Theo David Begg (2010), cung là số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán tại mỗi mức giá có thể. Dư cung xảy ra khi lượng cung vượt quá lượng cầu tại mức giá hiện hành. Dư cầu xảy ra khi lượng cầu vượt quá lượng cung tại mức giá hiện hành.
Lượng cung là sốlượng mà các Doanh nghiệp sẵn lòng và có thể bán tại một mức giá cụ thể trong khoảng thời gian cụ thể (Robert C.Guell, 2008).
Thể hiện mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung, khi những điều kiện khác
không đổi.
Hình 2.1: Đường cung và đường cầu
Nguồn: David Begg (2010)
Các nhân tốtác động đến cung của một hàng hoá
Theo David Begg (2010), i) Giá cả của hàng hoá (P): Nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá cả và cung của chính hàng hóa đó có mối quan hệ đồng biến. ii) Giá cả của các yếu tố sản xuất để sản xuất ra hàng hoá đó: Xu hướng mang tính quy luật là nếu giá các yếu tố sản xuất tăng thì cung sẽ giảm và ngược lại (quan hệ nghịch biến giữa hai đại lượng). iii) Trình độ kỹ thuật, công nghệ: Công nghệ cao làm dịch chuyển đường cung sang phải, nhà sản xuất muốn cung cấp
nhiều hơn tại mỗi mức giá. Công nghệ tiến bộ cho phép sản xuất nhiều hơn tại mỗi mức giá. Trình độ kỹ thuật phát triển cho phép hạgiá thành, tăng lợi nhuậna tăng
cung. iv) Chi phí đầu vào: Mức giá đầu vào thấp hơn (lương thấp hơn, giá nhiên
liệu thấp hơn) khiến các nhà sản xuất muốn sản xuất nhiều hơn tại mỗi mức giá, làm dịch chuyển đường cung sang phải. Mức giá đầu vào cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của việc sản xuất và dịch chuyển đường cung sang trái. v) Trình độ quản lý: Trình
độ quản lý tốt cho phép hạ giá thành, tăng lợi nhuậna tăng cung. vi) Điều kiện tư
nhiên thuận lợi thì nguồn cung hàng hoá tăng, ngược lại điều kiện tự nhiên khó
khăn nguồn cung giảm. Nếu các nhân tố ngoài giá là không đổi (chi phí sản xuất
không đổi) thì mối quan hệ giữa cung và giá cả của một hàng hóa là đồng biến.
Sự dịch chuyển của đường cung:
Theo David Begg (2010), dịch chuyển dọc theo một đường cung xảy ra khi giá cảthay đổi nhưng các nhân tốngoài giá không đổi.
Hình 2.2: Đường cung dịch chuyển
Nguồn: David Begg (2010)
- Sự dịch chuyển của đường cung: Dọc theo một đường cung nhất định, các yếu tố khác không đổi là: công nghệ, giá các yếu tố đầu vào, những quy định của Chính phủ. Một sự tiến bộ công nghệ hay sự giảm giá các yếu tố đầu vào làm tăng lượng cung tại mỗi mức giá.
- Dịch chuyển cả một đường cung xảy ra khi giá cảkhông đổi nhưng các
- Bất kỳ yếu tốnào làm tăng cung đều khiến đường cung dịch sang phải,
tăng sản lượng cân bằng nhưng giảm giá cân bằng. Dự giảm cung (đường cung dịch sang trái) làm giảm sản lượng cân bằng và tăng mức giá cân bằng.
Bất kỳ sựthay đổi nào làm tăng lượng hàng mà người bán muốn sản xuất tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cung sang phải. Bất kỳ sự thay
đổi nào làm giảm lượng hàng mà người bán muốn sản xuất tại một mức giá nhất
định cũng làm dịch chuyển đường cung sang trái (Nguyễn Văn Ngọc, 2007).
Các biến sốtác động tới
lượng cung
Sựthay đổi trong biến số này…
Giá cả Giá đầu vào Công nghệ
Kỳ vọng Sốngười bán
Dẫn tới sự dịch chuyển dọc theo đường cung. Dẫn tới sự dịch chuyển của đường cung. Dẫn tới sự dịch chuyển của đường cung. Dẫn tới sự dịch chuyển của đường cung. Dẫn tới sự dịch chuyển của đường cung.
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc (2007)
Đường cung cho thấy điều gì xảy ra với lượng cung về một hàng hoá khi giá của nó thay đổi trong khi các yếu tố quyết định lượng cung khác được giữ cho không thay đổi. Nếu một trong các yếu tố khác này thay đổi, đường cung sẽ dịch chuyển.
