Giải pháp về nội dung công tác vận động trí thức

Một phần của tài liệu Công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 78 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.2. Giải pháp về nội dung công tác vận động trí thức

Thứ nhất,cần xác định rõ mục tiêu của công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới.

73

- Công tác vận động trí thức nhằm tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tham gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời, thông qua đó, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, cùng chung tay xây dựng và phát triển nông thôn.

- Vận động trí thức trên cơ sở tổ chức khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ trí thức của tỉnh, bằng nhiều hình thức khác nhau để vận động, tập hợp trí thức,

Thứ hai, vận động trí thức xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với việc thiết lập những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức.

- Quan tâm chú trọng công tác xây dựng đội ngữ trí thức ngày càng lớn mạnh, chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhất là trước những yêu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Cần hình thành những trung tâm đào tạo cán bộ chuyên cho nông thôn. Trong đó, không chỉ chú trọng đào tạo về nông nghiệp mà phải cân đối cả ba mặt: nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đáp ứng được nhưng yêu cầu rất cụ thể của công cuộc xây dựng nông thôn mới.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chọn lọc, đưa sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở cơ sở. Rõ ràng, trẻ hoá và tri thức hoá đội ngũ cán bộ cơ sở chính là đòi hỏi cấp thiết nhất để đưa nông nghiệp, nông thôn vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tạo nên một diện mạo cho nông thôn mới.

- Đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, trong đó, tập trung giải quyết tốt những yêu cầu đa dạng hóa các loại hình đào tạo: chính quy, tập trung, không tập trung, tại chức, chuyên tu, từ xa; liên kết giữa các trường đại học trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, tránh chồng chèo, trùng lặp. Xây

74

dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy tính tích cực, tự giác học tập, tự rèn luyện của đội ngũ trí thức. Đặc biệt, bố trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường. Đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, thay thế kịp thời khi cần thiết.

- Đổi mới công tác quản lý, tạo môi trường xã hội thuận lợi để trí thưc phát huy tài năng sáng tạo. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác và phát huy tác dụng của các sáng chế, các giải pháp hữu ích nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thương trường. Thực hiện nghiêm pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm.

- Tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật để làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp trí thức toàn tỉnh Hà Tĩnh. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các Hội khoa học kỹ thuật, các tổ chức khoa học đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Thu hút trí thức ngoài tỉnh, đặc biệt ưu tiên các trí thức giỏi là con em Hà Tĩnh về quê hương công tác. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển khoa học và công nghệ ở Hà Tĩnh.

- Đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức.

Thứ ba, công tác vận động trí thức phải luôn đặt trong việc xây dựng và củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.

- Quan tâm giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là bộ phận công nhân trí thức. Xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

75

- Khi liên minh công - nông - trí thức được thiết lập, củng cố sẽ trở thành nền tảng chính trị - xã hội vững chắc cho sự lãnh đạo của Đảng, cho Nhà nước. Qua đó, tập hợp được lực lượng rộng rãi quần chúng nhân dân trong khối Đại đoàn kết toàn dân; góp phần tạo điều kịên bảo đảm ổn định chính trị cho công cuộc đổi mới đất nước nói chung, cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

- Liên minh công - nông - trí thức là hạt nhân, cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ lâu dài, cần có sự phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở xây dựng liên minh công - nông - trí thức, nhằm tập hợp, thu hút mọi lực lượng vào một mặt trận chung thống nhất, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ tư, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác vận động, tập hợp quần chúng (trong đó có trí thức).

- Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tiếp tục phát huy vai trò sức mạnh đoàn kết của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn, đặc biệt là các chức sắc tôn giáo. Thông qua các buổi tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số về mục đích, ý nghĩa của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Mặt trận phải luôn hướng về cơ sở, bám sát địa bàn, bám dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân; tham gia cùng với chính quyền giải quyết những nguyện vọng chính đáng, đúng pháp luật của nhân dân về các vấn đề có ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, thu nhập của nhân dân.

- Các đoàn thể phải coi trọng công tác vận động, tập hợp quần chúng công nhân trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp và quần chúng nhân dân

76

trên địa bàn dân cư vào sinh hoạt, hoạt động trong các tổ chức quần chúng. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân đối với các cấp chính quyền nhà nước.

Thứ năm, tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác vận động trí thức.

- Hồ Chí Minh từ rất sớm trong hành trình cách mạng của mình đã nhận thức được vai trò, vị trí của sức mạnh trí thức đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Vì thế, ngay từ đầu trong sự nghiệp cách mạng của mình, Người đã quan tâm công tác vận động, thu phục thanh niên trí thức có tinh thần yêu nước, đào tạo, bồi dưỡng họ thành lực lượng cách mạng tiên phong của dân tộc. Vận động và thu phục là một nghệ thuật cách mạng tiêu biểu của Người.

- Trong quá trình vận động trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phát hiện, tập hợp và bồi dưỡng trí thức. Để chuẩn bị được lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm phát hiện những thanh niên trí thức Việt nam có tinh thần yêu nước đang sống và làm việc trong nước và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng học thành lực lượng cách mạng tiên phong, đặc biệt Người luôn coi trọng công tác giáo dục tư tưởng và đạo đức, tác phong cách mạng cho đội ngũ trí thức.

- Trong quá trình vận động trí thức, Hồ Chí Minh luôn tin tưởng, tôn trọng và sử dụng trí thức đúng người, đúng việc. Hồ Chí Minh khuyên: “Xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc”, vì vậy ta phải “khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ những ưu điểm của họ”, để người tài thì phát huy được tài năng, còn cách mạng thì có lợi. Thái độ khách quan, khoa học, công minh trong đánh giá những cống hiến của những người hiền tài - trí thức là một nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp, vận động trí thức dân tộc tham gia cách mạng.

77

Một phần của tài liệu Công tác vận động trí thức trong xây dựng nông thôn mới ở hà tĩnh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)