấp huyện

Nhóm tiêu chí này gồm 7 tiêu chí đánh giá, trong đó có 4 tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán thu NSNN cấp huyện và 3 tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện. Dựa theo kết quả phỏng vấn cho thấy:

Tiêu chí “Thu theo dự toán” cả 6 chuyên gia đƣợc phỏng vấn cho rằng

huyện Đức Thọ đã thực hiện tốt công tác thu ngân sách, hầu hết các khoản thu đều đạt, vƣợt dự toán.

Tiêu chí "Thu đúng, thu đủ theo luật định" nhận đƣợc các ý kiến đánh giá trái chiều từ các chuyên gia. Có 3 chuyên gia cho rằng công tác thu trên địa bản nhìn chung đã đạt đƣợc kết quả cao, đảm bảo thu đúng đối tƣợng, đúng nội dung theo mục lục NSNN. Còn lại 3 chuyên gia đồng ý ở mức độ trung bình bởi lẽ bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì thực tế tình trạng trốn thuế, thất thu thuế còn lớn đặc biệt ở các hộ kinh doanh cá thể; ngoài ra nợ đọng thuế vẫn đang diễn ra ở một vài doanh nghiệp.

Tiêu chí "Tổ chức bộ máy quản lý thu và cải cách thủ tục hành chính trong

hoạt động thu ngân sách" nhận đƣợc phản hồi tích cực từ ý kiến của các chuyên

gia, hầu hết đều cho rằng tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách đã không ngừng đƣợc cũng cố, chất lƣợng đội ngũ cán bộ ngày càng đƣợc nâng cao về trình độ.

"Ngành thuế đã tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính bằng việc thực hiện cơ chế "Một cửa liên thông", hoàn thiện các quy trình quản lý thuế, quy trình tự kê khai qua mạng, tự nộp thuế điện tử theo hướng công khai, minh bạch, gọn nhẹ. Qua công tác này đã nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế; đồng thời tránh sự sách nhiểu, phiền hà của cán bộ, công chức ngành thuế; tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho các cơ quan, đơn vị và công dân".

69

Tiêu chí "Tỷ lệ động viên thu NSNN vào tổng giá trị sản xuất" đều đƣợc

các chuyên gia đánh giá ở mức cao, theo các chuyên gia thì tỷ lệ động viên thu NSNN vào tổng giá trị sản phẩm huyện Đức Thọ (GDP) xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2010-2014.

Tiêu chí "Chi theo dự toán" đƣợc các chuyên giá đánh giá với mức đồng ý rất thấp. Cả 6 chuyên gia đƣợc đánh giá đều thống nhất cho rằng công tác này thực hiện chƣa tốt, chi NSNN hàng năm vƣợt dự toán lớn.

Tiêu chí "Chi ngân sách cấp huyện dựa trên cơ sở nguồn thu NSNN cấp huyện" đƣợc 6 chuyên gia đánh giá cao, các chuyên gia đƣợc phỏng vấn đều cho

rằng chi NSNN cấp huyện đã bám sát nguồn thu ngân sách huyện.

Tiêu chí "Chi phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả" nhận đƣợc nhiều ý kiến

đánh giá trái chiều của các chuyên gia. Trong 6 chuyên gia đƣợc phỏng vấn thì 4 chuyên gia cho rằng chi ngân sách nhà nƣớc đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp đáng kể vào tốc động tăng trƣởng kinh tế và tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời. Còn lại 2 chuyên gia đánh giá ở mức đồng ý thấp, theo các chuyên gia bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì chi ngân sách còn có những hạn chế cần khắc phục nhƣ: Việc triển khai chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp và cơ quan hành chính Nhà nƣớc còn chậm; việc sử dụng vốn đầu tƣ còn dàn trãi, phân tán...

3.4.1.3. Theo nhóm tiêu chí đánh giá quyết toán NSNN cấp huyện

Nhóm tiêu chí này gồm 3 tiêu chí đánh giá, kết quả phỏng vấn cho kết quả nhƣ sau:

Tiêu chí "Số liệu báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung báo cáo đúng các nội dung ghi trong dự toán và đúng hệ thống mục lục NSNN"

đƣợc các chuyên gia đánh giá cao nhất; cả 6 chuyên gia đều cho rằng công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lƣợng báo cáo quyết toán ngày càng đƣợc nâng cao.

