Bài học kinh nghiệm của phát triển HTXDVNN Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm – thành phố hà nội (Trang 32 - 46)

2.2.2.1 Tình hình các HTX trên quốc tế

*Thái Lan

Thái Lan là nước có phong trào HTXNN phát triển mạnh, năm 1916 được lấy làm năm kỷ niệm thành lập. HTXNN đầu tiên được ra đời với 16 thành viên tại một vùng là để giúp đỡ những nông dân trang trải được món nợđối với bọn cho vay nặng lãi và bảo vệ quyền canh tác của nông dân trên mảnh đất mà chủđất cho thuê. Từ hiệu quả hoạt động của HTXNN này, với sự giúp đỡ của Nhà nước, hai năm sau đã có trên 60 HTXNN được thành lập ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Cùng với sự biến động về kinh tế, nhu cầu chính của cuộc sống, các loại hình HTXNN khác cũng xuất hiện và hoạt động trong cả nước. Đến nay, các loại hình HTX vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển và ngày càng vững mạnh, trong đó HTXNN là loại hình quan trọng nhất, giữ vai trò chủđạo trong hệ thống phong trào HTX ở Thái Lan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Các HTXNN ở Thái Lan được hình thành là do những nông dân tự nguyện liên kết lại với nhau có hoạt động rất đa dạng. Một số hoạt động chính của HTX là:

- Cho xã viên vay vốn: Với sự hỗ trợ của chính phủ, ngân hàng nông nghiệp, HTXNN và các tổ chức tín dụng khác, các xã viên đã có thể tiếp cận với các khoản vay dễ dàng hơn với lãi suất thấp và thời hạn phù hợp. Các khoản vay được phân loại dưới dạng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Với các khoản vay này giúp các xã viên có thể mua được hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, mua mới hoặc cải tạo đất đai …

- Nhận tiền gửi tiết kiệm của xã viên: Đây là một trong những hoạt động của HTX bởi vì theo họ tích lũy tiết kiệm có thể giúp cải thiện đời sống của xã viên. Các khoản tiền gửi có thể được sử dụng vào mục đích kinh doanh của HTX giúp đem lại lợi nhuận cho cả HTX lẫn xã viên. Hiện nay các xã viên có thể gửi các khoản tiết kiệm ở tại HTX của họ.

- Thu mua nông sản của xã viên để kinh doanh: cùng với hoạt động tín dụng, HTX cũng thu mua các sản phẩm chất lượng tốt để bán cho các xã viên và bên ngoài. Người mua được đảm bảo về giá cả cạnh tranh và số lượng đầy đủ khi họđặt hàng với số lượng lớn thông qua HTX.

- Marketing: cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp, hạt giống cho xã viên: Thông qua hoạt động kinh doanh, các xã viên không chỉđược mua với giá cả tốt mà còn yên tâm về cân đo đong đếm, số lượng, trọng lượng sản phẩm. Với sự hỗ trợ của chính phủ, HTX đã thiết lập các trung tâm phân phối sản phẩm không chỉ trong nước mà có cả ở nước ngoài. Một trong những sản phẩm đạt được thành công và được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là chuối Hom Thong không hóa chất.

- Cung ứng các loại dịch vụ nông nghiệp cho xã viên: HTX cung cấp cho xã viên các dịch vụ mở rộng và phát triển nông nghiệp với chi phí hợp lý như cải tạo đất đai, tưới tiêu … dựa trên nguyên tắc chia sẻ chi phí. (Liên minh HTX Việt Nam, 2004).

* Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tích cực góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nhật Bản có nền công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 nghiệp và dịch vụ phát triển nhưng họ vẫn chú trọng vào phát triển nông nghiệp.

