Giải thích và đo lường các biến

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 58 - 62)

Biến phụ thuộc (Y)đo lường quyết định kinh doanh hàng gian, hàng giả của

cơ sở kinh doanh. Y nhận giá trị 1 nếu cơ sở kinh doanh có kinh doanh hàng giả và

ngược lại nhận giá trị 0.

Các biến độc lập: Được thu thập từ02 đặc điểm liên quan đến mô hình: đặc

điểm của chủ cơ sở kinh doanh, đặc điểm của cơ sở kinh doanh. Số liệu được điều tra trực tiếp từ các Cơ sở kinh doanh trên tỉnh Tiền Giang.

Các yếu tốliên quan đến đặc điểm chủcơ sở kinh doanh:

Gii tính ca ch cơ sở kinh doanh (GENDER), Ruegger và King (1992)

đã sử dụng biến này để nghiên cứu, biến này có 2 giá trị: 1- giới tính nam, 0- giới tính nữ, kỳ vọng về dấu đối với giới tính của chủ doanh nghiệp (+) quan hệ cùng chiều với hành vi kinh doanh hàng giả, cụ thể là nam giới thường có xu hướng kinh doanh hàng giả, hàng nhái hơn phụ nữ. Nghiên cứu của Ruegger và King (1992) cho rằng sự khác biệt về giới tính thể hiện sự khác nhau về hàng giả.

Độ tui ca chcơ sở kinh doanh (AGE): Rawwas and Singhapakdi (1998)

và Ruegger và King (1992) đã sử dụng biến này để nghiên cứu. Kỳ vọng tuổi đời của chủ doanh nghiệp càng cao hay càng lâu đời thì mức độ chấp hành pháp luật trong kinh doanh tốt hơn do đó có quan hệ ngược chiều (-) với hành vi kinh doanh hàng giả.

Trình độ hc vn ca ch cơ sở kinh doanh (EDUC): Lau (2007); Norum và Cuno (2010) đã sử dụng biến này để nghiên cứu, kỳ vọng trình độ học vấn của

chủ doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với không vi phạm, càng có kiến thức họ

sẽ ý thức về việc chấp hành pháp luật cao hơn. Kỳ vọng trình độ học vấn có quan hệ ngược chiều (-) với hành vi kinh doanh hàng giả.

Biến Trình độ học vấn có 4 giá trị: Mang giá trị là 1 khi trình độ từ phổ thông trung học trở xuống; giá trị là 2 khi trình độ là tốt nghiệm trung cấp nghề; giá trị 3 là trình độđại học/ cao đẵng; giá trị4 là trên đại học.

Tôn Giáo ca ch cơ sở kinh doanh (RELIGION): Kimenyi và Lassen (2003) và Kasipillai và Jabar (2006) đã sử dụng biến này để nghiên cứu, kỳ vọng

người có tôn giáo sẽ tuân thủ pháp luật cao hơn những người không mang một tôn giáo nào; chủ doanh nghiệp là người có tôn giáo thì mức độ chấp hành pháp luật tốt

hơn có quan hệngược chiều (-) với việc kinh doanh hàng giả. Biến này có 2 giá trị: 1- Có Tôn giáo, 0- Không có tôn giáo.

Kinh nghim ca ch cơ sở kinh doanh (EXPER): Kỳ vọng chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc càng lâu thì họ thể hiện ý thức tuân thủcao hơn và

Lumumba và ctg (2010) cũng đã sử dụng biến này trong nghiên cứu. Kỳ vọng kinh nghiệm của chủ cơ sở kinh doanh có quan hệ ngược chiều (-) với hành vi kinh doanh hàng giả. Biến này là số năm hoạt động kinh doanh của chủ cơ sở kinh doanh.

Các yếu tốliên quan đến đặc điểm cơ sở kinh doanh:

Li nhun của cơ sở kinh doanh (PROFIT), Lee và Yoo (2009) đã sử dụng biến này để nghiên cứu, kỳ vọng sẽ có quan hệ cùng chiều (+) với việc kinh doanh hàng giả. Biến này được đo lường là triệu đồng trên 1 năm kinh doanh.

Doanh thu hàng tháng của cơ sở kinh doanh (REV): Doanh thu (Revenue)

được đề cập trong nghiên cứu này là doanh thu của toàn bộ số tiền do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác của doanh nghiệp phát sinh trong 1 tháng. Do số doanh thu của doanh nghiệp tương đối lớn nên được biến đổi theo đơn vị tính là triệu đồng. Kỳ vọng chỉ tiêu doanh thu sẽ có quan hệ

cùng chiều (+) với hành vi không kinh doanh hàng giả, doanh thu càng cao làm tăng

khảnăng không kinh doanh hàng giả, chấp hành pháp luật trong kinh doanh tốt.

Ngành ngh kinh doanh của cơ sở kinh doanh (CR), kỳ vọng những ngành nghề kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng mang nhãn hiệu nổi tiếng cùng có quan hệ chiều với việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Kỳ vọng ngành nghề

kinh doanh các mặt hàng xa xỉ có quan hệ cùng chiều (+) với hành vi kinh doanh hàng giả. Biến ngành nghề trong nghiên cứu mang 02 giá trị: có kinh doanh Xăng

dầu – Gas mang giá trị là 1 và không có kinh doanh Xăng dầu – Gas mang giá trị 0.

