0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KINH DOANH HÀNG GIẢ CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG (Trang 75 -75 )

4.4.1. Kết quả hồi quy Logistic

Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến giữa biến kinh nghiệm và tuổi, nghiên cứu tác giả tiến hành chạy 2 mô hình cho từng biến đồng thời trong biến nghề

nghiệp, tác giả sử dụng biến ngành nghề “Taphoa” làm tham chiếu cho các ngành nghề khác.

Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi qui Logistic

MÔ HÌNH 1 MÔ HÌNH 2

Hanggia Coef. p-value Coef. p-value

Gender 5.86*** 0.011 5.76*** 0.012 AGE -0.077 0.248 Kinhnghiem -0.61 -0.361 Edu -2.12*** 0.008 -2.06*** 0.007 RELIGION -4.23*** 0.003 -4.22*** 0.003 PROFIT 0.032*** 0.015 0.030*** 0.015 DT_thang -0.036 0.745 -0.037 0.735 TN_chinh 0.48 0.697 0.23 0.849 XANGDAU 6.67*** 0.009 6.63*** 0.010 VLXD 2.66* 0.078 2.65* 0.078 Dientuphutung 7.95*** 0.001 7.79*** 0.001 Hanganthucpham 3.21** 0.052 3.13** 0.054 Solaodong -1.56* 0.079 -1.55* 0.080 TAX 0.71*** 0.011 0.71*** 0.010 Loaithue -1.52 0.888 -1.55 0.892 MUCTHUE 7.86 0.996 7.81 0.996

LOCATION -2.99**

0.016 -2.99** 0.014

Nhapkhau -0.68 0.541 -0.73 0.512

_cons -26.14 0.987 -27.9 0.984

Ghi chú: a. ***, **, * mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10% b. Biến tham chiếu: Taphoa.

(Nguồn: Kết quả phân tích trên phần mềm Stata)

Mô hình hồi quy Logistic được dùng đề xem xét mối liên hệ giữa biến phụ

thuộc HANGGIA của người kinh doanh và các biến độc lập như Gới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, tôn giáo, kinh nghiệm của Chủ cơ sở kinh doanh; Lợi nhuận, Doanh thu, Ngành nghề, số lao động, thuế, địa điểm, hàng kinh doanh chính là hàng nhập khẩu hay trong nước. Kết quả hồi quy vềtác động của các biến độc lập

đến quyết định kinh doanh hàng giả của các cơ sởkinh doanh được trình bày trong bảng 4.10.

4.4.2. Kiểm định tổng quát độ không phù hợp của mô hình nghiên cứu

Bảng 4.11 cho thấy giá trị -2LL = 39.058a của mô hình là không cao, như

vậy kết quả đã thể hiện mức độ phù hợp rất tốt của mô hình tổng thể. Hệ sốtương

quan Cox&Snell R Square đạt 0.664 , trong khi hệ số tương quan Nagelkerke R Square là 0.918 cho thấy rằng 91.8% việc kinh doanh hàng giả được giải thích bởi

các biến đưa vào trong mô hình.

Bảng 4.12. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình

Model Summary

-2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

39.058 .664 0.918

a. Estimation terminated at iteration number 18 because parameter estimates changed by less than .001.

4.4.3. Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định tính chính xác trong dự báo mô hình

Classification Tablea QUAN SÁT DỰĐOÁN Hanggia Tỷ lệ % chính xác khong co kinh doanh hang gia co kinh doanh hang gia Hanggia Không có kinh doanh hàng giả

Có kinh doanh hàng giả

Tỷ lệ tổng thể toàn bộ mô hình

128 4 97.0

3 66 95.7

96.5 a. The cut value is .500

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Kết quả tại Bảng 4.13 cho thấy trong 69 trường hợp có kinh doanh hàng giả

thì mô hình đã dựđoán sai 3 trường hợp, tỷ lệ dựđoán đúng là 95.7%. Đối với 132

trường hợp không có kinh doanh hàng giả thì mô hình đã dựđoán đúng 128 trường hợp, tỷ lệ dự đoán đúng là 97%. Suy ra tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 96.5%.

4.4.4. Kết quả phân tích các biến của mô hình nghiên cứu

Theo kết quả của nghiên cứu tại bảng 4.9, có bảy biến tác động đến việc kinh doanh hàng giả của cơ sở sản xuất kinh doanh có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là các biến Gới tính, Trình độ học vấn, tôn giáo, Lợi nhuận, Ngành nghề: Xangdau và dientuphutung, thuế, địa điểm.