2.5.2. Lý thuyết về cung - cầu hàng giả
2.5.2.1. Giá cả cân bằng
Robert & Daniel (1999) cho rằng hai đường cung và cầu cắt nhau tại mức giá và mức sản lượng cân bằng. Tại mức giá P* lượng cung và lượng cầu vừa đúng
khả năng và càng muốn sản xuất và bán hàng nhiều hơn. Giá ban đầu là P1 , khi đó người sản xuất sẽ cố sản xuất và bán ra một lượng hàng nhiều hơn mức mà người tiêu dùng muốn mua, sẽ phát sinh trạng thái dư thừa hàng hoá, để bán được lượng
dư thừa này hoặc không cho lượng dư thừa tăng lên, nhà sản xuất sẽ giảm giá,
lượng cầu sẽtăng lên, lượng cung sẽ giảm xuống cho đến khi đạt được mức giá cân bằng P*.
Hình 2.3: Cân bằng thịtrường
Nguồn: Robert & Daniel (1999)
Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu (David Begg, 2010). Do đó: Việc sản xuất hàng giả ảnh hưởng rất nhiều đến hàng thật, gây tác
động xấu đến thịtrường, làm cho giá hàng thật giảm, nhu cầu tiêu dùng giảm xuống vì sợ gặp phải hàng giả. Mặt khác, có một số loại hàng hoá giả có giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật mà người tiêu dùng vẫn chấp nhận, khi đó nhu cầu tiêu dùng
tăng, dẫn đến thiếu hụt hàng hoá, sẽ kích thích người kinh doanh tăng sản lượng hàng giả, hàng nhái đểđáp ứng như cầu thịtrường và tăng lợi nhuận.
2.5.2.2. Cân bằng thịtrường về hàng giả
Cân bằng thị trường khi mức giá khiến lượng cung bằng lượng cầu, tại điểm
đó đường cung và đường cầu giao nhau (David Begg, 2010). Hàng giả làm cho thị trường hàng hoá mất cân bằng, có khi làm tăng lượng cung, làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân. Lượng cung hàng giả tăng lên làm tăng lượng cung hàng hoá trên thị trường, hàng thật bị chính hàng giả cạnh tranh không lành mạnh, thị trường
hàng hoá bị dư thừa dẫn đến giá giảm, hàng hoá bán không được, làm giảm sức cạnh tranh của hàng chính hãng, gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến các doanh nghiệp chân chính, về lâu dài gây ảnh suy giảm kinh tế. Do đó, hàng giả cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng thịtrường.
Theo Vincent (2006), hàng giảở Trung quốc là lớn nhất thế giới, đầu những
năm 1980 hàng giảở Trung Quốc ước khoảng 15-20% thị trường hàng hoá, tháng 7
năm 2004 Chính phủ Trung Quốc ước tính giá trị hàng giả là 19 – 24 tỷ USD hàng
năm, Phòng thương mại quốc tế ước tính rằng hàng giả chiếm 8% trên thị trường Thế giới. Hàng giảđã trở thành vấn đề lớn ở Trung Quốc và cũng là một trọng tâm quan trọng trong mối quan hệthương mại quốc tế.
Hàng giảở Trung Quốc đã tác động đến sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. (Gentry et al., 2006; Bloch et al., 1993) cho rằng hàng giả là hiện tượng của toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nước. Tại sao điều này xảy ra và tồn tại lâu như vậy? Các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và loại bỏ hàng giả? Bài biết này cố gắng trả lời những câu hỏi này từgóc độ kinh tế.
Việt Nam là nước có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc, vấn nạn hàng giả ở Việt Nam cũng khá phổ biến. Người tham gia thị trường bao gồm cả người tiêu dùng và nhà sản xuất ra quyết định hợp lý, mục tiêu duy nhất là tối đa hoá lợi ích và lợi nhuận. Có hai loại người tiêu dùng khác nhau: loại có thông tin hoàn hảo sẵn sàng mua những món hàng giả để đáp ứng nhu cầu của họ ở một mức giá hấp dẫn; loại có thông tin không hoàn hảo, là nạn nhân của lừa đảo thương mại. Cả hai
trường hợp có cùng bản chất đối với nhà sản xuất, họ ảnh hưởng đến người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau và có những hậu quả rõ rệt. Trường hợp đầu tiên
được xem xét dưới góc độ cân bằng thị trường trong khi trường hợp sau này là một thất bại thịtrường, chúng ta sẽ xử lý với hai kịch bản riêng biệt.
