- Tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp của các HTXDVNN điều tra
4.5.2 Định hướng nhằm nâng cao hoạt động của HTXDVNN.
4.5.2.1 Định hướng chung
Trước hết cần phải tiếp tục đổi mới nhận thức về HTXDVNN, nhất là nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và tác dụng của HTXDVNN trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn và đưa nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tổ chức và quản lý: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Từ thay đổi nhận thức về HTXDVNN cần sớm khắc phục những mặc cảm, định kiến với mô hình HTXDVNN kiểu cũ và đổi mới cơ chế chính sách, chỉ đạo thực tiễn phát triển HTXDVNN trong mối liên kết hợp tác với các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức sản xuất nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội.
Phải gắn mục tiêu hoạt động của HTX với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX phải gắn liền với các tầng lớp nông dân để giúp đỡ họ trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống văn hóa xã hội, cùng nhau làm ăn, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, khắc phục tình trạng manh mún, khép kín, tự cấp tự túc của kinh tế hộ nhằm tạo nhu cầu và động lực tham gia HTXDVNN của kinh tế hộ. Ngoài ra, HTX cần phải có cơ chế chính sách quan tâm hơn nữa đến đời sống văn hóa của các hộ.
Huy động mọi nguồn lực, mở rộng quy mô hoạt động, tiếp tục đẩy mạnh công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, tạo mọi điều kiện khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nâng cao năng suất. Đồng thời phải coi trọng công tác cán bộ cho HTX. Thực tế cho thấy rằng, đội ngũ cán bộ của HTX có trình độ chuyên môn tốt và tâm huyết với nghề sẽ là động lực rất lớn trong việc giúp đỡ người dân sản xuất. Do đó, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX cần được chú trọng hơn nữa.
Mở rộng liên kết hợp tác giữa HTX với các thành phần kinh tế khác. Đặc điểm của kinh tế thị trường là cạnh tranh và hợp tác, do đó từng HTX không thể khép kín mà phải mở rộng hợp tác với các thành phần kinh tế khác, chủ động tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp lớn để nâng cao trình độ kinh doanh và sức cạnh tranh của mình góp phần giúp đỡ người dân trong các khâu sản xuất, đầu vào đầu ra thuận lợi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111
4.5.2.2 Định hướng phát triển HTXDVNN huyện Gia Lâm
+ Trước mắt phát triển các HTXDVNN Huyện Gia Lâm, phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Phát triển các HTXDVNN Huyện Gia Lâm cũng cần phải hướng tới liên kết rộng rãi các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế.
+ Phát triển HTX nông nghiệp chuyên ngành. Đây là mô hình tổ chức mới đa dạng về hình thức tổ chức, hình thức sở hữu, như HTX chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, trồng hoa cây ảnh, trồng rau an toàn... phát triển ở những thôn sản xuất tập trung, có phong trào.
+ Các HTXDVNN huyện Gia Lâm nên xây dựng HTX tín dụng nhằm thu hút mạnh hơn xã viên HTX tham gia, tập trung vốn cho xã viên vay để đầu tư vào phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng nghành nghề.