HTXNN Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: các HTXNN cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. Các tổ chức HTX cơ sởđược tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh, gồm những thành viên thường xuyên là nông dân và các thành viên liên kết khác. HTXNN có hai loại: HTXNN đa chức năng và HTXNN đơn chức năng. HTXNN đa chức năng có nhiệm vụ hoạt động trong sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày; Cho vay và đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm … HTXNN đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác. Ngoài ra còn có chức năng tiếp thị sản phẩm của các xã viên thành viên và cung cấp nguyên liệu sản xuất …

Các HTXDVNN ở Nhật Bản thường tập trung vào cung ứng một số dịch vụ chủ yếu sau:

+ Dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: các HTXNN Nhật Bản cung cấp các yếu tốđầu vào, nhu yếu phẩm cho xã viên với giá cả hợp lý và chất lượng cao.

+ Dịch vụ tiếp thị và tiêu thụ nông sản: khâu tiếp thị và phân phối hàng nông sản thông qua HTXNN Nhật Bản được thực hiện qua các khâu phối hợp cùng vận chuyển, phối hợp lựa chọn sản phẩm, phối hợp tiêu thụ và phối hợp điều chỉnh cung cầu đểổn định giá cả

+ Hoạt động chế biến nông sản: các HTXNN thực hiện chế biến theo ba loại: chế biến và tiêu thụ nông sản; kết hợp sử dụng tập thể các phương tiện chế biến; mua hàng và chế biến.

+ Hoạt động tín dụng: Nguyên tắc hoạt động của HTX tín dụng nông nghiệp là hoạt động tương hỗ, HTXNN huy động vốn từ xã viên có tiền nhàn rỗi rồi cho xã viên có nhu cầu vay để sản xuất.

+ Dịch vụ hướng dẫn nhà nông, hỗ trợ đào tạo (chuyển giao các tiến bộ KHKT trong HTX cho hộ xã viên nông dân)

Đội ngũ cố vấn nhà nông, là người hướng dẫn trực tiếp người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy trình chăm bón, giảm chi phí sản xuất bằng việc khuyến khích người dân tham gia sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới, vật tư đầu vào và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 thị trường đầu ra.

Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTXNN là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức này. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất …. Tuy nhiên không ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX này. (Liên minh HTX Việt Nam, 2000).

Bảng 2.1 Số liệu thống kê HTXNN đa chức năng

Năm HTX NN Số lượng Số xã viên(1000) Số hộ nông dân (1000 hộ) Xã viên chính thức Hộ xã viên chính thức Xã viên không chính thức 1960 12.050 5.780 5.072 756 6.057 1970 6.049 5.890 5.304 1.387 5.402 1980 4.528 5.641 5.088 2.244 4.661 1990 3.574 5.544 4.859 3.056 3.853 1995 2.635 5.440 4.729 3.589 3.443 1996 2.472 5.428 4.716 3.684 1997 2.284 5.388 4.677 3.735 1998 2.006 1999 1.812

(Nguồn: Naoto Imagawa, 2010)

* Hàn Quốc:

- Dịch vụ cung ứng vật tư và hàng tiêu dùng cho nông dân: Để đảm bảo cho nông dân có đủ vật tư thiết yếu đúng thời gian, giá rẻ, chất lượng đảm bảo, Liên đoàn HTX Hàn Quốc (NACF) chịu trách nhiệm cung cấp phân, thuốc, máy công cụ, hạt giống, thức ăn gia súc và các vật tư thiết bị nông nghiệp chủ yếu cho nông dân thông qua 236 HTX thành viên chuyên trách vận chuyển và phân phối.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 nghiệp và các quỹ tín dụng ở HTX. Để giúp nông dân có thể vay tiền từ ngân hàng, NACF mở dịch vụ bảo hiểm tín dụng.

- Chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với HTXNN:

+ Liên đoàn HTXNN sẽđược miễn tất cả các loại thuế do chính quyền đưa ra. + Chính phủ có chính sách cho vay ưu đãi đối với các nhóm nông dân, các khoản hỗ trợ này thông qua hệ thống Ngân hàng nông nghiệp (ví dụ: Chính phủ cho nông dân vay với lãi suất từ 2-3% trong khi các tổ chức khác vay với lãi suất là 10%) và chính sách bảo hiểm xã hội nông nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ hỗ trợ người dân mua máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là 50% theo giá thị trường khi người nông dân mua xăng, dầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được miễn thuế.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn Chính phủ hỗ trợ từ 30-40% tổng kinh phí đầu tư, sau đó bàn giao cho các HTX quản lý. HTX mua đất thì Chính phủ ưu đãi thuế là 100%.

+ Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX, Chính phủ hỗ trợ theo từng mức thông qua các chương trình của khoa học, như các khóa học về quy trình chuyên môn hóa về nông nghiệp thì mức hỗ trợ là 90% tổng kinh phí bồi dưỡng, đào tạo với thời gian bồi dưỡng chuyên môn tối thiểu là 3 tuần và tối đa là 6 tháng … (Liên minh

hợp tác xã Việt Nam, 2009)

2.2.2.2 Tình hình các HTX trong nước

* HTXDVNN Dân Chủ - Tỉnh Hòa Bình:

HTXNN Dân Chủ, tỉnh Hoà Bình là HTX toàn xã thành lập từ năm 1966 và được chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 1997. HTXDVNN Dân Chủ đã từng bước đi lên trong cơ chế thị trường. HTX có một đội ngũ cán bộ trẻ, luôn nắm bắt các thông tin kinh tế trên thị trường để áp dụng vào hoạt động dịch vụ HTX, sản xuất nông nghiệp.

Ban chủ nhiệm và các xã viên đã xác định rõ phương hướng tổng quát hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là hoạt động đa ngành, trong đó chú trọng các ngành nghề kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp. Năm 2005,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 HTX đã qui hoạch lại vùng sản xuất từ cây lúa không ăn chắc thành vùng có giá trị kinh tế cao như vùng chăn nuôi thuỷ sản 20 ha, khu trồng rau màu 17 ha, diện tích cây lúa 2 vụ 300 ha. Nhờđó kinh tếđịa phương ngày càng ổn định và bền vững. Để phát triển sản xuất, Ban quản trị HTX đã chỉ đạo kịp thời và đưa ra các giải pháp thích hợp cho sự phát triển HTX, nâng cao chất lượng các dịch vụ như dịch vụ cung ứng vật tưđạt 100% theo nhu cầu xã viên, dịch vụ thuỷ lợi đầu tư tu sửa nâng cấp sửa chữa kênh mương, nâng cấp trạm bơm và đầu tư thêm máy bơm dầu phục vụ cho công tác tưới tiêu; mở rộng thêm dịch vụ bảo vệ thực vật và dịch vụ tín dụng nội bộ nhỏ. Các mặt hàng phân bón, giống các loại, thuốc bảo vệ thực vật thuốc thú y phát triển theo hướng cung đủ cầu giữa HTX với xã viên. Năm 2008, HTX đã mở thêm dịch vụ cộng đồng kinh doanh nhà hàng ăn uống theo hình thức góp vốn của xã viên được 150 triệu đồng. Dịch vụ này đã thu được lợi nhuận đáng kể.

Xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HTX đối với xã viên, hoạt động HTX phải đa dạng nhiều nội dung hoạt động, tìm ra được những giải pháp mới trong quản lý kinh doanh dịch vụ cho phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo hài hòa ba lợi ích Nhà nước, HTX và xã viên. HTXDVNN Dân Chủ là HTX kiểu mới. Cán bộ làm công tác quản lý hợp tác phải năng động trong cơ chế thị trường, hiểu biết chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về mô hình hợp tác kiểu mới hoạt động theo Luật HTX, nắm bắt yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, biết tiếp thu những tiến bộ khoa học – công nghệ, nghiên cứu nắm thị trường và khả năng phát triển của địa phương mình cho phù hợp với điều kiện phát triển HTX. (Dương Anh Tiến, 2006)

* HTXDVNN xã Nghĩa Hồng – thành phố Nam Định:

