- Công tác y tế:
1 Nguồn vốn kinh doanh Tr.đồng
4.2.1 Nội dung các hoạt động dịch vụ của các HTXDVNN huyện Gia Lâm
Bảng 4.4. Hoạt động dịch vụ của các HTXDVNN huyện Gia Lâm
STT Loại dịch vụ Số HTX
thực hiện Tỷ lệ %
1 Thủy nông 19 100
2 Bảo vệ thực vật 19 100
3 Khuyến nông và chuyển giao KHKT 19 100
4 Bảo vệđồng ruộng 17 89,47
5 Cung ứng vật tư NN 14 73,68
6 Làm đất 13 68,42
7 Tiêu thụ nông sản 3 15,79
8 Chế biến sản phẩm NN 1 5,26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh về loại hình dịch vụ của các HTX trên địa bàn huyện Gia Lâm không có sự biến động. Hiện nay, các HTX thực hiện 8 loại hình dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, Thủy nông, bảo vệ thực vật, làm đất, cung cấp vật tư nông nghiệp, dịch vụ Khuyến nông và chuyển giao KHKT là 6 dịch vụ chủ yếu các HTX thực hiện. Còn lại dịch vụ tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp do sựđầu tư còn thấp nên có ít HTX thực hiện (từ 1 đến 3 HTX). Bởi vậy, bài Luận văn chỉđi sâu đánh giá 6 loại hình dịch vụ chủ yếu mà các HTX đang thực hiện.
Để có nguồn kinh phí nhằm tổ chức thực hiện các hoạt động trong HTXDVNN, Đại hội xã viên HTX được tổ chức 5 năm/1 lần và sơ kết đánh giá nửa nhiệm kỳ nhằm quyết định mức thu sản theo đầu sào hàng năm của xã viên. Đại hội xã viên được Ban quản trị đương nhiệm tổ chức với sự tham gia của đại biểu xã viên trong xã để bầu ra Ban quản trị mới, đề ra Nghị quyết của Nhiệm kỳ mới, trong đó có sự thống nhất về mức thu dịch vụđối với xã viên.
Dưới đây là mức thu sản theo đầu sào hàng năm của 3 HTXDVNN Đa Tốn, Cổ Bi, Dương Quang:
Bảng 4.5. Mức thu theo đầu sào/năm đối với xã viên nhiệm kỳ 2010 – 2015 Chỉ tiêu
Đa tốn Cổ Bi Dương Quang
Mức thu (kg thóc) Tỷ lệ (%) Mức thu (kg thóc) Tỷ lệ (%) Mức thu (kg thóc) Tỷ lệ (%) Tổng thu 23,5 100 22 100 17 100 Thủy nông 1,4 5,96 1,0 4,55 1,0 5,88 Bảo vệđồng ruộng 3,5 14,89 3,0 13,64 2,3 13,53 Quỹ công ích 0,6 2,55 0,6 2,73 0,4 2,35 Chi phí quản lý sổ sách 0,6 2,55 0,6 2,73 0,4 2,35 Bảo vệ thực vật 3,5 14,89 3,4 15,45 2,7 15,88 Khấu hao tài sản 4,0 17,02 4,0 18,18 2,6 15,29 Công quản lý 4,0 17,02 3,8 17,27 3,0 17,65 Nạo vét kênh mương 5,3 22,55 5,0 22,73 4,0 23,53 Chuyển giao KHKT, khuyến nông 0,6 2,55 0,6 2,73 0,6 3,53 Nguồn: Tổng hợp từkết quả khảo sát, năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Mức thu đầu sào đối với nhiệm kì 2011-2015 được biểu quyết và thông qua với sựđồng ý của xã viên. Ở HTXDV Đa Tốn quy định mức thu là 23,5kg/sào/năm đối với xã viên, HTXDV Cổ Bi quy định mức thu là 22 kg/sào/năm, HTXDV Dương Quang quy định mức thu là 17 kg/sào/năm mức thu này được duy trì cho đến thời điểm hiện tại (năm 2014).
Biểu đồ 4.1: Mức thu theo đầu sào/năm đối với xã viên nhiệm kỳ 2010 – 2015
Dựa vào biểu đồ 4.1 có thể thấy mức thu đối với nạo vét kênh mương là lớn nhất chiếm từ 22,55% đến 23,53% tổng thu; Bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ thực vật, khấu hao tài sản, công quản lý chiếm từ 13,53% đến 17,75% tổng thu; tiếp theo lần lượt là thủy nông chiếm từ 4,55% đến 5,96% tổng thu; chuyển giao KHKT, khuyến nông chiếm từ 2,55% đến 3,53% tổng thu; quỹ công ích và chi phí quản lý sổ sách chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ chiếm từ 2,55% đến 2,53% tổng thu.
