0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Quá trình phát triển của HTXNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 -32 )

2.2.1.1 HTXNN trước thời kỳđổi mới (trước 1986)

Kể từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 phát triển mô hình kinh tế hợp tác mà cụ thể là kinh tế HTX trong nông nghiệp được coi như một thử thách lớn. Ở thời điểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 đó trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn thì kinh tế HTX đã giúp nước ta thoát khỏi nạn đói năm 1945 đồng thời tạo ra hậu phương vững chắc phục vụ tiền tuyến.

Giai đoạn từ năm 1959 đến 1960 phong trào hợp tác hóa trong thời kỳ này được thực hiện theo tư tưởng “còn chếđộ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lối làm ăn cá thể thì vẫn còn cơ sở vật chất và điều kiện cho khuynh hướng tư bản chủ nghĩa”. Do tốc độ hợp tác hóa quá nhanh không chú ý đến đặc điểm riêng của từng địa phương nên dẫn đến một thực trạng là nhiều hộ nông dân bị bắt buộc vào HTX mặc dù họ không muốn như vậy. Khi gia nhập HTX họ trở thành thành những thành viên không nhiệt tình với phong trào thi đua sản xuất, chống đối thậm chí mưu đồ phá hoại HTX.

Đến năm 1975 nhiều HTX bậc thấp đã được đưa lên bậc cao hơn và đã trở thành một phong trào lớn lan rộng cả nước, từ việc mở rộng quy mô HTX theo mô hình tập thể hóa tới việc củng cố HTX về mọi mặt. Phong trào hợp tác hóa đã bộc lộ nhiều nhược điểm đó là sự không phù hợp của mô hình HTX bậc cao, quy mô lớn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ cán bộ quản lý. Nguyên nhân trên làm kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng trước hết là sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút. Kinh tế hợp tác ngày càng biểu hiện tiêu cực như: mất dân chủ, tham ô, lãng phí, phân phối không đều, không rõ ràng. Thu nhập của xã viên HTX vốn đã thấp lại càng giảm, mức lương bình quân đầu người giảm từ 17kg/người/tháng (1965) thì đến năm 1980 chỉ còn 10,4kg/người/tháng. Nhìn rõ thực trạng trên nhiều xã viên HTX chán nản, ruộng đất bỏ hoang, số lượng người xin ra khỏi HTX ngày càng tăng, cuối năm 1973 toàn miền Bắc có 1098 HTX vỡ hoàn toàn, 27.036 hộ xã viên xin ra khỏi HTX.

Trước tình hình đó 13/1/1981 Ban bí thư TW Đảng đã ra chỉ thị 100/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTXNN (gọi tắt là khoán sản phẩm ). Chỉ thị đã nêu rõ mục đích là: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, lôi cuốn được người lao động hăng hái sản xuất, sử dụng tốt đất đai tư liệu sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất XHCN, nâng cao đời sống xã viên. Chỉ thị 100 ra đời đã đáp ứng được nguyện vọng của nông dân, được các địa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 phương, các ngành và nông dân phấn khởi đón nhận, nhanh chóng thực hiện ở hầu khắp các cơ sở. Trong một thời gian ngắn đã khơi dậy sinh khí mới cho nông thôn, nông nghiệp, ngăn chặn sa sút, tạo đà đi lên gợi mở một hướng mới vềđổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Tuy nhiên chỉ thị 100 còn nhiều hạn chế, nguyên tắc nêu ra còn cứng nhắc, cơ chế quản lý HTX về cơ bản còn là bao cấp, phân phối theo công điểm. HTX còn bị ràng buộc trong tổng thể cơ chế quản lý tập trung bao cấp của Nhà nước, thu nhập từ kinh tế tập thể thấp, mức khoán không ổn định, tệ quan liêu, mệnh lệnh và tình trạng tham ô lãng phí trong HTX tiếp tục tăng, động lực vừa mới tạo ra đã dần bị triệt tiêu, người lao động thiếu yên tâm trong sản xuất. (Thạch Phú Thành,2010) 2.2.1.2. HTXNN Việt Nam khi có nghị quyết 10 bộ chính trị (1987-1996)

Trong bối cảnh chỉ thị 100 còn nhiều hạn chế, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đề ra ngày 5/4/1988 với nội dung chủ yếu là: “Tổ chức lại sản xuất trong các HTX; đặt rõ vai trò kinh tế hộ xã viên; khoán gọn đến hộ và nhóm hộ. HTX là đơn vị tự chủ, tự quản, điều chỉnh và đổi mới một bước các quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý giữa HTX với hộ xã viên, đổi mới quan hệ phân phối, xóa bỏ chếđộ phân phối theo công điểm, bảo đảm người lao động trực tiếp được hưởng trên dưới 40% sản lượng khoán, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông thôn, nông nghiệp, từng bước xây dựng nông thôn mới”.

