7. Kết cấu của luận văn
2.1.5. Vận động trí thức là người Việt Na mở nước ngoài góp phần phát triển
phát triển nông nghiệp - nông thôn
Với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực thúc đẩy các hoạt động đối ngoại nói chung cũng như công tác ngoại giao nhân dân nói riêng, góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo cầu nối giữa Hà Tĩnh với các nước trên thế giới; đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
46
Trong năm 2013, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực triển khai hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại như: Tham dự các Hội nghị trù bị và Hội nghị cấp cao lần thứ XVII các tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8 và đường 12, được tổ chức tại tỉnh Bưng Càn (Thái Lan) và tỉnh Bolykhămxay (Lào); phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh tại Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân.
Ngoài ra, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của Việt Nam cũng như của các đối tác nước ngoài; tham gia các hoạt động trao đổi giữa các đoàn cấp cao; ký kết các văn bản hợp tác và tăng cường giao lưu văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế với nhân dân các tỉnh nước bạn: Lào, Thái Lan và các nước khác… Các hoạt động này đã góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo cầu nối giữa Hà Tĩnh với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế.
Theo thống kê, năm 2013, tỉnh Hà Tĩnh đã kêu gọi, vận động được 38 chương trình, dự án với tổng giá trị viện trợ hơn 6 triệu USD. Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài trong thời gian qua mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho người dân hưởng lợi và có ý nghĩa xã hội, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là đối với người dân ở các vùng sâu, vùng xa… [27]
Để thu hút được nguồn viện trợ từ bên ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, Hà Tĩnh đã có nhiều chương trình hoạt động phù hợp, thiết thực, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, có hơn 20 tổ chức phi chính phủ đang có chương trình hoạt động tại tỉnh Hà Tĩnh, với tổng giá trị viện trợ bình quân từ 50 đến trên 100 tỷ đồng/năm. Các chương trình, dự án chủ yếu tập
47
trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, viện trợ khẩn cấp...
Bên cạnh đó, ở Hà Tĩnh việc vận động trí thức là nhà hoạt động thực tiễn tham gia phát triển nông nghiệp - nông thôn cũng có kết quả tích cực.
Ðội ngũ trí thức Hà Tĩnh những năm qua phát triển nhanh và đi đầu trong các hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế tri thức, tạo ra nhiều công trình, sản phẩm khoa học có giá trị cao, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh.
Trí thức công tác trong các cơ quan Đảng, quản lí Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể đã chủ động, tích cực nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng; tham mưu triển khai xây dựng, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cũng như Chương trình hành động, Đề án phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hiện nay, đội ngũ trí thức trong cơ quan Đảng tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với tỉnh một số cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó xây dựng nhiều đề án phát triển kinh tế, xã hội một cách khoa học, như: đề án chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi ruộng đất, làm đường giao thông nông thôn, kênh mương thuỷ lợi nội đồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - thương mại, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; các đề án trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... Các cơ chế, chính sách trên nhiều chương trình, đề án, dự án có tác động lớn đến phát triển sản xuất, tạo nên bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
48
Đội ngũ trí thức lĩnh vực giáo dục - đào tạo có nhiều đóng góp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Đại học Hà Tĩnh cùng các trường dạy nghề tích cực nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông được nâng lên, công tác phổ cập giáo dục được duy trì; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đội ngũ trí thức trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhanh chóng nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến ứng dụng vào sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; căn cứ khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng từng vùng để thí nghiệm, nhân rộng các mô hình sản xuất mới, nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi; triển khai xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả đã giúp ổn định về lương thực, thực phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Trí thức các ngành khoa học tự nhiên và các lĩnh vực phát triển công nghệ tập trung vào việc thu thập, tổng hợp, đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên, khoáng sản làm cơ sở thăm dò, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững; giải quyết những vấn đề bức xúc trong công tác môi trường. Quan tâm ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các đề tài, dự án, quy trình công nghệ nghiên cứu, chuyển giao gắn liền với sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, góp phần tăng giá trị sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu.
Trí thức các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã tập trung nghiên cứu, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương,
49
chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng chất lượng nguồn nhân lực. Trí thức ngành giáo dục đã ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp quản lí, nâng cao chất lượng dạy học, hầu hết giáo viên đã sử dụng thành thạo giáo án điện tử; đưa vào sử dụng phần mềm Edustatis để thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học ở Hà Tĩnh.
Trí thức ngành văn hoá nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp để phát triển du lịch, dịch vụ gắn với bảo vệ, tôn tạo, phát huy những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể; sự tác động qua lại giữa đời sống con người với đời sống tâm linh, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quê hương, điển hình là các đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Ca trù; Ảnh hưởng của dòng họ trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản vào phát triển du lịch ở Chùa Hương Tích, hát Ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Tiên Điền, đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào giảng dạy trong trường học.
Trí thức hoạt động trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu dịch tễ học đề xuất các giải pháp phòng và chữa bệnh có hiệu quả, kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại trong việc khám, điều trị nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác khám, chữa bênh, như: tán sỏi tiết niệu bằng phương pháp ngược dòng; thay máu ở trẻ sơ sinh để điều trị bất đồng nhóm máu mẹ - con; phẫu thuật Phaco; tư vấn điều trị tiểu đường, tăng huyết áp, dự phòng hen phế quản. Với các trang thiết bị hiện đại và nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng cho kết quả xét nghiệm chính xác, độ tin cậy cao, như: siêu âm màu 4D, nội soi tai - mũi - họng, nội soi dạ dày - tá tràng, điện tâm đồ, xét nghiệm huyết học và sinh hoá tự động hoàn toàn.
50
Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đội ngũ trí thức đã có nhiều sáng tạo trong xây dựng lực lượng chính quy, hiện đại, khoa học. Tham mưu kịp thời cho cấp uỷ, chính quyền thực hiện xuất sắc nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế trên từng địa bàn. Tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về khoa học, nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự và khoa học kỹ thuật quân sự để có dự báo chính xác về xu hướng phát triển của từng vùng. Trên cơ sở đó, xây dựng các luận cứ khoa học, hoàn chỉnh lý luận về tổ chức xây dựng các lực lượng vũ trang, an ninh. Thường xuyên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, chế tạo các loại mô hình, học vụ phục vụ nghiên cứu, huấn luyện và tham gia hội thi ở tỉnh, góp phần đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Đội ngũ trí thức công tác ở các xã, phường, thị trấn thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, nhanh chóng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến đất đai, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên, khoáng sản, thương mại, dịch vụ, an ninh trật tự… Đây cũng là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Một số trí thức xã, phường, thị trấn tranh thủ học tập, nắm bắt kỹ thuật mới, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, cùng chính quyền địa phương tích cực tham gia vào công tác xoá đói, giảm nghèo bền vững.
51