Nghiên cứu của Lee and Yoo (2009) cho rằng hàng giả, hàng nhái không chỉ được phân tích ở khía cạnh cung - cầu mà còn phải đặt trong những môi trường văn hoá và thể chế. Những nghiên cứu ở khía cạnh “cầu” phân tích những hành vi khác nhau của người tiêu dùng tập trung vào đặc điểm và thái độ đối với hàng giả,
hàng nhái; những nghiên cứu ở khía cạnh “cung” tập trung nghiên cứu những chuỗi
cung ứng bất hợp pháp, các vấn đề về pháp luật và quy trình quản lý.
Kết quả nghiên cứu: Tìm ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu hàng giả, hàng nhái.
Đề tài đang nghiên cứu cũng nghiên cứu về hàng giả, trong đó có yếu tố
cung hàng hoá giống với nghiên cứu của Lee and Yoo. Đề tài đang nghiên cứu về
các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của phía cung, tức là người sản xuất, kinh doanh.
Wee và các cộng sự (1995) đã phân tích các yếu tố phi giá cả mà tác động
đến ý định mua hàng giả hàng nhái của người tiêu dùng. Những yếu tố này chia ra làm 03 nhóm: Nhóm 1 thể hiện tâm lý người tiêu dùng bao gồm các biến: Thái độ đối với hàng gian, hàng nhái, tình trạng nhãn hiệu; Nhóm 2 thể hiện các yếu tố về
nhân khẩu học gồm các biến: Tuổi, giáo dục, thu nhập của cơ sởgia đình; Nhóm 3 thể hiện thuộc tính của sản phẩm gồm các biến: Độ lâu bền, kiểu dáng, chất lượng, hình ảnh.
Trong 03 nhóm này thì những biến thuộc tính của sản phẩm thể hiện tốt hơn
trong việc giải thích ý định sử dụng hàng gian hàng giả của người tiêu dùng. Trong những biến nhân khẩu học thì trình độ học vấn tốt và thu nhập cao có thể hạn chế ý
định tiêu dùng hàng giả, hàng nhái. Trong khi đó những biến vềngười tiêu dùng có
Nghiên cứu của Wee và các cộng sự (1995) nghiên cứu khía cạnh cầu hàng giả, nghiên cứu vềngười tiêu dùng. Đềtài đang nghiên cứu các yếu tố về cung hàng giả (nhà cung cấp).
2.7.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam hiện nay chưa có một nghiên cứu tương tự nào về các yếu tố tác động đến quyết định kinh doanh hàng gian, hàng giả, do đó cơ sở lý thuyết liên
quan đến vấn đề này còn ít.
Phan Nguyễn Minh Mẫn (2006) đã nghiên cứu về: “Nâng cao hiệu quả
hoạt động kiểm tra, giám sát chống buôn lậu hàng hoá nhập khẩu của Chi cục Quản lý thịtrường Tp. HồChí Minh” như sau:
- Đề tài đã phản ảnh khá rõ nét về thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ
Chí Minh dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận chung của lực lượng quản lý thị trường cảnước cũng như các cơ sở pháp lý có liên quan.
- Thông qua việc phản ảnh thực trạng, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần thiết thực vào việc làm bình ổn thị trường, đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng cảtrong và ngoài địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu cho thấy công tác đấu tranh chống buôn lậu là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của tất cả các ngành chứ không phải nhiệm vụ riêng của bất cứ một lực lượng nào. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và quyết liệt của các ngành chức năng sẽđem lại môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người tiêu dùng và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Nghiên cứu trước chỉ nghiên cứu thực trạng, tình hình thực tế thị trường, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thị trường. Đề tài
đang nghiên cứu phân tích các yếu tốtác động đến việc kinh doanh hàng giả, nghiên cứu sâu về khía cạnh cung hàng hoá trên cơ sở khoa học.
Nguyen Van Phuong và Tran Thi Bao Toan (2013) đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của thái độ người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm thời trang giả, nhái. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ các cuộc phỏng vấn của 300 người ngẫu nhiên sống tại Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 3 và tháng 4 năm
2013.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng: Nhãn hiệu, ảnh hưởng xã hội và những kinh nghiệm trước đây có một tác động tích cực lên thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm thời trang giảvà nhái. Trong khi đó, sự hài lòng cá nhân có tác động tiêu cực đến thái độ này.
Nghiên cứu trên cũng nghiên cứu về hàng giả, nhưng chỉ nghiên cứu về một sản phẩm thời trang và nghiên cứu ở khía cạnh người tiêu dùng. Đề tài đang nghiên cứu chung về tất cả các loại hàng hoá, mang tính tổng thể, nghiên cứu khía cạnh nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá nói chung.
2.7.3. So sánh giữa nghiên cứu đang thực hiện và nghiên cứu trước
Giống nhau:
-Nghiên cứu về các yếu tốtác động đến hàng giả.
- Nghiên cứu khoa học giúp người dân có sự hiểu biết sâu sắc về hàng giả từ thực tế và các luận cứ một cách khoa học.
- Tìm ra giải pháp nhằm hạn chế việc kinh doanh hàng giả, nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả.