4.2.1.1 Hoạt động dịch vụ làm đất của các HTXDVNN huyện Gia Lâm
Công tác làm đất giữ vai trò rất quan trọng trong các khâu trồng trọt ; vì vậy mà dịch vụ làm đất có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm cho kế hoạch gieo trồng của các hộ xã viên kịp thời vụ. Các HTXDVNN thường tổ chức làm đất trên những khu vực ruộng đất lớn, trên cơ sở phân vùng, lịch gieo trồng để phân bố diện tích cho từng máy hoạt động.
Các HTX trực tiếp tổ chức dịch vụ làm đất cho xã viên với các tổ làm đất, mỗi tổ trung bình từ 2-3 chiếc máy làm đất, trong đó đa số HTXDV có máy đểđáp ứng nhu cầu của xã viên và giảm sự độc quyền của tư nhân trong việc làm đất phục vụ nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 nghiệp. Qua thời gian thực hiện, cho thấy hiện tượng tranh giành khu vực, tự tăng giá thành, yêu sách trong làm đất không còn xảy ra, chất lượng làm đất được nâng lên, đảm bảo thời gian làm đất theo thời vụ của HTX đề ra, tạo mối liên kết giữa khâu làm đất với các khâu liên hoàn trong quy trình sản xuất. Có thể nói dịch vụ làm đất của các HTX đã mang lại hiệu quả kinh tế cho xã viên là rất lớn, phần nào đã hạn chếđược tình trạng tư nhân lợi dụng mùa vụ ép giá gây thiệt hại kinh tế cho xã viên.
Dịch vụ làm đất của các HTX đã đạt được kết quả nhất định, diện tích đất do HTX làm không ngừng tăng lên qua các năm. Đại đa số hộ nông dân đều hài lòng về hoạt động này của HTX.
Bảng 4.6. Tình hình dịch vụ làm đất của các HTXDVNN trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2011 đến 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh % 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ I. Tổng số HTXDV trên địa bàn HTX 19 19 19 - - - Số HTX tham gia DV làm đât HTX 15 14 13 93,33 92,86 93,09 Tỷ lệ HTX tham gia % 78,95 73,68 68,42 - - II.Tổng diện tích làm đất trên địa bàn Huyện Ha 4.136,6 4.094,82 4.057,56 98,99 99,09 99,04 Diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX Ha 4.014,57 3.937,17 3.861,58 99,52 99,07 99,3 Tỷ lệ diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX % 97,05 96,15 95,17 - - - Số HTX lãi từ DV làm đất HTX 10 9 8 - - - Số HTX lỗ từ DV làm đất HTX 3 2 2 - - -
Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Gia Lâm
Qua bảng 4.6 nhận thấy trong vòng 3 năm gần đây số HTXDVNN tham gia thực hiện dịch vụ làm đất trên địa bàn huyện Gia Lâm có xu hướng giảm dần. So sánh tỷ lệ thực hiện dịch vụ làm đất thấy năm sau thấp hơn năm trước; tỷ lệ HTX tham gia năm 2012/2011 chiếm 93,33%; tỷ lệ HTXD tham gia năm 2013/2012 chiếm 92,86%; tỷ lệ bình quân là 93,09%. Cụ thể năm 2011 có 15/19 HTX tham gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 dịch vụ làm đất chiếm tỷ lệ 78,95%, năm 2012 có 14/19 HTX chiếm tỷ lệ 73,68%, năm 2013 có 13/19 HTX chiếm tỷ lệ 68,42%. Loại hình dịch vụ này giảm nguyên nhân chủ yếu là doanh thu không tăng, lãi ít, lỗ nhiều. Năm 2011 có 10 HTX thực hiện dịch vụ làm đất có lãi, 03 HTX bị thua lỗ. Năm 2012 có 09 HTX thực hiện dịch vụ làm đất có lãi, 02 HTX bị thua lỗ. Năm 2013 có 08 HTX thực hiện dịch vụ làm đất có lãi, 02 HTX bị thua lỗ. Một nguyên nhân khiến dịch vụ làm đất giảm là diện tích làm đất cũng bị giảm dần qua các năm. Một số diện tích nông dân bỏ ruộng hoang do cây trồng bị chuột, sâu bệnh phá hoại. Một số diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các Dự án phát triển kinh tế- xã hội, phần diện tích còn lại khó khăn cho sản xuất vì không thuận lợi trong việc tưới tiêu, diện tích quá nhỏ, manh mún khi trồng trọt không đem lại lợi nhuận cho người sản xuất. Năm 2011, diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX là 4014,57ha, chiếm tỷ lệ 97,05%; năm 2012, diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX là 3937,17ha, chiếm tỷ lệ 96,15%; năm 2013, diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX là 3861,58ha, chiếm tỷ lệ 95,17%; So sánh tỷ lệ diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX cũng thấy năm sau thấp hơn năm trước; tỷ lệ diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX năm 2012/2011 chiếm 99,52%; tỷ lệ HTXDV tham gia năm 2013/2012 chiếm 99,07%; tỷ lệ bình quân là 99,3%.