Tương tựđối với các biến ngành nghề còn lại: Vật liệu xây dựng - Hóa chất - Đồ gỗ

- Vật tư nông nghiệp, Điện tử - Phụ tùng, Tạp hóa – Quần áo, Hàng ăn – Thực phẩm.

S lao động của cơ sở kinh doanh (EMP): Số lao động làm việc tại cơ sở

kinh doanh (EMP). Kỳ vọng sẽ có quan hệ ngược chiều (-) với việc kinh doanh hàng giả, cơ sở kinh doanh sử dụng lao động nhiều có quy mô lớn ít kinh doanh hàng giả hơn các cơ sở kinh doanh sử dụng ít lao động quy mô nhỏ. Việc kinh doanh hàng giả trong thực tếthường xảy ra ởcác cơ sở nhỏ lẻ, các cơ sở kinh doanh

này thuê ít lao động để thông tin về kinh doanh hàng giả không bị rò rỉ ra ngoài, tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Những cơ sở kinh doanh có số lao

động lớn thường hoạt động trong các ngành chế biến, gia công hàng hóa, cần lượng lớn lao động chân tay để làm việc, những cơ sở này hoạt động theo quy trình sản xuất, kinh doanh khép kín, việc sản xuất, kinh doanh hàng rất dễ bị phát hiện, do đó

việc sản xuất, kinh doanh hàng giả rất ít xảy ra đối với các cơ sở này.

Thuế của cơ sở kinh doanh (TAX):được xác định bằng tổng số thuế GTGT và TNDN phải nộp phát sinh trong một năm, số thuế cao doanh nghiệp phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước nhiều. Tổng số thuế được biến đổi theo đơn vị tính là triệu đồng. Kỳ vọng chỉ tiêu số thuế sẽ có quan hệ cùng chiều (+) với hành vi kinh doanh hàng giả, số thuế phải nộp càng lớn khả năng tuân thủ pháp luật trong kinh doanh hàng hoá càng thấp. Bằng nghiên cứu thực nghiệm của Friedland (1987) cho

thấy rằng người ta ít tuân thủ khi mức thuế cao. Nghiên cứu khác của Somasundram (2005) cho thấy tổng số thuế phải nộp phụ thuộc nhiều vào mức độ tuân thủ thuế.

Địa điểm của cơ sở kinh doanh (LOCATION):Qua các báo cáo năm (2012-

2014) của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng Tiền Giang và Chi cục Quản lý thị trường Tiền Giang. Kỳ vọng cơ sở kinh doanh ở vùng sâu

vùng xa có xu hướng kinh doanh hàng giả hàng nhái nhiều hơn các cơ sở kinh doanh ở thành thị, có quan hệ cùng chiều (+) với hành vi kinh doanh hàng giả. Biến này có 2 giá trị 1- khu vực thành thị (thành phố, thị xã, thị trấn), 0- khu vực nông thôn.

Hàng kinh doanh chính của cơ sở kinh doanh là hàng nhp khu hay

trong nước (GOODS): Kỳ vọng hàng hóa trong nước có quan hệ ngược chiều (-) với hành vi kinh doanh hàng giả; kỳ vọng hàng hóa nhập khẩu có quan hệ cùng chiều (+) với hành vi kinh doanh hàng giả. Biến này có 2 giá trị 1- hàng nhập khẩu, giá trị 0- hàng trong nước. Hàng nhập khẩu thường là các sản phẩm có thương hiệu lớn, nổi tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên dễ bị làm giả rồi nhập khẩu vào

trong nước tiêu thụ, bên cạnh đó hàng nhập khẩu ít bị phát hiện do người dân không biết cách phân biệt giữa hàng thật và hàng giả. Hàng hóa trong nước thường có giá rẻ, thương hiệu ít nổi tiếng hơn hàng nhập khẩu, dễ nhận dạng giữa hàng thật và hàng giả nên dễ bị phát hiện, do đó hàng trong nước ít bị sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Các yếu t v hiu qu hoạt động ca cơ sở kinh doanh:Cơ sở kinh doanh có vay vốn không, vay nhiều hay ít so với tài sản cốđịnh của cơ sở kinh doanh. Cơ

sở kinh doanh hoạt động càng thuận lợi thì xu hướng kinh doanh hàng giả càng ít,

do đó kỳ vọng yếu tố hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngược chiều (-) với việc kinh doanh hàng giả. Các cơ sở kinh doanh càng thuận lợi cho thấy uy tín thương

hiệu kinh doanh càng lớn nên họ không để xảy ra sơ suất trong kinh doanh, nhất là việc kinh doanh hàng giả nếu bị phát hiện có thể gây tác động tiêu cực rất lớn đến

giả. Bên cạnh đó, việc kinh doanh của họ thuận lợi đồng nghĩa với việc mang lại lợi nhuận cao nên họ cũng không cần kinh doanh hàng giảđể thu lợi nhuận, rủi ro trong kinh doanh hàng giả có thể gây tác hại vô cùng lớn cho họ, do đó khảnăng họ kinh doanh hàng giả là rất thấp. Biến này là biến định tính nên không thểđo lường được, trong mô hình nghiên cứu không có biến này.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)