- Giúp các nhà sản xuất, kinh doanh có chiến lược hợp lý trong việc chống hàng hóa giả
Khác nhau:
NGHIÊN CỨU ĐANG THỰC HIỆN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
- Nghiên cứu vềcác góc độ cung hàng giả
(nhà cung cấp)
- Phân tích các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giảtrên cơ sở khoa học. - Nghiên cứu tổng thể nhiều loại hàng hóa.
- Nghiên cứu vềcác góc độ cầu hàng giả (người tiêu dùng).
- Nghiên cứu thực trạng, tình hình thực tế,
để từđó tìm ra giải pháp.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã nêu cụ thể về cơ sở lý thuyết, tổng quan về hàng giả, tác động của hàng giảđối với xã hội, các lý thuyết: cung, cầu hàng hàng giả, lý thuyết vềđầu
tư, các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả, các nghiên cứu trước có liên quan. Tiếp theo chương 2, chương 3 sẽ trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập, xử lý dữ liệu và số mẫu nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở để phát triển giả thiết và xây dựng mô hình nghiên cứu.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu sau được áp dụng cho đề tài nghiên cứu các yếu tố tác
động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang:
- Trước tiên, xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
- Sau đó, phân tích các nghiên cứu trước có liên quan và dựa trên nguồn dữ liệu có thể tiếp cận và thu thập, xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ.
- Dựa trên các giả thuyết nghiên cứu tiếp tục tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức cho đề tài nghiên cứu.
- Phân tích dữ liệu thu thập được qua phần mềm phân tích dữ liệu nghiên cứu STATA phiên bản 12 với các cách thức phân tích tương quan, thống kê mô tả, phân tích tần số của các biến và thực hiện hồi quy. Sau đó kiểm định độ phù hợp của mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu từ kết quảthu được. Nếu kết quả
phù hợp thì ứng dụng mô hình hồi quy để xây dựng và kiến nghị giải pháp cho mục tiêu nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo sơđồ sau: Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu,
phương pháp, phạm vi, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu chính thức
Cơ sở lý thuyết
Xây dựng các giả thiết nghiên cứu Các nghiên cứu trước
Phân tích, đánh giá và xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ
Thiết kế nghiên cứu và nguồn dữ liệu thu thập
liên quan đến mô hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu Thông kê mẫu quan sát
Phân tích tương quan. Kết quả hồi quy Kiểm định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu
Kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu
Phân tích kết quả
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp nghiên cứu định lượng, mẫu dữ liệu được điều tra, khảo sát từ các cơ sởkinh doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2015. Từ
mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, cách
thức thu thập các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh hàng giả.
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu. Dữ liệu
nghiên cứu được sử dụng là dữ liệu thực tế thu thập trong hồ sơ xử lý, từ khảo sát
thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Phương pháp kiểm định
ý nghĩa các hệ số, cụ thể là kiểm định Wald Chi-Square và kiểm định chi bình
phương được sử dụng trong mô hình hồi quy Binary Logistic để giải thích ý nghĩa
của các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc.
Quy trình phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập thông tin dữ liệu xong, các mẫu được xem xét và loại đi
những mẫu không đạt yêu cầu; sau đó mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng
phần mềm STATA 12. Với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 12, tiến hành thực hiện
phân tích dữ liệu đã được mã hóa và xử lý sau đó thực hiện thông qua các bước chính như:
- Phân tích thông kê mô tả nhằm xác định, kiểm tra các biến trong mẫu được đưa vào mô hình.
- Phân tích mối tương quan giữa các biến nhằm xác định mối quan hệ tuyến
tính giữa các biến.
- Áp dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic để tìm ra các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả.
- Kiểm định mô hình phù hợp và có ý nghĩa thống kê sẽ được ứng dụng trong
3.3. Mô hình nghiên cứu:
Qua nghiên cứu thực tế tại tỉnh Tiền Giang, nghiên cứu đã sử dụng một số
biến độc lập được thu thập từ02 đặc điểm: đặc điểm của chủ cơ sởkinh doanh, đặc
điểm của cơ sở kinh doanh. Tác giả đã dựa trên mô hình của Mohd và Ahmad (2011), từđó thay đổi, bổ sung một số biến đo lường nhằm giải thích chặt chẽ mức
độảnh hưởng của các biến đó tác động đến mô hình.
3.3.1. Xây dựng mô hình hồi quy
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích. Mô hình hồi quy Binary Logistic là mô hình phi tuyến tính sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến
độc lập mà ta có được. Biến phụ thuộc trong mô hình này là biến giả (biến dummy) chỉ nhận 02 giá trị 1 và 0. Phương trình hồi quy sau:
Pi = E(Y=1|Xi) = 1/(1+e-(a + bXi))
trong đó Pi là kỳ vọng xác suất Y=1 có kinh doanh hàng giả với điều kiện Xiđã xảy ra. Xi là biến độc lập. Y = 0 là không có kinh doanh hàng giả.
