7. Kết cấu của luận văn
1.4.1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội VI (1986) là bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng về chủ nghĩa xã hội nói chung, về nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đại hội chỉ rõ, trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trong toàn bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được tách rời nông nghiệp với công nghiệp.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua Đại hội VII và các nghị quyết của Trung ương khóa VII, tiếp tục khẳng định, làm rõ quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ra nghị quyết về: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”, xác định hệ thống quan điểm nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá.
26
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và các Nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị khóa VIII tiếp tục cụ thể hóa hơn nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khóa VIII) chỉ rõ: Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa. Nghị quyết xác định đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn, giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn; phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa.
Đại hội IX của Đảng và nhất là Nghị quyết Trung ương năm về “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010” đã làm rõ hơn những nội dung tổng quát và quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời chỉ rõ định hướng phát triển về kinh tế: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
27
nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội X, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tiếp tục khẳng định những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả v.v...
Như vậy, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn của thời kỳ đầu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước phát triển và hoàn thiện tư duy về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn và coi đó là những vấn đề mang tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về yêu cầu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong tình hình mới, Nghị quyết số 26 - NQ/TW đã xác định cần phải tiếp tục xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
28
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 19/5/2009 "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020". Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
Sau ngày tái lập tỉnh, nhất là từ năm 2001 đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và sự nổ lực của nhân dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu khá toàn diện. Tuy vậy, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Từ đó, Nghị quyết 08-NQ/TU của tỉnh đã xác định mục tiêu: Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại, bền vững. Phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân; từng bước điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Xây dựng nông thôn mới theo hướng truyền thống, văn minh, hiện đại, có kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch không gian làng, xã, quy hoạch kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đảm bảo môi trường sinh thái… Nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, đặc biệt quan tâm vùng miền núi, vùng sâu, vùng tái định cư; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng giai cấp nông dân mới theo ý thức tự vươn lên, có khả năng làm chủ nông thôn mới. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
29