7. Kết cấu của luận văn
3.2.2.1. Giải pháp hoạt động truyền thông về trí thức
Thứ nhất, nội dung công tác truyền thông về trí thức cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
71
của Nhà nước về phát triển đội ngũ trí thức cũng như các chế độ chính sách đối với trí thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, cần đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và các cơ quan quản lý Nhà nước về vai trò, vị trí đội ngũ trí thức trong thực hiện công nghiệp hóa, hiên đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo đối với đội ngũ trí thức. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng trong những cơ quan sử dụng đội ngũ trí thức.
- Tạo cơ hội để trí thức tự nguyện đi đầu trong việc truyền bá những tri thức tiến bộ trong cộng đồng, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ đó vào sản xuất và đời sống, góp phần thiết thực nâng cao dân trí.
Thứ hai, nâng cao năng lực, kỹ năng, phương pháp hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông về trí thức.
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp tập hợp, vận động trí thức. Đa dạng hoá các hình thức truyền thông về vị trí, vai trò của trí thức cũng như những đóng góp quan trọng của trí thức đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Tăng cường năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình truyền thông, hiệu quả truyền thông và từ đó rút kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện. Đồng thời, cần tuyên truyền những tập thể, tổ chức, đơn vị có những cách làm thiết thực trong việc sử dụng, bồi dưỡng, tôn vinh trí thức.
- Cán bộ làm công tác trí thức vận không chỉ nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà phải là những cán bộ có tác phong khoa học, quần chúng, biết cách thuyết phục, tập hợp trí thức.
- Nắm bắt diễn biến tư tưởng của đội ngũ trí thức, đối ngoại với trí thức, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, các ý kiến góp ý, các đề xuất, kiến nghị của trí thức.
72
Thứ ba, phải tạo được một chuyển biến thực sự về nhận thức của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, các ban, ngành đối với vai trò, vị trí của trí thức là người Hà Tĩnh ở nước ngoài.
- Cần xoá bỏ những định kiến và những mặc cảm của trí thức kiều bào đối với đất nước do thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch. Cần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức kiều bào để họ hăng hái hoạt động và cống hiến.
- Đối với số đông trí thức kiều bào, chế độ đãi ngộ, lương bổng nhiều khi không phải là vấn đề chính mà cái chính là điều kiện làm việc. Cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi, xây dựng cơ chế để khuyến khích, phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của họ, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của trí thức kiều bào khi tham gia tư vấn, phản biện các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Đa dạng hoá các hình thức thu hút sự đóng góp của trí thức kiều bào, không nhất thiết phải về nước mới cống hiến được.
- Trong nhiều trường hợp trí thức Việt kiều vẫn tiếp tục công việc ở nước sở tại mà vẫn đóng góp được với trong nước, bằng cách nhận đơn đặt hàng, nhận đề tài, nhận thông tin từ trong nước để nghiên cứu, hoặc tranh thủ sự hợp tác của các đồng nghiệp, các chuyên gia của nước sở tại và các nước khác để nghiên cứu đề xuất ý kiến. Trong các trường hợp này, các ngành, các cơ quan có liên quan trong tỉnh cần cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, nhất là những thông tin về tình hình trong nước, trong tỉnh có quan hệ với đề tài, với yêu cầu đặt ra.