7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Chính sách về vận động giới trí thức trong giai đoạn mới
- Trước hết, tỉnh Hà Tĩnh cần tổng kết, đánh giá lại những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập trong công tác xây dựng, phát triển, vận động trí thức và các chính sách thu hút trí thức của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục đổi mới hình thức tuyển dụng cán bộ, công chức, trọng dụng trí thức theo hướng thiết thực, khoa học và minh bạch.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và xây dựng cơ chế hoạt động, tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến khích và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Phê phán và xóa bỏ sự coi nhẹ, thành kiến và quy chụp đối với những ý kiến phản biện mang tính xây dựng; tăng cường thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo, nhằm bảo đảm lợi ích của trí thức khi chuyển giao phát minh, sáng kiến và khuyến khích đội ngũ trí thức gia tăng sự cống hiến.
70
- Ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ; bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để trí thức tự khẳng định, phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh. Tăng đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau cho các lĩnh vực nói trên, đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học.
- Ban hành quy định về quyền hạn, điều kiện làm việc để phát huy năng lực và trách nhiệm của trí thức đầu ngành, các nhà khoa học và công nghệ có trình độ cao, các tổng công trình sư trong điều hành chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các chính sách phải mang tính toàn diện, đồng bộ, thường xuyên và liên tục, cần phải nghiên cứu đầy đủ quy trình từ mục tiêu, đối tượng, hình thức thu hút, tuyển dụng, đến công tác truyền thông... nhằm đảm bảo việc thu hút, vận động trí thức tham gia vào các hoạt động, các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Chính sách vận động trí thức phải phù hợp với đặc điểm chung của tỉnh, đặc thù từng đối tượng trí thức trong từng lĩnh vực. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kế hoạch phát triển của từng ngành, từng đơn vị, xác định lĩnh vực, đối tượng trí thức cần vận động phải được thực hiện một cách khoa học.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là đầu tư cho xây dựng và phát triển nông thôn mới, đòi hỏi Hà Tĩnh phải đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng hóa, về lĩnh vực, phong phú về ngành nghề nhằm góp phần vào việc phát triển đội ngũ trí thức cho tỉnh.