Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 36)

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Năm 2012, một số chỉ tiêu thu NSNN thị xã Chí Linh vƣợt chi tiêu đƣợc giao; Cụ thể: thu thuế ngoài quốc doanh đạt 112,6% dự toán; thu phí - lệ phí trƣớc bạ đạt 106% dự toán. Trong quá trình quản lý thu chi NSNN; cấp ủy và chính quyền địa phƣơng đã chỉ đạo sát sao chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra các khoản thu chi ngân sách ngay từ đầu năm, hạn chế sự gia tăng quá mức chi, nên việc chi đƣợc bám sát dự toán. Chi đầu tƣ phát triển phải phù hợp với kế hoạch phát triển KTXH, tập trung vốn để hoàn thành và đảm bảo tiến độ thực các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KTXH của địa phƣơng. Chi tiêu dùng tiết kiệm nhằm phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng và cơ sở.

Năm 2013 thật sự là một năm đầy thách thức đối với công tác thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã Chí Linh, do những tác động bất lợi từ diễn biến phức tạp, bất ổn của tình hình kinh tế trong nƣớc, cũng nhƣ những khó khăn của kinh tế trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, thu NSNN huyện đã đạt đƣợc kết quả khả quan: Thu NSNN bằng 69% dự toán năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2012. Một số khoản thu đạt cao là thu thuế công thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh tăng 27% , thuế thu nhập cá nhân tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2012. Có đƣợc những kết quả trên là do:

Chi cục Thuế thị xã Chí Linh đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế; thực hiện ký kết ủy nhiệm thu với Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Chí Linh đảm bảo các cá nhân, tổ chức nộp thuế nhanh chóng, thuận tiện;

Chi cục thuế luôn coi trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế để các cá nhân, tổ chức hiểu và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế; Hàng năm, Chi cục thuế tổ chức ít nhất 2 cuộc gặp gỡ, đối thoại với ngƣời nộp thuế, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về các chính sách thuế.

26

Thƣờng xuyên ra soát các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để bổ sung vào sổ bộ thuế. Công khai các khoản thu đến từng đối tƣợng nộp thuế, quản lý thuế đúng quy trình đăng ký, cấp mã số thuế. Đối với các hộ sản xuất kinh doanh có doanh thu lớn, chi cục yêu cầu niêm yết công khai giá bán hàng hóa, khi bán phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ cho ngƣời mua. Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn so thực tế.

Thành lập tổ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Chi cục thuế kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trƣờng hợp gian lận, trốn thuế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, xác minh các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý thuế. Tập trung kiểm tra các đơn vị cơ sở nợ đọng thuế, phối hợp khai thác thông tin trên tài khoản giao dịch và phát lệnh thu qua ngân hàng đối với một số đơn vị nợ đọng thuế kéo dài. Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định về thuế của cán bộ, công chức thuế của các đội thuế.

Những giải pháp Chi cục thuế đƣa ra đã góp phần hạn chế tình trạng thất thu thuế trên địa bàn. Đặc biệt, tình trạng nợ đọng thuế, chầy ỳ ngân sách ngày càng giảm mạnh...

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc thực hiện năm 2013 là: 180,5 tỷ đồng, đạt 151,4% so dự toán pháp lệnh, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2012. Riêng chỉ tiêu thuế ngoài quốc doanh thu đƣợc: 24,6 tỷ đồng, đạt 122,5% so dự toán pháp lệnh, tăng 28% so cùng kỳ; Một số sắc thuế khác thu đạt cao là: Thuế môn bài; Thuế GTGT và TNDN; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Tiền thuê đất; Lệ phí trƣớc bạ...

Đóng góp phần đáng kể cho những thành công trên, đó là do ngành Thuế Hƣng Hà đã triển khai nhiều giải pháp mang lại hiệu quả cao: Tham mƣu kịp thời với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng chỉ đạo quản lý tốt các nguồn thu phát sinh trên địa bàn; Phối hợp tích cực trong việc đôn đốc thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vừa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, vừa giảm bớt

27

chi phí cho ngƣời nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Tăng cƣờng phối hợp kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan nhƣ: Kho Bạc Nhà nƣớc, Phòng Tài chính Kế hoạch, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Viễn thông Hƣng Hà… để phát triển và mở rộng thêm nhiều hình thức nộp thuế, bảo đảm việc chấp hành pháp luật thuế ngày càng đơn giản, thuận tiện. Tổ chức, rà soát, bố trí, cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hƣớng tăng cƣờng lực lƣợng cho các bộ phận trọng yếu, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến đi đôi với việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh hoá đơn; Phân tích các trƣờng hợp rủi ro cao về thuế. Tham mƣu trình lãnh đạo UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách Nhà nƣớc để tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, quyết tâm hoàn thành tốt dự toán thu đƣợc giao.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý NSNN ở huyện Tiền Hải, Thái Bình

Tổng thu NSNN trên địa bàn Tiền Hải năm 2013 đạt 847.388 triệu đồng, bằng 195% dự toán tỉnh giao và bằng 134% dự toán HÐND huyện giao, tăng 7% so với năm 2012. Trong 7 mục thu, trừ tiền sử dụng đất đạt 100% dự toán (38 tỷ đồng), còn 6 mục thu khác đều đạt từ 115% đến 400% so với dự toán đề ra. Là huyện có khu công nghiệp tập trung và 2 cụm công nghiệp, mặc dù năm 2013 là năm còn chịu nhiều ảnh hƣởng suy thoái kinh tế toàn cầu, chịu hậu quả của 2 cơn bão (số 8 năm 2012, số 14 năm 2013), Tiền Hải vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa đẩy mạnh chống thất thu thuế nên về phƣơng diện thu NSNN qua các bộ luật thuế vẫn bảo đảm đƣợc tiến độ thu.

Năm 2013 cũng là năm toàn huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản nông thôn mới nên trên địa bàn một số xã có từ 2 - 3 công trình xây dựng. Ðể thu đƣợc thuế xây dựng cơ bản vãng lai, ngành Tài chính, ngành Thuế, Phòng Công Thƣơng, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuế ở lĩnh vực này thu về NSNN cũng đạt cao nhất từ trƣớc tới nay.

28

Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi NSNN ở cả 2 cấp (huyện và xã) đều vƣợt kế hoạch. Toàn huyện chi NSNN năm 2013 đạt 817.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9% so với năm 2012. Tiền Hải tập trung ƣu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Khoản chi này mặc dù chƣa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, nhƣ khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhƣng yêu cầu chuyển thanh toán sang liên độ tài chính năm 2014. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vƣợt dự toán.

Nguyên nhân thu, chi NSNN năm 2013 có kết quả nêu trên đƣợc huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, năm 2013 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trƣớc đây để các ngành và các địa phƣơng xây dựng dự toán và các chƣơng trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng đƣợc tăng cƣờng qua nhiều khâu. Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cƣờng cán bộ giám sát, mặt khác thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dƣỡng kiến thức thu, chi ngân sách xã. Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã.

Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý chi NSNN trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chƣa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi nhƣ dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thƣờng xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lƣơng…

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 36)