Nhu cầu thịtrường về hàng giả
Robert (2008) cho rằng thị trường là cơ chế người mua và người bán thương lượng trao đổi.
Nhu cầu về hàng giả trên thị trường luôn luôn có, vì hàng giả có mẫu mã
tương tự như hàng thật lại có giá rẻ nên được người tiêu dùng ưa chuộng, có những
loại hàng hoá giả mạo nhãn hiệu một cách tinh vi mà người tiêu dùng không thể
nhận biết, cũng có những loại hàng hoá dù biết đó là hàng giả nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận do giá rẻ, mẫu mã lại giống như hàng thật.
Theo Vincent (2006), bằng việc phỏng vấn đã tìm thấy rằng trong những
hoàn cảnh nhất định người tiêu dùng được tiếp cận với một thương hiệu cụ thể và sẵn sàng thỏa hiệp về sản phẩm. Belk(1999) cũng phát hiện ra rằng người dân ở các
nền kinh tế chuyển đổi sẵn sàng chi trả một phần thu nhập của họ cho sản phẩm tương tự. Vì vậy, có một nhu cầu cho hàng giả ở các nước kém phát triển như Việt Nam và các nước tiên tiến hơn như Mỹ (một số nhà cung cấp hàng giả đường phố đã bị bắt). Điều gì quyết định nhu cầu này? Đầu tiên, hàng giả cho phép người tiêu dùng thử một phiên bản cấp thấp với mục đích sẽ mua hàng thực nếu thử nghiệm
thành công.Thứ hai, hàng giả cũng xuất hiện để cung cấp giá trị thấp hơn cho chi
phí thấp hơn, đó là một sự thỏa hiệp chấp nhận được. Cuối cùng, chất lượng hàng giả đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là công nghệ sản xuất đã được ra nguồn gốc
và công nghệ mới như giá rẻ, máy in chất lượng cao, màu sắc và máy photocopy, và
ổ ghi CD giá rẻ, thiết bị ghi âm đã trở nên phổ biến hơn. Sự tinh tế cần thiết để phân
biệt hàng giả chất lượng từ mục đích thực đã tăng lên.
Theo Vincent (2006), để xác định trạng thái cân bằng, thị trường hàng giả
phải đáp ứng hai điều kiện. Đầu tiên, các giao dịch là tự nguyện và cả hai bên sẵn sàng trao đổi tài sản của họ trong việc theo đuổi các lợi ích lẫn nhau của họ. Cái
khác là các thông tin phải được công khai, mặc dù những thông tin đưa ra như vậy
có thể đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc các luật khác. Một người tiêu dùng mua hàng hóa giả nghĩ rằng hàng giả rẻ hơn nhưng chất lượng thấp vẫn đáp ứng tốt hơn
so với hàng chính hang. Hàng giả cung cấp cho người tiêu dùng với thương hiệu tốt
với giá cả cạnh tranh, mặc dù chất lượng, nội dung và phần mềm của họ có thể không được tốt cho sau này. Đối với cá nhân có thu nhập thấp, hàng giả có thể là một thay thế tốt cho những thương hiệu mới đích thực. Một thay thế khác có thể
bao gồm hàng lỗi, trả lại, tân trang hoặc không bán được, hàng quá hạn dùng,
thường thấy trong các cửa hàng ở các nước phát triển, nhưng không phải như vậy dễ
có tại các nước kém phát triển. Trong kinh tế, thu nhập và sở thích là hai trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất của nhu cầu. Ở các nước như Trung Quốc
và Ấn Độ, một số người tiêu dùng có sở thích mạnh mẽ đối với tên thương hiệu như
Nike và Polo. Hàng giả có giá rẻ có thể là sự lựa chọn tốt cho người có thu nhập
thấp khi họ không có khả năng mua hàng chính hang.
Khoản chi của người tiêu dùng cho hàng giả sẽ tăng lên trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài người tiêu dùng sẽ chuyển sang hàng chính hang khi thu nhập tăng lên. Do đó, cầu hàng giả giảm khi thu nhập cải thiện.
Với thu nhập cho trước, nhu cầu hàng giả sẽ tăng khi giá đi xuống. Điều này
được mô tả như là luật nhu cầu về kinh tế, tức là, một mối quan hệ trái chiều giữa
nhu cầu và giá cả. Trong hình 1, đường cầu được vẽ như là DD có độ dốc âm, nơi
các trục ngang và dọc đại diện cho số lượng và giá tương ứng.
