Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 87 - 89)

Theo kết quả nghiên cứu, chúng ta đã nhận dạng được những yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đó là Giới tính, Trình độ, Tôn giáo của chủcơ sở kinh doanh và Lợi nhuận, Ngành nghề (2 nhóm ngành nghề Tạp hóa – Quần áo, Điện tử - Phụtùng, Xăng dầu - Gas), số lao động, thuế, địa điểm của cơ sở kinh doanh. Dựa theo kết quả này, chúng ta thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả của các cơ quan chức năng, có thể ứng dụng ở tỉnh Tiền Giang và rộng hơn là cả nước.

Hàng giả tồn tại trong nhiều lĩnh vực, là một vấn nạn nhức nhối của xã hội, gây tác hại to lớn đến lợi ích người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung

và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nói riêng. Để góp phần hạn chế việc kinh doanh

hàng giả trên thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp

chống hàng giả như sau:

l Nhóm giải pháp đối với chủ cơ sở kinh doanh từ các yếu tố có tác động đến

việc kinh doanh hàng giả.

lNhóm giải pháp đối với yếu tố lợi nhuận và thuế.

lNhóm giải pháp dựa trên yếu tố số lao động của cơ sở kinh doanh và địa điểm kinh doanh.

5.3.1. Nhóm giải pháp đối với chủ cơ sở kinh doanh từ các yếu tố có tác động đến việc kinh doanh hàng giả

Từ kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy các biến: Trình độ, tôn giáo của chủ

cơ sở kinh doanh và giới tính tác động đến hành vi kinh doanh hàng giả của các cơ

sở kinh doanh. Do đó, đề tài này đề xuất một số giải pháp để hạn chế kinh doanh

hàng giả như sau:

Đối với yếu tố “Giới tính”, chủ cơ sở kinh doanh là nam giới thường có xu

hướng kinh doanh hàng giả nhiều hơn nữ, theo nhận định trong thực tế nam tham gia trong lĩnh vực kinh doanh nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam giới giữ vai trò chủ đạo quyết định mọi chính sách hoạt động của cơ sở kinh doanh cao hơn nữ giới, do đó mức độ ảnh đến hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh cũng cao hơn, bên cạnh đó nam thường muốn đột phá làm giàu nhanh vì ham lợi nhuận cao, bản tính của người nam

chấp nhận rủi ro cao hơn nữ. Do đó, các lực lượng chức năng làm công tác chống

hàng giả cần tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh có chủ cơ sở là nam giớiđể

kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh chủ cơ sở là nam,

đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng này.

Đối với yếu tố “Trình độ”, yếu tố “Trình độ” của chủ cơ sở kinh doanh tác

động đến việc hạn chế kinh doanh hàng giả, do đó các cơ quan quản lý nhà nước có chính sách, cơ chế ưu tiên và khuyến khích cho các đối tượng này tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi trong kinh doanh. Đồng thời tạo điều

kiện thuận lợi cho các đối tượng này phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà

nước để chống hàng giả đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác

tuyên truyền vận động các đối tượng khác không kinh doanh hàng giả, vận dụng

kiến thức, trình độ học vấn của các đối tượng này trong công tác chống hàng giả,

Thực tế cho thấy những người có trình độ học vấn thường hiểu biết về pháp

luật, họ có ý thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh, ở Việt Nam lực lượng này

thường làm việc trong các trường học, tham gia nghiên cứu khoa học, làm thuê cho

các công ty nước ngoài, bởi vì họ thiếu kiến thức thực tế trong kinh doanh nên họ

ngại sự rủi ro. Do đó chúng ta cần có những giải pháp thích hợp đối với lực lượng

này, góp phần làm tăng sản phẩm xã hội, tăng trưởng kinh tế.

5.3.2. Nhóm Giải pháp đối với ngành nghề kinh doanh của cơ sở kinh doanh

Yếu tố “ngành nghề”, từ kết quả nghiên cứu có năm nhóm ngành nghề:

taphoa, xangdau, VLXD, dientuphutung, hanganthucpham có tác động đến việc

kinh doanh hàng giả. Các biến này là biến giả, kết quả chỉ ra rằng các cơ sở kinh

doanh các ngành nghề thông dụng sẽ kinh doanh hàng giả nhiều hơn so với các

ngành nghề khác. Vì vậy, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến các ngành nghề này để kịp

thời phát hiện, ngăn chặn việc kinh doanh hàng giả.

Hiện tại, pháp luật có quy định quản lý đối với từng ngành nghề, từng mặt

hàng, đặc biệt đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, khí

dầu mỏ hóa lỏng, gas, thực phẩm.... Tuy nhiên, một số mặt hàng còn quy định

không rõ ràng, cụ thể hoặc còn chồng chéo giữa các ngành các cấp quản lý. Do đó, nhà nước sớm có các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng bộ các chính sách, cơ chế quản lý chuyên ngành đối với các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương đối với từng ngành nghề, mặt hàng cụ thể.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)