* Thực trạng hoạt động dịch vụ làm đất trên địa bàn huyện:
- Nguồn lực
Bảng 4.7. Nguồn lực của DV làm đất của HTX điều tra giai đoạn 2011- 2013
Chỉ tiêu ĐVT Đa Tốn Cổ Bi Dương
Quang
- Cơ sở vật chất
+Máy làm đất của HTX (50 mã lực) Cái 2 0 0 + Máy làm đất tư nhân (18 mã lực) Cái 10 9 10 + Máy làm đất của tư nhân (35 mã lực) Cái 0 0 1
+ Trâu, bò Con 2 5 7
- Nguồn nhân lực
- Ban chủ nhiệm Người 2 1 1
- Kiểm soát HTX Người 1 1 1
- Tổ trưởng dịch vụ Người 10 5 3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
*Về máy móc phục vụ làm đất:
Đểđánh giá nguồn lực của dịch vụ làm đất giai đoạn 2011- 2013, ta đánh giá 3 xã tiêu biểu cho 03 nhóm xã. HTXDV Đa Tốn là xã đại diện cho nhóm HTX thực hiện dịch vụ làm đất tốt, Cổ Bi đại diện cho nhóm HTX thực hiện dịch vụ làm đất trung bình và Dương Quang đại diện cho nhóm HTX yếu.
Tổng số có 30 máy làm đất ở HTX (chủ yếu là của các tư nhân). Những máy móc thuộc sở hữu tư nhân tuy không thuộc tài sản của Hợp tác xã nhưng có mối quan hệ và liên kết chặt chẽ với Hợp tác xã trong việc thực hiện dịch vụ làm đất ởđịa bàn; nên về cơ bản đáp ứng tốt và kịp thời nhu cầu cho các xã viên của Hợp tác xã. Ngoài ra, ở những khu ruộng có diện tích nhỏ máy không vào được thì các hộ xã viên thuê cá nhân có trâu, bò làm đất, hiện nay ở 3 HTX có 14 con trâu, bò.
Là đơn vị thực hiện dịch vụ làm đất khá tốt, HTXDVNN Đa Tốn đã đầu tư đến 3 máy làm đất. HTXDVNN xã Cổ Bi và Dương Quang không có máy làm đất mà hợp đồng thực hiện làm đất với các máy nhỏ của tư nhân.
Hoạt động dịch vụ làm đất của các HTXDVNN đã bảo đảm tiến độ gieo trồng và chất lượng làm đất cũng như tiết kiệm chi phí cho xã viên, HTX chỉđạo xã viên làm đất và tiến hành gieo trồng tập trung.
Về nguồn nhân lực:
Dịch vụ làm đất được thực hiện theo nhu cầu đăng ký của xã viên. Để phục vụ cho dịch vụ làm đất, đối với HTX không có máy thì HTX tiến hành ký kết với các chủ máy làm đất tư nhân; đối với HTX có máy thì triển khai thực hiện theo đăng ký của các xã viên qua Tổ dịch vụ. Khi thực hiện dịch vụ làm đất đó có các tổ trưởng và cán bộ kiểm soát của HTX giám sát, kiểm tra và nghiệm thu. Thực tế cho thấy, ở xã thực hiện tốt dịch vụ làm đất đã đầu tư khá nhiều vào máy móc và nhân lực; Đa Tốn có 13 cán bộ từ ban chủ nhiệm đến Tổ trưởng dịch vụ; Cổ Bi có 7 cán bộ và Dương Quang chỉ có 5 cán bộ làm công tác này. Các cán bộ của HTX phụ trách dịch vụ này làm việc khá tốt, đáp ứng yêu cầu của các xã viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
Về nguồn vốn:
Nguồn vốn cho việc thực hiện dịch vụ làm đất được trích từ đóng góp của các xã viên cho các hoạt động dịch vụ của HTX (trong đó có dịch vụ làm đất, mức giá do Đại hội xã viên quyết định và HTX là người đại diện đứng ra ký kết với các chủ máy). Có thể thấy rằng, nhìn chung nguồn vốn cho dịch vụ làm đất là khá tốt.