4.4.4.1. Các biến có ý nghĩa thống kê

(GENDER) Giới tính: Kết quả cho thấy giới tính có tác động tới bán hàng giảở mức ý nghĩa 1%; yếu tố giới tính nam có quan hệ cùng chiều với hành vi kinh doanh hàng giả và mang dấu (+), đáp ứng kỳ vọng dấu mô hình nghiên cứu. Mô

này cho thấy các hộ kinh doanh mà nam giới là chủ, muốn có lợi nhuận cao thường mạo hiểm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Giới tính nam chiếm tỷ lệ khá cao là 62.19%, cao hơn gần gấp 2 lần sốlượng nữ giới, điều này cho thấy mức độtác động

đến hành vi kinh doanh hàng giả của giới tính nam cao hơn so với giới tính nữ rất nhiều. Do đó, ta chấp nhận giả thuyết ban đầu là giới tính nam kinh doanh hàng giả

nhiều hơn giới tính nữ; kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết nghiên cứ và nghiên cứu của Ruegger và King (1992). Trong thực tế người nam có xu hướng kinh doanh hàng giả nhiều hơn nữ, nam giới thường thích mạo hiểm, chấp nhận rủi

ro cao hơn nữ giới. Kết quả khảo sát cũng như trong thực tế cho thấy sốlượng nam giới vi phạm trong kinh doanh hàng giả cao hơn rất nhiều so với nữ giới, số vụ vi phạm về hàng giả bị phát hiện thường là do nam giới thực hiện, một số ít là nữ giới có thể là do cố ý hoặc vô ý, còn nam giới thường cố ý kinh doanh hàng giả nhiều

hơn. Vì vậy, Nam tác động nhiều đến việc kinh doanh hàng giảhơn nữ.

(EDU) Trình độ học vấn: có tác động tới bán hàng giả ở mức ý nghĩa 1%,

đồng thời trình độ học vấn có quan hệngược chiều với hành vi kinh doanh hàng giả

và mang dấu (-), thỏa kỳ vọng dấu trong mô hình nghiên cứu. Như vậy, học vấn càng cao có xu thế kinh doanh hàng giả càng ít; người có học vấn cao họ sẽ ý thức về việc chấp hành pháp luật cao hơn. Trình độ học vấn có quan hệngược chiều với hành vi kinh doanh hàng giả và mang dấu (-). Trình độ học vấn tác động mạnh đến hành vi kinh doanh hàng giả. Do đó, ta chấp nhận giả thuyết là trình độ học vấn càng cao thì ít kinh doanh hàng giả hơn, kết quả nghiên cứu phù hợp với cơ sở lý thuyết, (Lau, 2007), Norum và Cuno (2010) đã nghiên cứu ra rằng những người có học vấn càng cao thì có xu hướng càng ít sử dụng hàng giả. Trên thực tế, những

người có trình độ học vấn cao thường có sự am hiểu pháp luật, có trình độ hiểu biết, họ ý thức được tác hại của việc kinh doanh hàng giảnên người có học vấn càng cao thì càng ít kinh doanh hàng giả hơn những nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Vì vậy, trình độ học vấn đã tác động đến hành vi kinh doanh hàng giả.

(RELIGION) Tôn giáo: Tôn giáo có tác động tới bán hàng giảở mức ý nghĩa

cơ sở kinh doanh, kỳ vọng người có tôn giáo sẽ tuân thủ pháp luật cao hơn những

người không mang một tôn giáo nào; chủ doanh nghiệp là người có tôn giáo thì mức

độ chấp hành pháp luật tốt. Những người có Tôn giáo ít kinh doanh hàng giả hơn

những người không có tôn giáo, có quan hệ ngược chiều với hành vi kinh doanh hàng giả và mang dấu (-). Những người có tôn giáo ít kinh doanh hàng giả hơn

những người không có tôn giáo. Mức độ tác động nhẹđến hành vi kinh doanh hàng giả. Do đó, ta chấp nhận giả thuyết người có tôn giáo ít kinh doanh hàng giả hơn.

Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của (Kimenyi; Lassen, 2003) và (Kasipillai . Jabar, 2006). Trên thực tế, những người có tôn giáo tin tưởng vào tôn giáo của họ, họ thường tuân thủ theo khuôn khổ trong tôn giáo của họ, làm theo những quy định của tôn giáo họ, cho nên họ có thói quen tuân thủ theo những khuôn khổ đó, cho nên họ có xu hướng tuân theo khuôn khổ pháp luật hơn. Vì vậy, Tôn giáo có tác động đến hành vi kinh doanh hàng giả.