Được thành lập vào tháng 1/1997, HTX Nông nghiệp Nghĩa Hồng huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, với hoạt động chính là hướng dẫn sản xuất, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật mới, tổ chức sản xuất hàng nông sản xuất khẩu và sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Trong những năm qua, HTX Nghĩa Hồng luôn luôn đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với kinh tế thị trường. Đã thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 cấu cây trồng, thay đổi tập quán sản xuất lâu đời độc canh 2 vụ lúa, mở ra hướng sản xuất mới trên đồng đất thịt nặng, thường xuyên bịảnh hưởng mặn, rất khó khăn cho trồng trọt, nay đã đạt năng suất, hiệu quả cao. HTX đã đầu tư quy hoạch xác định vùng tập trung sản xuất hàng hóa, vụ chiêm xuân cấy lúa lai cao sản đủ lương thực ăn cho cả năm. Vụ mùa và vụđông phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở liên kết hợp đồng cung cấp sản phẩm làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Thực hiện chương trình kiên cố các công trình thủy lợi đầu mối, quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bê tông hóa đường bờ vùng. HTX có tổ dịch vụ chuyên trách với 62 thủy nông viên được bố trí điều tiết nước đến từng thửa ruộng. Tổ dịch vụ sản xuất giống, gồm 45 hộ xã viên, được quy hoạch gọn vùng chuyên sản xuất giống lúa lai F1 và lúa thuần đảm bảo cung ứng đầy đủ giống tại chỗ cho xã viên với giá thành hạ và tiêu thụ ra thị trường mỗi năm từ 30 đến 50 tấn giống các loại, mỗi năm thu lãi từ 20 đến 30 triệu đồng.

Tổ dịch vụ chuyên làm đất với 54 máy kéo nhỏđược hình thành từ năm 1997 đảm bảo làm đất cho 100% diện tích bằng máy, chủđộng cho sản xuất với giá thành làm đất luôn thấp hơn mặt bằng thị trường, tạo điều kiện ứng dụng thâm canh cao và đổi mới sản xuất. Ngoài ra HTX còn hợp đồng làm đất cho các địa bàn lân cận, mỗi năm thu lãi từ 30 đến 50 triệu đồng. Mô hình dịch vụ vật tư của HTX hoạt động có hiệu quả, làm chủ hoàn toàn thị trường khu vực. Những năm gần đây thực hiện QĐ 80 của Thủ tướng Chính phủ, dịch vụđầu ra của HTX được tăng cường có tính bền vững và ổn định hơn, thông qua các hợp đồng được kí kết trên cơ sở liên kết 4 nhà góp phần mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm cho xã viên, nâng cao đời sống người lao động và tăng thu nhập cho Hợp tác xã. (Dương Anh Tiến, 2006)

*HTXNN tỉnh Đồng Nai

HTXNN tỉnh Đồng Nai lấy gốc là cơ sở ấp xã, phường nhằm dựa vào hình thái phát triển kinh tế xã hội, dân cư, phong tục tập quán để tuyên truyền hướng dẫn (cầm tay chỉ việc) nhằm phù hợp những điều kiện cần và đủ trên nhu cầu thực tế hiện có. Đồng thời trên cơ sở vận động những chủ hộ, tiểu chủ, chủ trang trại,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 doanh nghiệp đã và đang có tiềm lực về kinh tế, chuyên môn cũng như quản lý tham gia thành lập HTX. Tuyên truyền để thành lập HTX và cũng cố HTX yếu kém. HTX đi từ thấp đến cao trên cơ sở hợp tác đơn giản, tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao. Hoạt động có hiệu quả, nông dân thấy nhu cầu phát triển để có pháp nhân, thương hiệu và thị trường, muốn tự nguyện thành lập HTX để sản phẩm của họ có lợi nhuận cao hơn nhằm cạnh tranh sản phẩm khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm – thành phố hà nội (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)