Tổ chức thực hiện
Cũng như các hoạt động dịch vụ khác của HTX, những vấn đề cơ bản của hoạt động dịch vụ làm đất do Đại hội xã viên bàn và đưa ra Nghị quyết quyết định, sau đó HTX tổ chức thực hiện. Bên cạnh sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã, HTX căn cứ vào nhu cầu của các xã viên để từđó thuê (kí kết hợp đồng) với các chủ máy để làm đất cho các xã viên.
Để thực hiện dịch vụ làm đất cho các hộ nông dân, HTX tiến hành thuê các chủ máy thực hiện làm đất. Việc thực hiện làm đất đó (thuê máy, khối lượng và chất lượng công việc, giá dịch vụ) giữa HTX và chủ máy được kí kết qua hợp đồng (liên kết chính thống) nhằm ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
Đa Tốn có máy làm đất thì triển khai thực hiện làm đất theo đăng ký của các hộ nông dân. Giá cả và thời gian thực hiện theo kế hoạch từng mùa vụ.
Trong khi máy thực hiện làm đất thì luôn có sự giám sát, kiểm tra của tổ trưởng dịch vụ và kiểm soát; sau khi công việc hoàn thành lại có sự kiểm tra, nghiệm thu của các hộ nông dân. Nhìn chung, kết quả cũng như chất lượng công việc làm đất là khá tốt. Trong trường hợp máy không thực hiện tốt (làm rối) thì HTX (tổ giám sát kiểm tra) sẽ có chế tài xử lý. Tuy nhiên, khi gặp ruộng khó thực hiện thì các hộ nông dân chủ động chi phí thêm cho các chủ máy để họ làm đất tốt theo yêu cầu.
• Kết quả hoạt động dịch vụ làm đất
Được quan tâm ủng hộ của của Chính quyền, tổ chức thực hiện tốt, sự gắn kết tương đối chặt chẽ và bền vững của các tác nhân tham gia do vậy kết quả hoạt động dịch vụ làm đất của HTX là khá tốt. Điều đó được thể hiện qua những kết quả cụ thể sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
Bảng 4.8. Tình hình hoạt động dịch vụ làm đất của các HTXDVNN điều tra
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Đa Tốn Cổ Bi Dương Quang Đa Tốn Cổ Bi Dương Quang Đa Tốn Cổ Bi Dương Quang 1. Tổng số hộ có nhu cầu làm đất Hộ 1527 353 1305 1402 312 1321 1402 312 1215 - Số hộ nông dân sử dụng dịch vụ làm đất của HTX Hộ 1490 319 981 1392 264 998 1392 264 852 - Tỷ lệ số hộ nông dân làm đất từ dịch vụ của HTX % 97,58 90,37 75,17 99,29 84,61 75,55 99,29 84,61 70,12 2. Tổng diện tích làm đất Ha 408,5 70,3 350,5 386,3 60,5 340,6 386,3 60,5 330,8 - Diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX Ha 397,7 63,5 260,8 383,7 50,6 252,2 383,7 50,6 231,4 - Tỷ lệ diện tích làm đất từ dịch vụ của HTX % 97,36 90,32 74,4 99,33 83,64 74,05 99,33 83,64 69,95 Nguồn: Tổng hợp từkết quả khảo sát, năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Xét về kết quả làm đất của HTX cho hộ nông dân xã viên thì diện tích làm đất mà 03 HTX đã thực hiện trong 3 năm qua ( 2011, 2012, 2013) có xu hướng giảm dần. HTXDVNN Đa Tốn thực hiện dịch vụ làm đất diện tích làm đất tăng từ 97,36% năm 2011 lên 99,33% năm 2013. HTXDVNN Cổ Bi thực hiện dịch vụ làm đất diện tích làm đất giảm từ 90,32% năm 2011 xuống còn 83,64% năm 2013. HTXDVNN Dương Quang thực hiện dịch vụ làm đất diện tích làm đất giảm từ 74,4% năm 2011 xuống còn 69,95% năm 2013. Kết quả này cũng cho thấy hoạt động dịch vụ làm đất của các HTX là tốt. Tuy nhiên, trong thực tế việc làm đất của HTX (cụ thể là các chủ máy mà HTX thuê) đối với 1 số hộ còn chưa được tốt (làm chưa hết diện tích đất cần làm nhất là đối với nơi khó khăn).
Nhu cầu thuê dịch vụ làm đất của các hộ nông dân của HTXDVNN Đa Tốn thực hiện tăng dần từ 97,58% năm 2011 lên tới 99,29% năm 2013. Nhu cầu thuê