(PROFIT) Lợi nhuận: Lợi nhuận có tác động tới bán hàng giảở mức ý nghĩa

1%. Lợi nhuận cao càng dễ bán hàng giả, điều này cho thấy việc kinh doanh hàng giảđem lại lợi nhuận cao hơn. Vì bản chất hàng giả rẻhơn và không phải đóng thuế

nên cơ sở có kinh doanh hàng giảthu được lợi nhuận kinh doanh cao hơn so với các

cơ sở không kinh doanh hàng giả. Lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với hành vi kinh doanh hàng giả và mang dấu (+), do đó ta chấp nhận giả thuyết lợi nhuận càng

cao càng có xu hướng kinh doanh hàng giả nhiều. Lợi nhuận tiềm năng của hàng giả

càng lớn thì động lực kinh doanh hàng giả càng cao (Lee anh Yoo, 2009). Lợi nhuận được đề cập trong nghiên cứu này là lợi nhuận của toàn bộ số tiền do tiêu thụ

sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh. Thực tế cho thấy việc kinh doanh hàng giả tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng

mức độ rủi ro rất lớn, người kinh doanh hàng giả bị phát hiện thường bị phạt rất nặng và tịch thu hàng hóa vi phạm, có thể bị rút giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh vì muốn có được lợi nhuận cao họ đã kinh doanh hàng giả, có những người coi việc kinh doanh hàng giả như là thói quen, như là công việc chính của họ, đây là những người hoạt động kinh doanh

hàng giả chuyên nghiệp, bên cạnh đó cũng có những người do kinh tế khó khăn

hoặc hám lợi nhất thời đã mạo hiểm trong kinh doanh để có được nguồn vốn giải quyết khó khăn, đây là những người hoạt động không chuyên nghiệp. Rủi ro và lợi nhuận luôn có tác động qua lại với nhau, vì lợi nhuận mà người bất chấp rủi ro để

kinh doanh hàng giả, những người kinh doanh hàng giả có thể bị cơ quan chức năng

phát hiện bất cứ lúc nào, rủi ro bị phát hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, yếu tố lợi nhuận luôn có tác động đến việc kinh doanh hàng giả.

(NGANHNGHE) Ngành nghề: Nhóm Ngành nghề XANGDAU và

dientuphutung ở mức ý nghĩa 1%, nhóm Ngành nghề hanganthucpham ở mức ý nghĩa 5%, nhóm ngành nghề VLXD ở mức ý nghĩa 10%; biến ngành nghề taphoa là biến tham chiếu, kết quả nghiên cứu cho thấy ngành nghề kinh doanh xăng dầu -

gas và điện tử - phụ tùng bán hàng giả ít hơn so với ngành nghề Taphoa – Quanao, cụ thể kết quả khảo sát cho thấy: 16.42% cơ sở kinh doanh nhóm ngành nghề

xangdau có kinh doanh hàng giả, so với nhóm ngành nghề Taphoa là 34.33% có kinh doanh hàng giả. Với thực trạng xăng dầu không đạt tiêu chuẩn, bị pha tạp chất, kinh doanh gas giả các nhãn hiệu có thương lớn như: Saigon Gas, Shel Gas, H-Gas nhằm đem lại lợi nhuận cao nên việc Xăng dầu - Gas thường hay bị bán hàng giả;

đồng thời đây cũng là các mặt hàng thiết yếu và có lợi nhuận cao nên việc bán giả Xăng dầu – Gas vẫn xảy ra. Nhóm ngành nghề dientuphutung thường được nhập từ

Trung quốc, mang các nhãn hiệu nổi tiếng như: Sony, Panasonic, National, Toshiba có giá rẻ đang được các nhà kinh doanh thực hiện nhằm thu được lợi nhuận trong kinh doanh; kết quả nghiên cứu cho thấy ngành phụ tùng linh kiện điện tử bán hàng giả thấp hơn nhóm ngành nghề Taphoa (30.35% so với 34.35%). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ngành nghề hanganthucpham ít kinh doanh hàng giảhơn so với nhóm ngành nghề Taphoa (16.42% so với 34.33%), thực tế cho thấy ngành nghề

thực phẩm hàng ăn được người tiêu dùng ý thức hơn ngành nghề khác, việc kinh doanh hàng giả đối với nhóm ngành nghề này cũng ít. Nhóm ngành nghề VLXD cũng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% (p-value < 0.1), kết quả nghiên cứu cho thấy việc kinh doanh hàng giả thuộc nhóm ngành nghề VLXD có xu hướng ít

hơn so với nhóm ngành nghề taphoa (15.92% so với 34.33%), thực tế cho thấy ngành vật tư nông nghiệp, hóa chất dễ bị kinh doanh hàng giả vì lợi nhuận đem lại rất cao. Các Nhóm Ngành nghề: xangdau, dientuphutung, VLXD, Hanganthucpham có quan hệ cùng chiều với hành vi kinh doanh hàng giả và mang dấu dương. Nghiên cứu cho thấy ngành nghề Xăng dầu – Gas, phụ tùng trái với giả thuyết ban đầu mang dấu âm, các loại hàng giả kinh doanh nhiều không phải là quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm mà là Xăng dầu, Gas, Điện tử, Phụ tùng, do đó bác bỏ giả thuyết