Cung thị trường về hàng giả
Robert (2008) cho thấy: Đường cung là mối quan hệ giữa giá và lượng cung,
có mối quan hệ thuận (dương) giữa giá và lượng cung, khi giá cao hơn, các doanh
nghiệp có xu hướng muốn bán nhiều hơn.
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa giá, lượng cung và lượng cầu
Theo Vincent (2006), có rất nhiều nhà sản xuất cung cấp hàng giả. Lợi nhuận
của họ là sự khác biệt giữa doanh thu thuần và chi phí bán hàng. Khi lợi nhuận của
sản xuất hàng giả cao hơn so với lợi nhuận trung bình của thị trường nói chung, các
nhà đầu tư sẽ tham gia sản xuất hàng giả mặc dù có thể bị bắt bởi cơ quan thực thi
pháp luật.
Doanh thu từ hàng giả là siêu lợi nhuận. Chi phí sản xuất hàng giả 'bao gồm
cả các chi phí giao dịch cho sản xuất, quản lý, vận chuyển và bán hàng, và các chi
phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí bổ sung mà các nhà sản xuất phải chịu khi sản
xuất hàng giả, kể cả chi phí pháp lý cần thiết để đối phó với khả năng bị truy tố bởi
chính phủ, các vụ kiện của các nhà sản xuất chính hãng, người tiêu dùng và các nhóm lợi ích khác nhau khác. Án phí có thể rất nặng, kể cả bị đóng cửa, phạt tiền và
đi tù. Nó cũng tăng lên khi một trong các điều kiện sau đây cải thiện:
• Chính phủ cải thiện việc thi hành pháp luật;
• Người tiêu dùng nhận ra sự bất hợp pháp của việc mua bán hàng giả;
• Công chúng nói chung, cơ quan lập pháp và thực thi pháp luật công nhận
quyền sở hữu;
• Thị trường khu vực đã được thống nhất.
Nhiều thị trường hàng giả đang thực sự được bảo vệ bởi các chính quyền địa phương vì lợi ích của doanh thu thuế, mà bỏ qua những nỗ lực ngăn chặn của chính
quyền trung ương. Chỉ khi giá của hàng giả tăng lên một cách đáng kể thì các nhà sản xuất sẽ mở rộng sản xuất, do đó nguồn cung hàng giả tăng. Do đó, có chung
một mối quan hệ thuận chiều giữa cung và giá cả. Trong hình 2.4, đường cung được
vẽ như SS có độ dốc dương.
Cân bằng ngắn hạn của hàng giả
Theo Vincent (2006), người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng giả nhiều hơn với
giá thấp hơn trong khi các nhà sản xuất sẵn sàng sản xuất và bán hàng giả nhiều hơn
mua hàng giả chứ không phải là chính hãng, trong khi giá cao có nghĩa lợi nhuận cao hơn cho các nhà sản xuất để có những rủi ro. Giao điểm của họ xác định cân
bằng thị trường, vị trí mà cả người tiêu dùng và nhà sản xuất sẵn sàng giao dịch.
Trong hình 1, điểm E đại diện cho một sự kết hợp của P1 giá và lượng Q1 mà người
tiêu dùng và nhà sản xuất sẵn sàng mua và bán hàng giả tương ứng. Nếu giá cao hơn P1, lượng cầu sẽ ít hơn so với cung cấp, và cuối cùng là cung cấp quá mức sẽ đẩy giá xuống. Nếu giá thấp hơn P1, lượng cầu sẽ được nhiều hơn thế cung cấp, và cuối cùng qua cầu sẽ đẩy giá lên.
Cân bằng dài hạn của hàng giả
Theo Vincent (2006), trong dài hạn cầu và cung hàng hoá giả mạo sẽ co lại.
Khi khả năng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng, sở thích của người tiêu dùng cuối cùng sẽ chuyển sang hàng chính hãng. Tại mức giá như nhau, người tiêu dùng sẽ yêu cầu hàng giả ít hơn và tỷ lệ thay thế cận biên của hàng giả hàng thật sẽ tăng lên. Người tiêu dùng cần phải bồi thường nhiều hơn hoặc chênh lệch giá lớn hơn đến chất lượng thỏa hiệp. Do đó, độ dốc của đường cầu trở nên sắc nét hơn và ở
mức giá như nhau, nhu cầu về hàng giả co lại. Đường cầu mới được vẽ như là DD