Theo Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11; Cục Sở hữu trí tuệ (2013),“Tài liệu về hàng giả”, quy định như sau:
Sản xuất, kinh doanh hàng giả là hoạt động phi pháp. Lợi nhuận thu được từ
hoạt động này rất lớn, có thể nói là siêu lợi nhuận.
Đây là hoạt động có tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là trong thời gian gần đây việc sản xuất hàng giảđã có có sự phân công chặt chẽ, có đối tượng chuyên sản xuất các loại bao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản quang chống giả, sau đó bán cho các đối tượng trực tiếp sản xuất đểđóng gói thành phẩm.
Một số trường hợp hàng giả gia công dưới dạng sản phẩm chưa hoàn chỉnh (bán sản phẩm) ở một nơi, sauđó đặt gia công ở nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành
phẩm, thậm chí khi có đơn đặt hàng thì mới gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệụ hoặc sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. Các đối tượng còn trang bị phương tiện và thông tin hiện đại đểđối phó với các cơ quan chức năng…
Là hoạt động có tính qui luật: thường diễn ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, vào những ngày nghỉ của cơ quan chức năng… Đặc biệt thường rộ lên vào dịp như: lễ, tết và có tính mùa vụ khi nhu cầu tiêu thụtăng; nhằm vào các mặt hàng
đã có thương hiệu dễ tiêu thụ, thuế suất cao…
Là loại hoạt động phi pháp, chống đối quyết liệt, sử dụng mọi thủ đoạn tinh vi phức tạp và không từ thủđoạn nào.
Các đối tượng vi phạm tìm mọi thủđoạn nhằm móc nối với một sốngười tha hóa, biến chất trong cơ quan Nhà nước và các cơ quan kiểm tra đểđược bao che cho hoạt động phi pháp của mình.
Khai thác triệt để kẽ hở của chính sách, pháp luật, chủ trương khuyến khích phát triển kinh tếđể sản xuất, buôn bán hàng giả.
Có yếu tốnước ngoài, hàng giảđi qua cảcon đường nhập khẩu chính ngạch,
do cơ chế yêu cầu thông quan nhanh chóng.