Biến (AGE) Tuổi: Tuổi của chủ doanh nghiệp không có tác động tới việc kinh doanh hàng giả, biến tuổi không có ý nghĩa thống kê, cho thấy tuổi tác không
tác động đến quyết định tới hành vi bán hàng giả của người kinh doanh. Nghiên cứu của (Rawwas and Singhapakdi, 1998) và (Rugger và King, 1992) thì cho rằng người lớn tuổi thường sống có lý tưởng hơn người trẻ và có đạo đức kinh doanh tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác nhau giữa người trẻ và già về việc bán hàng giả. Thực tế cho thấy rằng không có sự phân biệt tuổi tác trong việc có kinh doanh hàng giảhay không, người già hay người trẻ vẫn có thể kinh doanh hàng giả. Do đó, ta bác bỏ giả thuyết là độ tuổi càng lớn càng ít kinh doanh hàng giả.
(KINHNGHIEM) Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của chủ cơ sở kinh doanh không có tác động đến việc kinh doanh hàng giả, biến này không có ý nghĩa thống
kê, cho thấy rằng kinh nghiệm không tác động đến việc kinh doanh hàng giả. Do đó
ta bác bỏ giả thuyết: Người có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm thì ít kinh doanh hàng giả hơn những người trẻ ít kinh nghiệm. Trong thực tế những người có kinh
nghiệm trong kinh doanh hay không có kinh nghiệm đều có thể kinh doanh hàng giả. Đây là biến định tính mà tác giả đã sử dụng để nghiên cứu mức độ tác động
(DT_THANG) Doanh thu tháng không có ý nghĩa thống kê: nguyên nhân không nằm ở việc số tiền thu được hàng tháng mà nằm ở lợi nhuận thu được. Các hộcó doanh thu cao nhưng chi phí bỏ ra lại lớn nên lợi nhuận có thể sẽ không cao. Dẫn tới khả năng bán hàng giả là ít xảy ra do như biến lợi nhuận đã giải thích cho việc lợi nhuận cao thì có xu thế bán hàng giả nhiều hơn đã được nói ở trên. Tác giả
sử dụng biến này để nghiên cứu dựa theo nghiên cứu của (Lee và Yoo, 2009).
(TN_chinh) Thu nhập chính của cơ sở kinh doanh không có ý nghĩa thống kê. Thu nhập chính của cơ sở kinh doanh từ việc kinh doanh hay từ nguồn thu khác
không tác động đến việc kinh doanh hàng giả của cơ sở kinh doanh. Biến này được sử dụng để nghiên cứu dựa trên biến PROFIT và biến DT_THANG mà (Lee và
Yoo, 2009) đã nghiên cứu. Thực tế cho thấy thu nhập chính của một cơ sở kinh doanh là từ nguồn kinh doanh hàng hóa hoặc từ nguồn thu khác (từ trợ cấp nước ngoài, làm việc khác…), do đó biến này không có tác động đến việc kinh doanh hàng giả.
(LOAITHUE) Loại thuế và (MUCTHUE) mức thuếđều không tác động tới việc bán hàng giả: Loại thuế chủ yếu là GTGT nên việc không có khác biệt là
đương nhiên, mức thuế cũng vậy, với chính sách thu thuếđã được thực hiện hơn 10 năm nay dẫn tới mức thuếthu đã quá quen với các hộ nên họ không có cảm nhận rõ về mức thuế là cao hay thấp (chủ yếu đánh giá bình thường). Sự phát sinh của hai biến này được hình thành dựa trên biến TAX (thuế).
(NHAPKHAU) Hàng nhập khẩu hay trong nước: Vấn đề hàng nhập khẩu cũng không phải là nhân tố cho thấy có bán hàng giả ở mức ý nghĩa 5% (p-value lớn hơn 0.05) do việc hàng nhập khẩu cũng không rõ ràng, hàng nhập khẩu và hàng giả lẫn lộn nên việc xác định hàng nhập khẩu có làm giả hay không cũng không rõ ràng. Trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu, khảo sát thực tế, qua số liệu thanh tra kiểm tra thực tế trong quá trình thực thi công vụ, cho thấy hàng giả có thể là hàng nhập khẩu hoặc hàng trong nước nên tác giả đã sử dụng biến này để nghiên cứu.
Tóm lại chương 4, nhìn chung kết quả nghiên cứu cho thấy việc kinh doanh hàng giả của các cơ sởkinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị tác động bởi các yếu tốliên quan đến chủ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh, cụ thể là Giới tính, Trình độ, Tôn giáo, Lợi nhuận, Ngành nghề (5 nhóm ngành nghề), số lao động, thuế, địa điểm. Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố tác động
có trọng số ảnh hưởng mạnh nhất đến việc kinh doanh hàng giả là ngành nghề
dientuphutung, taphoa, kế đến là số thuế phải nộp (Tax), các yếu tố khác như: giới
tính (Gender), trình độ học vấn (EDU), Tôn giáo (RELIGION), Lợi nhuận
(PROFIT), ngành nghề (VLXD, Xangdau, thucpham), số lao động, địa điểm cũng ảnh hưởng không nhỏ. Các yếu tố tác động nghịch biến với việc kinh doanh hàng giả là Trình độ càng cao càng ít kinh doanh hàng giả, người có Tôn giáo ít kinh doanh hàng giả, sốlao động càng nhiều càng ít kinh doanh hàng giả; Các yếu tố tác
động đồng biến với hành vi kinh doanh hàng giả là Lợi nhuận cao, Giới tính là nam, thuế nộp cao thì khảnăng kinh doanh hàng giả càng cao.
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 4 đã trình bày kết quả kiểm định các thang đo, mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên tỉnh Tiền Giang. Trong Chương này tác giả trình bày kết luận và các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được. Nêu giới hạn của đề tài và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo xoay quanh vấn đề về các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của Cơ sởkinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.