1.2.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội
Ngân sách nhà nƣớc là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động từ các yếu tố này, cũng nhƣ các chính sách kinh tế - xã hội tƣơng ứng.
- Về kinh tế:
Kinh tế và nguồn lực tài chính có mối quan hệ chặt chẽ, trong mối quan hệ này kinh tế giữ vai trò quyết định. Kinh tế tăng trƣởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc cho nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định thì vai trò của NSNN càng đƣợc nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
- Về chính trị - xã hội:
24
nguồn tài nguyên cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trƣờng để thu hút các nguồn đầu tƣ trong và ngoài địa phƣơng; thúc đẩy quá trình tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng nguồn lực tài chính mà trong đó NSNN giữ vai trò chủ đạo.
1.2.3.2. Chính sách và thể chế kinh tế
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng nhƣ các nguồn lực bên ngoài. Theo đó, nguồn lƣ̣c tài chính cũng gia tăng.
1.2.3.3. Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước
Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nƣớc, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, nâng cao quyền tự quyết của ngân sách cấp dƣới trong hệ thống NSNN sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, minh bạch, hiệu quả trong quản lý NSNN nhằm làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.
1.2.3.4. Năng lực phẩm chất cán bộ và bộ máy quản lý NSNN
Trong hoạt động NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng, nhân tố con ngƣời đóng vai trò quan trọng, ảnh hƣởng tới quản lý NSNN. Trong trƣờng hợp đội ngũ cán bộ quản lý NSNN có trình độ chuyên môn tốt sẽ hạn chế đƣợc sai sót, thất thoát ngân sách; nếu đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách có trình độ, năng lực hạn chế thì hoạt động quản lý NSNN gặp nhiều khó khăn từ đó dẫn đến những thiếu sót nhất định.
Cơ cấu tổ chức bộ máy nói đến ở đây là việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp trong hoạt động quản lý NSNN cấ huyện. Trong trƣờng hợp quy định không rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện công tác quản lý NSNN.
1.2.3.5. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN
Phát triển hệ thống thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách là nhiệm vụ quan trọng; nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý NSNN, giảm thiểu tiêu cực và tăng tính lành mạnh tài chính. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sẽ tạo thuận lợi cho ngƣời dân, doanh nghiệp trong giao dịch liên quan thu chi NSNN.
25