- Công tác y tế:
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu
* Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý – chính trị quan trọng của Thủ đô, có lợi thế về mặt đối ngoại, là trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những năm qua, Gia Lâm không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Kết quả đạt được là kinh tế của huyện liên tục phát triển với tốc độ khá cao. Cùng với các thành phần kinh tế khác, các HTXDVNN cũng góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Sau khi có Luật HTX năm 1996 và sửa đổi Luật năm 2003, hầu hết các HTXDVNN trên địa bàn huyện đã thực hiện chuyển đổi theo Luật. Nhưng một số HTXDVNN trên địa bàn huyện hoạt động còn kém hiệu quả. Các HTXDVNN chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ của mình; hoạt động và xây dựng phương án hoạt động còn lúng túng, tổ chức còn chưa khoa học, thiếu cập nhật thông tin thị trường, chưa sát với thực tế và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn huyện Gia Lâm làm địa bàn nghiên cứu.
* Chọn mẫu nghiên cứu
Tính đến năm 2013, địa bàn huyện Gia Lâm có 19 HTXDVNN được phân bố trên địa bàn 18 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Yên Viên, xã Bát Tràng và xã Kim Lan không có HTX DVNN. Trong tổng số 19 HTX DVNN, chúng tôi chọn điều tra 03 HTX (trong đó có 01 HTX được đánh giá hoạt động tốt, 01 HTX được đánh giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 hoạt động trung bình, 01 HTX được đánh giá hoạt động kém hiệu quả), theo kết quả đánh giá trong đợt điều tra HTX của huyện năm 2013. Đó là các HTX DVNN: Đa Tốn, Cổ Bi, Dương Quang. Tổng số phiếu điều tra là 132 phiếu được chia đều với 3 xã, mỗi xã điều tra 40 hộ xã viên và 4 phiếu đối với Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kiểm soát, kế toán hợp tác xã.
* Phương pháp điều tra
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn hộ xã viên bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, phỏng vấn trực tiếp các hợp tác xã (Ban quản lý HTX), các hộ nông dân. Thông tin thu thập được sau khi xử lý, dùng để phân tích thực trạng hoạt động của các HTXDVNN làm căn cứđểđề xuất giải pháp.