Hay viết cách khác: Li = ln(Pi/(1-Pi)) = a + bXi
trong đó Li là tỷ số giữa xác suất Y=1 và xác suất Y=0
Để đánh giá tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc, mô hình Binary Logistic giải thích như sau :
k k k k X X X X i e e P b b b b b b + + + + + + + = .. .. 1 1 0 1 1 0
1 Áp dụng phương pháp tuyến tính hóa, mô hình được viết thành: Ln k k i i X X X P P b b b b + + + + = ÷÷ ø ö çç è æ - ... 1 0 1 11 2 2
Mô hình cụ thể như sau:
Ln(Pi/1-Pi) = β0 + β1GENDER +β2AGE + β3RELIGION + β4EDUC + β5EXPER +
β6PROFIT + β7 REV + β8CR + β9EMP + β10TAX + β11LOCATION +
Do đó, xác suất để doanh nghiệp không vi phạm được diễn tả như sau:
1
Pi = E(Y=1|Xi) =
1+e–(β0 + β1GENDER +β2AGE + β3RELIGION + β4EDUC + β5EXPER + β6PROFIT + β7 REV + β8CR + β9EMP + β10TAX + β11LOCATION + β12GOODS + ui)
3.3.2. Giải thích và đo lường các biến
Biến phụ thuộc (Y)đo lường quyết định kinh doanh hàng gian, hàng giả của
cơ sở kinh doanh. Y nhận giá trị 1 nếu cơ sở kinh doanh có kinh doanh hàng giả và
ngược lại nhận giá trị 0.
Các biến độc lập: Được thu thập từ02 đặc điểm liên quan đến mô hình: đặc
điểm của chủ cơ sở kinh doanh, đặc điểm của cơ sở kinh doanh. Số liệu được điều tra trực tiếp từ các Cơ sở kinh doanh trên tỉnh Tiền Giang.
Các yếu tốliên quan đến đặc điểm chủcơ sở kinh doanh:
Giới tính của chủ cơ sở kinh doanh (GENDER), Ruegger và King (1992)
đã sử dụng biến này để nghiên cứu, biến này có 2 giá trị: 1- giới tính nam, 0- giới tính nữ, kỳ vọng về dấu đối với giới tính của chủ doanh nghiệp (+) quan hệ cùng chiều với hành vi kinh doanh hàng giả, cụ thể là nam giới thường có xu hướng kinh doanh hàng giả, hàng nhái hơn phụ nữ. Nghiên cứu của Ruegger và King (1992) cho rằng sự khác biệt về giới tính thể hiện sự khác nhau về hàng giả.
Độ tuổi của chủcơ sở kinh doanh (AGE): Rawwas and Singhapakdi (1998)
và Ruegger và King (1992) đã sử dụng biến này để nghiên cứu. Kỳ vọng tuổi đời của chủ doanh nghiệp càng cao hay càng lâu đời thì mức độ chấp hành pháp luật trong kinh doanh tốt hơn do đó có quan hệ ngược chiều (-) với hành vi kinh doanh hàng giả.
Trình độ học vấn của chủ cơ sở kinh doanh (EDUC): Lau (2007); Norum và Cuno (2010) đã sử dụng biến này để nghiên cứu, kỳ vọng trình độ học vấn của
chủ doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với không vi phạm, càng có kiến thức họ
sẽ ý thức về việc chấp hành pháp luật cao hơn. Kỳ vọng trình độ học vấn có quan hệ ngược chiều (-) với hành vi kinh doanh hàng giả.
Biến Trình độ học vấn có 4 giá trị: Mang giá trị là 1 khi trình độ từ phổ thông trung học trở xuống; giá trị là 2 khi trình độ là tốt nghiệm trung cấp nghề; giá trị 3 là trình độđại học/ cao đẵng; giá trị4 là trên đại học.
Tôn Giáo của chủ cơ sở kinh doanh (RELIGION): Kimenyi và Lassen (2003) và Kasipillai và Jabar (2006) đã sử dụng biến này để nghiên cứu, kỳ vọng
người có tôn giáo sẽ tuân thủ pháp luật cao hơn những người không mang một tôn giáo nào; chủ doanh nghiệp là người có tôn giáo thì mức độ chấp hành pháp luật tốt
hơn có quan hệngược chiều (-) với việc kinh doanh hàng giả. Biến này có 2 giá trị: 1- Có Tôn giáo, 0- Không có tôn giáo.
Kinh nghiệm của chủ cơ sở kinh doanh (EXPER): Kỳ vọng chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc càng lâu thì họ thể hiện ý thức tuân thủcao hơn và
Lumumba và ctg (2010) cũng đã sử dụng biến này trong nghiên cứu. Kỳ vọng kinh nghiệm của chủ cơ sở kinh doanh có quan hệ ngược chiều (-) với hành vi kinh doanh hàng giả. Biến này là số năm hoạt động kinh doanh của chủ cơ sở kinh doanh.
Các yếu tốliên quan đến đặc điểm cơ sở kinh doanh:
Lợi nhuận của cơ sở kinh doanh (PROFIT), Lee và Yoo (2009) đã sử dụng biến này để nghiên cứu, kỳ vọng sẽ có quan hệ cùng chiều (+) với việc kinh doanh