Vận động trí thức là nhà báo tham gia tuyên truyền về nông nghiệp-

Một phần của tài liệu Công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 42 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Vận động trí thức là nhà báo tham gia tuyên truyền về nông nghiệp-

nghiệp - nông thôn

Để tạo được sự đồng thuận của nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Hà Tĩnh quan tâm và đặt ra như là một nội dung quan trọng, đi trước. Trước yêu cầu đó, các cơ quan báo chí ở Hà Tĩnh đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.

Thực tiễn đội ngũ trí thức là nhà báo của tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy tốt vai trò, chức năng của mình, tham gia trực tiếp vào công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống của nông thôn.

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 39 tờ báo, tạp chí, bản tin của các cơ quan trung ương và địa phương được cấp phép hoạt động thường xuyên. Đội ngũ những người làm báo không ngừng phát triển, với lực lượng gần 200 nhà báo và khoảng 450 công tác viên. Đội ngũ này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền đối với bạn đọc trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Bằng tâm huyết nghề nghiệp, các nhà báo đã nỗ lực đi sâu vào thực tiễn xã hội, bám sát, ghi nhận và phản ánh quá trình quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, làm tốt vai trò là những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.

Báo Hà Tĩnh, Hà Tĩnh Điện tử, Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh, Tạp chí Hồng Lĩnh, Tạp chí Thông tin tư tưởng và Đặc san - Hà Tĩnh người làm báo

37

tham gia khá tích cực vào công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhiều bài viết có chất lượng đã phân tích, đánh giá khách quan vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Báo chí Trung ương trên địa bàn đã chủ động tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Nhiều bài viết trên các báo: Nhân dân, Nông thôn Ngày nay, Nông nghiệp Việt Nam, Nhà báo và Công luận, Thanh tra, Tiền Phong, Đại đoàn kết… đã đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình, kết quả phong trào xây dựng nông thôn mới ở một tỉnh nghèo như Hà Tĩnh.

Nói chung, các cơ quan báo chí trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức một cách bài bản, có hệ thống, kịp thời tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; kịp thời cập nhật, chuyển tải những thông tin về tiến độ thực hiện quy hoạch, đề án phát triển sản xuất, hiến đất, kinh nghiệm huy động các nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu giống… Ngay từ ngày đầu, công tác tuyên truyền đã làm cho người dân hiểu được những lợi ích trước mắt, lâu dài và bền vững của chương trình. Đặc biệt, đã thay đổi nhận thức của người dân, từ chỗ hiểu “xây dựng nông thôn là một dự án của Nhà nước” đến nhận thức “xây dựng nông thôn bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực trong dân là chủ yếu”, xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại. Cán bộ, nhân dân đã cơ bản nhận thức rằng, cốt lõi của xây dựng nông thôn mới chính là thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống người dân, từ đó có thể thực hiện nhanh chóng và bền vững các tiêu chí nông thôn mới theo quy định.

Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật không ngừng mở rộng, Bản tin “Khoa học và Cuộc sống”, trang Thông tin điện tử của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Hà Tĩnh được duy trì thường xuyên với những nội dung phong phú, chất lượng. Bản tin Khoa học

38

công nghệ với nông nghiệp, nông thôn mỗi tháng một số gửi miễn phí đến các ngành, các huyện và 262 xã, phường, thị trấn đã kịp thời đưa thông tin về cơ sở, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất, đời sống của bà con nông dân. Qua đó, góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực vượt qua khó khăn; cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung sức, đồng lòng trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Bàn thêm về tính cấp thiết của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, một thực tế là phần lớn cán bộ và nhân dân đang có những biểu hiện lệch lạc trong nhìn nhận việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là người dân - chủ thể thực hiện, lại nhận thức không đầy đủ và toàn diện về nội dung xây dựng nông thôn mới.

Ở một số địa phương, người dân thường mặc nhiên coi việc xây dựng nông thôn mới chỉ là sự đầu tư của cấp trên về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có việc xây dựng “điện, đường, trường, trạm”. Trong khi đó, đây chỉ là một trong 5 nhóm của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí mà trung ương qui định.

Hầu hết người dân ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm xây dựng nông thôn mới. Tại xã Gia Phố (Hương Khê), nhìn chung nhận thức của nhân dân ở đây vẫn không có gì mới mẻ hơn. Dù được trung ương và tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, người dân lại càng coi đây như là một dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và trông chờ sự đổi thay từ nhà ra phố dựa trên sự đầu tư về kinh phí của Nhà nước.

Không chỉ đối với người dân, thực tế hiện nay ở cơ sở, địa bàn trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhiều cán bộ địa phương còn lúng

39

túng về phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, hoặc chưa thực sự vào cuộc quyết liệt với nhiệt huyết và trách nhiệm của mình đối với cuộc sống của nhân dân.

Xây dựng nông thôn mới là một việc làm lâu dài, khó khăn nhưng lại phù hợp với nguyện vọng của người dân. Để có động lực trong xây dựng nông thôn mới, trước hết, phải dồn sức tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng tầm nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, để mọi người nhận thấy được yêu cầu, nhiệm vụ và quyền lợi trong xây dựng nông thôn mới; để người dân thấy được, xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới cho chính mình và để rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, đảm bảo công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)