"Công tác lập báo cáo quyết toán của UBND các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán thụ hưởng NSNN được Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định chi tiết từng nội dung theo mục lục NSNN có xác nhận của KBNN để kiểm tra tính chính

70

xác tập trung tối đa nguồn lực để thực hiện. Nếu phát hiện những nội dung chưa phù hợp chúng tôi yêu cầu chỉnh sửa. Trường hợp phát hiện những khoản thu, chi bất hợp pháp, vượt định mức, chế độ thì phòng sẽ có ý kiến tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi nộp NSNN theo quy định. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng công tác lập báo cáo quyết toán của các đơn vị những năm vừa qua". (Ông Trần Hữu Hùng; Trƣởng Phòng Tài Chính -

Kế hoạch huyện Đức Thọ).

Tiêu chí "Báo cáo quyết toán đảm bảo đúng quy định về thời gian" đƣợc

các chuyên gia đánh giá mức độ trung bình. Trong 6 chuyên gia đƣợc đánh giá, chỉ 2 chuyên gia cho rằng các đơn vị chấp hành tốt quy định về thời gian nộp báo cáo quyết toán. Còn lại thì cho rằng vẫn còn một số đơn vị dự toán và UBND xã nộp chậm báo cáo quyết toán, đặc biệt là báo cáo quyết toán quý.

Tiêu chí "Báo cáo quyết toán phải báo cáo được tính hiệu lực, hiệu quả của thu chi ngân sách"đƣợc các chuyên gia đánh giá ở mức độ đồng ý rất thấp. Cả 6 chuyên gia đều cho rằng báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị đúng quy định nhƣng chất lƣợng không cao, báo cáo chỉ đơn thuần phản ánh số liệu, thuyết minh sơ sài; vì vậy rất khó khăn cho công tác thẩm định quyết toán của HĐND, thiếu đánh giá nguyên nhân tăng hoặc giảm nguồn thu và khoản chi, đánh giá tính hiệu quả công tác thu chi để có thể đƣa ra giải pháp phù hợp.

"Công tác quyết toán của các đơn vị mới chỉ dừng lại ở báo cáo thu - chi ngân sách chi tiết theo nội dung mục lục NSNN; chưa thể hiện được nguồn thu đã được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả và đảm bảo tiết kiệm; có nghĩa quyết toán phải báo cáo được tính hiệu lực, hiệu quả của thu chi ngân sách. Đây là cơ sở để cơ quan quản lý rút ra kinh nghiệm để nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả quản lý chi NSNN". (Ông Lê Trung Dũng, Phó Phòng Tài Chính - Kế

hoạch huyện Đức Thọ).

3.4.1.4. Theo nhóm tiêu chí đánh giá thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện

Nhóm tiêu chí này gồm 3 tiêu chí đánh giá, kết quả phỏng vấn cho kết quả nhƣ sau:

Trong 3 tiêu chí đƣa ra để đánh giá chỉ có Tiêu chí "Chấp hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm" đƣợc các chuyên gia thống nhất cho rằng: UBND

71

huyện đã chỉ đạo các đơn vị chấp hành tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Bên cạnh việc kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch hàng năm UBND còn tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý NSNN.

Tiêu chí "Tính động viên, khuyến khích" đƣợc 6 chuyên gia đánh giá cho

rằng công tác thanh tra, kiểm tra chƣa thực sự có tính động viên khuyến khích; những đơn vị thực hiện tốt, hoàn thành xuất sắc công tác quản lý NSNN chƣa có mức thƣởng tƣơng xứng.

Trong khi đó Tiêu chí "Xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra" có mức độ

đồng ý thấp. Cả 6 chuyên gia đều cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù đã góp phần chấn chỉnh, ngăn ngừa các vi phạm trong công tác quản lý điều hành ngân sách tại các đơn vị; tuy nhiên, việc xử lý chủ yếu dừng ở mức nhắc nhở và mang tính hình thức, chƣa đủ sức răn đe.

“Ban kiểm tra, thanh tra đã có những kết luận và được các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra. Nhưng việc thu hồi các khoản chi sử dụng sai mục đích và kinh phí thất thoát trong quản lý, điều hành NSNN còn chậm theo thời gian quy định, còn nhiều nội dung không thu hồi được nhưng chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu. Còn về xử lý kỷ luật cán bộ vị phạm, chính quyền cấp huyện đã xử lý kịp thời nhưng chưa tương xứng với lỗi vi phạm”. (Ông Nguyễn Minh Tài; Chủ nghiệm Ủy ban kiểm tra huyện Đức Thọ).

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)