7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Vận động trí thức là người dân tộc, chức sắc tôn giáo tham gia các phong
các phong trào thi đua yêu nước vùng nông thôn
Thực hiện theo chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua luôn có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhằm xây dựng và phát triển đời sống của đông bào các tôn giáo trên địa bàn. Từ đó, các vị chức sắc, tu sĩ và quần chúng tín đồ tham gia hưởng ứng tích cực các phong trào, các cuộc vận động do chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động, nhất là các chương trình an sinh xã hội, góp phần mang lại những kết quả hết sức quan trọng.
Hà Tĩnh có 3 huyện biên giới, 145km đường biên giới với nước bạn Lào; tổng số 107/262 xã miền núi trong đó có 49 xã khu vực III, 38 xã khu vực II với 115 thôn bản đặc biệt khó khăn, 20 xã khu vực I (được công nhận tại Quyết định 447/QĐ-UBDT, ngày 19/9/2013 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã Khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2012 - 2015). Dân số Hà Tĩnh gần 1,3 triệu người, trong đó 463 hộ với 1853 khẩu đồng bào dân tộc thiểu số gồm các tộc người: Chứt, Lào, Mường, Mán đang sinh sống trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.
40
Hà Tĩnh là tỉnh có số đông đồng bào theo các tôn giáo, chủ yếu là Công giáo và Phật giáo; có 304 cơ sở thờ tự (231 nhà thờ, nhà nguyện, tu viện; 76 chùa).
Xây dựng nông thôn mới với mục tiêu là "của dân, do dân và phục vụ lợi ích nhân dân" và nó có sự thống nhất cao với giáo lí Phật giáo, vì thế Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Hà Tĩnh đã đề ra chương trình hoạt động đạo sự và hướng dẫn cấp cơ sở đẩy mạnh các hoạt động xã hội từ thiện gắn kết với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển tại địa phương, nhất là tham gia xây dựng nông thôn mới.
Phật giáo Hà Tĩnh tuy mới thành lập được 5 năm, nhưng với sự nhiệt huyết của các chư vị Tăng Ni trong tỉnh và sự quan tâm lãnh đạo của các cấp chính quyền, giáo hội và tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tham gia tích cực mọi hoạt động vì nước, vì dân theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Trong những năm qua, Phật giáo Hà Tĩnh đã hoạt động tích cực và đạt được nhiều thành quả to lớn. Tính đến nay, số lượng Tăng hiện nay đã trên 10 vị, Ni trên 5 vị, nhiều công trình Phật giáo đã và đang được trùng tu xây dựng như: chùa Cảm Sơn, chùa Giai Lam, chùa Phong Phạn, chùa Trúc Lâm Thanh Lương, chùa Yên Lạc, chùa Am… Trong 5 năm qua, các hoạt động từ thiện xã hội luôn được quan tâm, các chư vị Tăng Ni Phật tử đã phát huy tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật giúp đỡ nhân dân gặp thiên tai bão lũ, gia đình khó khăn, các cháu mồ côi tàn tật với số tiền trên 21 tỷ đồng. Bên cạnh đó việc tổ chức hướng dẫn cho các Phật tử tu theo chính pháp thường xuyên được chú trọng, góp phần vào việc ổn định xã hội, khẳng định niềm tin của Phật giáo Việt Nam với chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Về hoạt động của Công giáo, Hà Tĩnh là 1 trong 15 tỉnh, thành phố có số lượng tín đồ đạo Công giáo đông nhất cả nước. Toàn tỉnh có 56 linh
41
mục và hơn 150 nữ tu ở các cơ sở dòng, nhóm nữ tu, có 149.273 giáo dân, chiếm 11,5% dân số, có 131/262 xã, phường, thị trấn có đông giáo dân. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các cấp và sự động viên, hướng dẫn của Ủy ban đoàn kết Công giáo các cấp, sự đồng hành của các chức sắc, chức việc, người Công giáo Hà Tĩnh qua các thời kỳ lịch sử đã góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương.
Trong phong trào xây dựng Nông thôn mới, các xã, thôn, khu dân cư vùng giáo đồng hành tích cực, nổi lên một số điển hình, như: Giáo xứ Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên), Giáo xứ Châu Long (Kỳ Anh), Giáo họ Ban Long (Can Lộc), đặc biệt là xã Gia Phổ (Hương Khê) có trên 80% giáo dân, đã 2 lần được phong danh hiệu xã Anh hùng và 1/11 xã trong cả nước được chọn là xã điểm trong phong trào xây dựng Nông thôn mới.
Trên một số phong trào khác, Uỷ ban Đoàn kết công giáo cùng với chính quyền, Mặt trận các cấp đã vận động người Công giáo Hà Tĩnh tích cực tham gia và có sự đóng góp không nhỏ, cụ thể như:
Về phong trào ngói hóa, xóa nhà tranh tre dột nát, hiện nay trong vùng giáo không còn nhà tranh tre dột nát, tỷ lệ hộ giáo được dùng điện đạt 100%. Công tác giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng đều được bà con giáo dân tham gia tích cực khi địa phương phát động.
Về phong trào từ thiện, nhân đạo, xã hội, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp của chức sắc, tín đồ Công giáo, như: Giáo dân Giáo xứ Trung Nghĩa (Thạch Bằng, Thạch Hà), giáo dân Hương Khê, Hội tình thương (Kỳ Lợi, Kỳ Anh); vùng giáo thành phố Hà Tĩnh; Ban đoàn kết Công giáo huyện Can Lộc...
Cuộc bầu Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại Hà Tĩnh, cho thấy tỷ lệ cử tri người Công
42
giáo đi bỏ phiếu cao, nhiều vị linh mục, tu sỹ, giáo dân là những người đi bỏ phiếu đầu tiên, thực hiện tốt quyền công dân, tạo không khí phấn khởi trong ngày bầu cử ở các xứ, họ đạo. Nhiệm kỳ HĐND này có 1 vị chức sắc trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, 18 giáo dân trúng đại biểu HĐND cấp huyện và 214 giáo dân trúng cử HĐND cấp xã; tất cả các đại biểu là chức sắc, giáo dân đạo Công giáo trúng cử vào HĐND các cấp nhiệm kỳ này đều có số phiếu bầu cao.
Những kết quả mà chức sắc, tín đồ Công giáo đạt được như trên, một phần lớn nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy, chính quyền như nhu cầu chính đáng được giải quyết kịp thời. Trong thời kỳ đổi mới, trên 100 nhà thờ giáo xứ, giáo họ được xây mới, nâng cấp, gần 90% cơ sở được cấp giấy công nhận quyền sử dụng đất, hàng chục giáo xứ, giáo họ được chấp thuận thành lập, chia tách... Cuộc sống của đồng bào Công giáo cơ bản đã “ấm no phần xác, thong dong phần hồn”, thêm tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, trong công tác vận động trí thức là người dân tộc, chức sắc tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, những năm qua, cơ quan Quản lí Nhà nước về tôn giáo của tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm đến nhu cầu sống đạo chính đáng và đúng pháp luật của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ trên địa bàn, như xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự; phong chức, phong phẩm chức sắc, tổ chức hoạt động các ngày lễ lớn của tôn giáo như Nôel, Phật đản, Vu lan… động viên bà con giáo dân phấn khởi hăng say tham gia lao động sản xuất xây dựng quê hương, hưởng ứng các phong trào văn hóa, xã hội và các hoạt động từ thiện nhân đạo góp phần vào thành quả chung của tỉnh nhà.
43