Vận động trí thức làm kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, hưởng ứng

Một phần của tài liệu Công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Vận động trí thức làm kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, hưởng ứng

hưởng ứng các cuộc vận động, trong đó có cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (sản phẩm nông nghiệp)

Phát huy vai trò trong khối đại đoàn kết toàn dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh những năm qua cùng với các đoàn thể đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất; đồng thời, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới. Từ đó góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thay đổi diện mạo làng quê, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Có được kết quả này là do sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp thực hiện của Mặt trận Tổ quốc với các ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự vào cuộc của đội ngũ trí thức tỉnh Hà Tĩnh. Từ trên mọi lĩnh vực hoạt động, trí thức Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, từ đó đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân trong các xã đoàn kết cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh.

Xác định mục tiêu nâng cao đời sống kinh tế cho người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới, vì vậy Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đến cơ sở cùng các đoàn thể tích cực phối hợp với các ngành chức năng tham gia chương trình giảm nghèo, triển khai cụ thể đến cơ sở, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với bà con nông

44

dân; tích cực khai thác các nguồn vốn để hỗ trợ đoàn viên, hội viên mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Phong trào ủng hộ hiến đất, tài sản, tiền của, đóng góp ngày công lao động để xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng nông thôn có sức lan tỏa mạnh, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.

Với mục tiêu chung tay xây dựng nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đến các huyện đã vận động cán bộ, nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Xác định xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, đặc biệt là khu vực nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư; đồng thời, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phát động cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" và lập quỹ "Vì người nghèo" trên toàn quốc, từ năm 2000, Thường trực Măt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Ban vận động "Ngày vì người nghèo" cấp tỉnh và hướng dẫn, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp thành lập Ban vận động và lập quỹ "Vì người nghèo" trong toàn tỉnh.

Trong những năm qua, quỹ "vì người nghèo” cấp huyện đã vận động được hàng chục tỷ đồng, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng dân cư tổ chức động viên thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ tết và đóng góp hàng nghìn ngày công lao động giúp đỡ hộ nghèo gặp khó khăn rủi ro, thiên tai phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo tinh thần Thông báo Kết luận số 264- TB/TW, ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị, trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã có sự chuyển biến sâu rộng trong nhận thức về hàng Việt trong cán

45

bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân; ý thức của người dân về hàng Việt được nâng cao, nhiều người dân Hà Tĩnh đã ưu tiên dùng hàng Việt, nhất là các mặt hàng phân bón, hàng tiêu dùng và hàng dân dụng...

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Trung ương và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh đã đẩy mạnh việc quảng bá, xây dựng thương hiệu doanh nghiêp Việt và sản phẩm Việt. Đặc biệt, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu tái định cư và vùng sâu vùng xa đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có cơ hội quảng bá doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu, tập quán, khả năng tiêu dùng, mở rộng kênh phân phối tại thị trường nông thôn còn giúp người dân có cơ hội tiếp cận nhiền hơn với các sản phẩm mang thương hiệu Việt với giá cả phù hợp, chất lượng từ đó tạo tâm lý ưu chuộng sử dụng hàng Việt.

Nói chung, thông qua các hoạt động của đội ngũ trí thức cũng như nhờ các chính sách vận động trí thức làm kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, hưởng ứng các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông thôn mới nói riêng của tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)