ban đầu. Biến ngành nghề gồm 05 nhóm ngành nghề sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên số liệu thực tế của các cơ quan quản lý nhà nước, qua khảo sát thực tế, qua số liệu kiểm tra các cơ sở kinh doanh. Tác giả sử dụng biến này trong nghiên cứu để đánh giá nhóm ngành nào tác động mạnh đến việc kinh doanh hàng giả, từđó để ra giải pháp hữu hiệu để phòng, chống hàng giả.

(SOLAODONG) Số lượng lao động có tác động tới bán hàng giả ở mức ý nghĩa 10%. Sốlượng lao động tác động đến việc bán hàng giảở mức ý nghĩa 10%,

cơ sở kinh doanh có số lượng lao động càng lớn càng ít kinh doanh hàng giả hơn.

Thực tế cho thấy việc kinh doanh hàng giảthường gặp ởcác cơ sở nhỏ, để không bị

phát hiện việc kinh doanh hàng giả các cơ sở kinh doanh này thuê ít sốlao động để

tránh sự chú ý. Biến này tác giả đưa ra để biết được quy mô kinh doanh, việc sử

dụng lao động trong kinh doanh như thế nào, từ đó đánh giá sự tác động đến việc kinh doanh hàng giả.

(TAX) Thuế phải đóng có tác động tới bán hàng giảở mức ý nghĩa 1%. Do

đó ta chấp nhận giả thuyết nhưban đầu, thuế có quan hệ cùng chiều (+) với hành vi kinh doanh hàng giả, tức là thuế phải nộp càng cao tăng khả năng kinh doanh hàng

giả. Trong thực tế, số thuế phải nộp càng lớn gây áp lực lên cơ sở kinh doanh nghiệp, để có lợi nhuận cao, các cơ sở kinh doanh có xu hướng kinh doanh hàng giả để trốn thuế, tăng lợi nhuận doanh nghiệp, thu lợi bất hợp pháp và có thể giải quyết nợ thuếtrước đó.

năm của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và Chi cục Quản lý thị trường Tiền Giang (2012 - 2014). Kỳ vọng cơ sở kinh doanh ở vùng sâu

vùng xa có xu hướng kinh doanh hàng giả nhiều hơn các cơ sở kinh doanh ở thành thị. Địa điểm kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa có quan hệ cùng chiều với hành vi kinh doanh hàng giả và mang dấu (+). Do đó, kết quả nghiên cứ giống với giả

thuyết là Địa điểm kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn có xu hướng kinh doanh hàng giả cao hơn những địa điểm ở trung tâm, thành thị. Trên thực tế cho thấy hàng giả thường len lỏi trong các vùng quê, nơi mà trình độ dân trí còn thấp,

người dân ham rẻ mà dễ dàng chấp nhận tiêu dùng hàng giả. Vì vậy, yếu tố này tác

động mạnh đến hành vi kinh doanh hàng giả.

4.4.4.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê

Biến (AGE) Tuổi: Tuổi của chủ doanh nghiệp không có tác động tới việc kinh doanh hàng giả, biến tuổi không có ý nghĩa thống kê, cho thấy tuổi tác không

tác động đến quyết định tới hành vi bán hàng giả của người kinh doanh. Nghiên cứu của (Rawwas and Singhapakdi, 1998) và (Rugger và King, 1992) thì cho rằng người lớn tuổi thường sống có lý tưởng hơn người trẻ và có đạo đức kinh doanh tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác nhau giữa người trẻ và già về việc bán hàng giả. Thực tế cho thấy rằng không có sự phân biệt tuổi tác trong việc có kinh doanh hàng giảhay không, người già hay người trẻ vẫn có thể kinh doanh hàng giả. Do đó, ta bác bỏ giả thuyết là độ tuổi càng lớn càng ít kinh doanh hàng giả.

(KINHNGHIEM) Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của chủ cơ sở kinh doanh không có tác động đến việc kinh doanh hàng giả, biến này không có ý nghĩa thống

kê, cho thấy rằng kinh nghiệm không tác động đến việc kinh doanh hàng giả. Do đó

ta bác bỏ giả thuyết: Người có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm thì ít kinh doanh hàng giả hơn những người trẻ ít kinh nghiệm. Trong thực tế những người có kinh

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KINH DOANH HÀNG GIẢ CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG (Trang 75 -75 )

×