Một số nét cơ bản về các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm – thành phố hà nội (Trang 66 - 68)

- Công tác y tế:

4.1 Một số nét cơ bản về các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

Với đặc thù là nước nông nghiệp phát triển trải qua mấy ngàn năm nền văn minh lúa nước; trong quá trình tiến lên CNH- HĐH đất nước Việt Nam vẫn không ngừng quan tâm và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Khi nước ta gia nhập WTO, song song với phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, lĩnh vực kinh tế này càng được Nhà nước khẳng định: kinh tế hợp tác và hợp tác xã vẫn cần phải tồn tại và trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Chỉ thị số 68/CT- TW ngày 24/5/1996 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII và Luật HTX được ban hành đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh tế hợp tác và HTX phát triển. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đảng ta đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Tại Hội nghị cũng đã xác lập môi trường thể chế, tâm lý cho kinh tế tập thể phát triển, nâng cao vai trò chỉ đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước.

Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể và nhu cầu cần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của người dân trên địa bàn huyện, từ sau khi chuyển đổi và đặc biệt là từ khi có nghị quyết 13/NQ - TW Hội nghị Trung ương V (khoá IX) và Đề án 17 của Thành uỷ về nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể đã có nhiều hợp tác xã mới ra đời. Dù còn có sự khác nhau về tên gọi, hình thức, quy mô và phạm vi hoạt động nhưng tất cả các hợp tác xã đã chuyển đổi và thành lập mới đều lấy nội dung dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân là phù hợp với cơ chế thị trường và Luật HTX năm 1996. Các HTX trên địa bàn huyện Gia Lâm chuyển đổi theo Luật HTX 1996 từ năm 1998 cùng với sự chỉđạo chung của Thành phố Hà Nội. Chuyển đổi theo Luật HTX năm 2003 khi kết thúc nhiệm kỳ 1999-2004. Hiện nay, đã có HTX DVNN Đa Tốn và HTX DVNN Trung Mầu đã hoạt động theo Luật HTX 2012. Đây là Luật HTX (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 20/11/2012 và có hiệu lực từ 01/7/2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Năm 2013, trên địa bàn huyện Gia Lâm có tổng số 49 hợp tác xã hoạt động. Trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp có 19 hợp tác xã chiếm 38,79%, 6 HTX nông nghiệp chiếm 12,24%, Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có 14 hợp tác xã chiếm 28,57%, 8 hợp tác xã Thương mại chiếm 16,32% và HTX Trường học có 02 chiếm 4,08%.

Trong khuôn khổ của bài Luận văn này, chúng tôi chỉ chọn đánh giá kết quả hoạt động của 19 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm

Bảng 4.1. Tình hình cơ bản về các HTXDVNN huyện Gia Lâm năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số

1. Tổng số HTX HTX 19

2. Tổng số xã viên Xã viên 13.892

- Xã viên là cá nhân Xã viên 1.308

- Xã viên là hộ nông dân Hộ 12.584

3. Tổng số cán bộ quản lý Người 134 4. Tổng số lao động làm Dịch vụ HTX Lao động 393 5. Diện tích canh tác các HTX phục vụ tưới tiêu Ha 5834,9

Chỉ tiêu bình quân

1.CBQL/ HTX Người 7

2. Xã viên/ HTX Xã viên 731

3. Lao động dịch vụ/ HTX Lao động 21

4. Diện tích canh tác/HTX Ha 307,1

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện năm 2013

Trong những năm qua số lượng xã viên trong các HTXDV cũng tăng lên đáng kể. Tính đến 31/12/2013, toàn huyện có tổng số 13.892 xã viên hoạt động trong HTXDVNN, trong đó có 12.584 xã viên là hộ gia đình, 1.308 xã viên là cá nhân. Bình quân mỗi HTX có 731 xã viên. Hiện nay, toàn bộ các HTX trên địa bàn huyện đang phục vụ tưới tiêu cho 5.834,9 ha đất canh tác, bình quân mỗi HTX đảm nhiệm phục vụ tưới tiêu cho 307,1 ha đất canh tác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Tổng số lao động trong các HTX là 527 người, trong đó có 134 lao động làm cán bộ quản lý và 393 lao động làm dịch vụ. Bình quân mỗi HTX có 7 cán bộ quản lý và 20 lao động trực tiếp làm dịch vụ.

Hoạt động kinh doanh - dịch vụ chủ yếu của các hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụđầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một phần phục vụ nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm – thành phố hà nội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)