Vận động nhà khoa học tham gia phát triển khoa học nông nghiệp-

Một phần của tài liệu Công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Vận động nhà khoa học tham gia phát triển khoa học nông nghiệp-

nghiệp - nông thôn

Trên cơ sở xác định khoa học - công nghệ là "chìa khoá" cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh đã tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đang hoạt động trong các tổ chức hội trên địa bàn, điều hòa và phối hợp hoạt động nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời, xác định việc vận động, tập hợp trí thức là nhiệm vụ trọng tâm, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật đã triển khai nhiều hoạt động tập hợp trí thức trên mọi miền đất nước để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện; ứng dụng chuyển giao công nghệ; tham gia đóng góp vào các chủ trương, chính sách, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông thôn của tỉnh nói riêng.

Để có một đội ngũ trí thức đông đảo, góp phần to lớn vào sự phát triển của tỉnh, ngoài truyền thống hiếu học của vùng đất địa linh nhân kiệt, một yếu tố không kém phần quan trọng đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức. Nhận thức rõ vai trò của khoa học và công nghệ cũng như vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn phát triển mới của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khoá XV đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về việc tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao vai trò, hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật và của đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2002 - 2005 và những năm tiếp theo. Thể chế hóa chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 822/2002/QĐ-UBND, ngày 17/4/2002, Quyết định 41/2005/QĐ-UBND, ngày 26/5/2005 về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài và nhiều quyết định thực hiện trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

35

Theo thống kê, trong giai đoạn 2002 - 2013, Hà Tĩnh có 174 đề tài, dự án khoa học - công nghệ được triển khai trên địa bàn, trong đó có 20 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 154 đề tài, dự án cấp tỉnh và hàng trăm đề tài, dự án, mô hình khoa học - công nghệ cấp cơ sở được triển khai trên địa bàn tỉnh. Khảo sát cho thấy, có 75% kết quả đề tài, dự án triển khai được ứng dụng vào thực tiễn đời sống, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh.

Việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã để lại nhiều dấu ấn rất quan trọng.

Các đề tài, dự án khoa học cũng đã nghiên cứu nguyên nhân và các giải pháp khắc phục hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch; tạo lập, xây dựng hệ thống quản lý nhãn hiệu cam bù Hương Sơn; du nhập giống cam chín muộn V2. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chọn tạo con giống, công nghệ nuôi cá lồng bè, nuôi cá trong bể xi măng, nuôi tôm trên cát… được triển khai, góp phần tăng năng suất, sản lượng và giá trị nghề nuôi trồng thủy sản tại Hà Tĩnh trong những năm qua.

Nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được du nhập và chuyển giao vào sản xuất, như HT9, N34, XT28, X33...; lạc L23, l26, L19; đậu xanh DDX14, DDXVN7; sắn HTL9; bí xanh tre việt, dưa chuột Nhật Bản... đã góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Cùng với đó, ngành khoa học và công nghệ đã chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn như công nghệ lên men vi sinh sản xuất phân bón và các chế phẩm xử lí rác thải sinh hoạt, xử lí môi trường chăn nuôi làm tăng hiệu quả sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Trong những năm tới, nông thôn vẫn là nơi cư trú và nông nghiệp vẫn là việc làm chính của nông dân vì vậy, cần đề ra hàng loạt các giải pháp mang

36

tính cách mạng để về cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020, đã đến lúc chúng ta phải tạo ra bước đột phá thực sự về khoa học kỹ thuật nông nghiệp để gắn các nhà khoa học với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. [43]

Một phần của tài liệu Công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)