Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 42)

Với thông tin thứ cấp:

Từ các số liệu thu thập đƣợc, tác giả xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình quản lý NSNN của huyện Đức Thọ trong giai đoạn 2010-2014. Các số liệu thu thập đƣợc đã đƣợc mã hóa và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Excel.

Với thông tin sơ cấp:

Các dữ liệu thu thập từ phỏng vấn có thể dƣới dạng ghi chép, ghi âm, hình ảnh.... mỗi cuộc phỏng vấn, tác giả thực hiện chuyển các dữ liệu này vào máy và thực hiện xử lý số liệu nhƣ sau:

- Xác định danh mục, các chủ đề đƣợc nói tới trong dữ liệu:

Để thực hiện đƣợc điều này, tác giả đọc qua một lần toàn bộ file dữ liệu; sau đó tiếp tục đọc lại lần nữa, lần này đọc từng đoạn và gắn cho từng đoạn dữ liệu một từ hoặc cụm từ chìa khóa. Từ chìa khóa này là từ mô tả sát nhất nội dung của đoạn phỏng vấn (chẳng hạn cụm từ mổ tả là "pháp lý"). Thực hiện liệt kê các từ/cụm từ chìa khóa mình đã ghi lại. Kết quả bƣớc này là một danh mục dài các từ khóa thể hiện ý tƣởng chính của mỗi đoạn dữ liệu.

Đọc kỹ danh mục các từ khóa ở trên, nếu thấy các danh mục dù tên khác nhau nhƣng có điểm tƣơng đồng thì thực hiện nhóm lại và đặt tên khác (chẳng hạn từ khóa "pháp lý" và "văn bản pháp luật" chuyển thành tên "hệ thống

34

Tiếp tục tìm kiến các từ khóa có nghĩa tƣơng đồng và nhóm lại cho đến khi thấy mã rất khác biệt, phản ánh những khái niệm, ý tƣởng, nhân tố khác biệt thì dừng lại và thực hiện đặt tên cho nhóm.

- Tìm mối quan hệ giữa các từ khóa của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn: Mục đích của bƣớc này là xem các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn có quan điểm nhƣ thế nào về vấn đề đang bàn luận; chẳng hạn về từ khóa "hệ thống pháp luật", tác giả xem xét các đối tƣợng có quan điểm nhƣ thế nào về ảnh hƣởng của "hệ

thống pháp luật" tới công tác quản lý NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 42)