Những quan điểm về tư tưởng và chủ trương đề ra ở nghị quyết 10 của Bộ chính trị và các Nghị quyết của Ban chấp hành TW khóa VI được các ngành, các cấp và đông đảo nông dân cả nước hưởng ứng thực hiện năng động sáng tạo. Sản xuất nông nghiệp sau Đại hội VI lại có bước tiến mới: sản xuất lương thực tăng, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa có quy mô tương đối lớn, kim ngạch xuất khẩu nhu cầu lương thực của xã hội được đảm bảo hơn. Năng lực sản xuất được tăng cường, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ nông dân được xác lập. Kinh tế có bước phát triển, đời sống của nông dân một số vùng được cải thiện thêm một bước.

2.2.1.3. HTXNN từ khi có luật HTX 1996 đến trước khi có Nghị quyết hội nghị trung

ương 5 (khóa IX)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 Đảng, Nhà nước về HTX cũng được ban hành đồng thời như: chỉ thị 68 của Bí thư TW Đảng; Nghị quyết về chuyển đổi HTX cũ theo Luật, Nghịđịnh 15 về các chính sách ưu tiên đối với HTX; Nghị định 02 về chức năng quản lý Nhà nước đối với HTX và các nghịđịnh ban hành điều lệ mẫu của các HTX ngành khác.

Có thể nói đây là lần đầu tiên chúng ta có được bộ luật HTX hoàn chỉnh và đầy đủ nhằm phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tính đến thời điểm 1996 cả nước có 13.782 HTXNN. Sau hơn ba năm 1997-2000 thực hiện luật HTX các địa phương đã rà soát, phân loại, cho phép giải thể 6.222 HTX yếu kém, số HTX thực sự chuyển đổi là 7.531 HTX. Tới tháng 6/2000 cả nước chuyển đổi được 5.692 HTX chiếm 75% so với tổng số HTX hiện có, trong đó có 58% HTX được cấp giấy đăng ký kinh doanh, đồng thời đã có 1.319 HTX mới được thành lập.

Phát triển kinh tế tập thể trong đó kinh tế HTX làm nòng cốt có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân. Qua một thời gian tồn tại và phát triển, HTXNN đã chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, luật HTX 1996 ban hành đã kịp thời khắc phục tình trạng sa sút khủng hoảng của mô hình HTX kiểu cũ trước đây, tạo cơ sở cho HTX kiểu mới hình thành và phát triển.

Với việc tiếp tục xây dựng và đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Nhà nước đã ban hành luật HTX ngày 26/11/2003. Hầu hết các xã, HTX đã tổ chức triển khai nội dung của luật với đơn vị mình. Các HTXNN từđó nhận định được vai trò và trách nhiệm của mình đã có những bước đổi mới và phát triển hợp lý hơn. Thực hiện chuyển đổi theo tinh thần của luật HTX 2003 và Nghị định 177/2004/CP-NĐ của Chính phủ là nhằm làm cho các HTX năng động hơn, có quyền tự chủ và tự quyết trong nhiều hoạt động hơn và công khai tự quyết về tài chính. Theo đó UBND các địa phương phải thực hiện chính sách giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX làm trụ sở, nhà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 kho, nhà xưởng mà không thu tiền. Đây là chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với loại hình kinh tế HTXNN. Chính vì vậy hoạt động của HTXNN cần nâng cao hơn nữa hiệu quả, cần xóa bỏ tính quan liêu, bao cấp, bên cạnh đó hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ một cách khoa học và bắt kịp với xu thế chung.

2.2.1.4. Giai đoạn từ sau khi có Nghị quyết 13 – NQ/TW năm 2001 đến nay

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 được triển khai thực hiện đã tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, HTX có bước phát triển thuận lợi và khí thế hơn. Sau hơn một năm triển khai đã có hơn 100.000 tổ hợp tác và hơn 1.000 HTX mới được ra đời. Theo thống kê chỉ riêng năm 2003 cả nước đã thành lập mới được 1.034 HTX. Nhiều văn bản chính sách quy định, luật pháp về phát triển kinh tế hợp tác, HTX tiếp tục được ban hành và sửa đổi. Luật HTX đã được Quốc hội thông qua kỳ họp cuối năm 2003 và có hiệu lực chính thức thi hành từ ngày 01/7/2004 các cơ quan Nhà nước đã và đang khẩn trương soạn thảo các văn bản dưới luật để ban hành chính sách theo hướng khuyến khích HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, đảm bảo luật HTX mới được thi hành một cách đồng bộ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 -32 )

×