Hình 3: Chi phí của ACB Cần Thơ năm 2009 – 2011

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 55)

Nhìn chung, chi trả lãi huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí, chiếm tỷ lệ từ 32,87-38,02%. Nguyên nhân là do chi lãi điều hòa vốn và lãi huy động vốn đều tăng qua các năm. Thông thường lãi điều hòa vốn cao hơn lãi huy động là do chi phí điều chuyển vốn từ Hội sở cao hơn chi phí huy động. Năm 2009, chi phí trả lãi mua vốn từ Hội sở cao hơn chi phí lãi huy động chiếm hơn 51%/tổng chi phí, tương đương 80.518 triệu đồng. Sang năm 2010, chi phí mua vốn từ Hội sở vẫn tăng nhưng chỉ giữ ở mức gần 41%/tổng chi phí. Nguyên nhân là do ACB áp dụng chính sách mua bán vốn nội bộ, Chi nhánh phải mua toàn bộ vốn từ Hội sở để cho vay nên làm cho chi phí mua vốn từ Hội sở tăng lên là điều tất yếu. Đến năm 2011, Lãi điều hòa vốn có xu hướng giảm về giá trị (năm 2010 đạt 100.146 tỷ đồng và năm 2011 giảm còn 96.745 tỷ đồng), nhưng tăng về tỷ trọng (năm 2010 chiếm 40,88%, đến năm 2011 đạt 42,84% tổng chi phí). Bên cạnh đó thì lãi huy động không ngừng tăng qua các năm, Điều này

có được là do ACB Cần Thơ đã nổ lực tự huy động vốn nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư và từ các nguồn khác, điều đó đã làm giảm áp lực phải mua vốn từ hội sở.

Chi trả lãi huy động ACB - Cần Thơ năm 2009-2011

131.535 180.981 182.611 80.518 100.146 96.745 51.017 80.835 85.866 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 200.000 2009 2010 2011 Năm T ri ệu đ n g Chi trả lãi

- Lãi điều hòa vốn/mua vốn - Lãi huy động

Hình 4: Chi trả lãi huy động của ACB Cần Thơ năm 2009-2011

Chi phí trả lãi của Ngân hàng tăng lên từ năm 2009 đến năm 2011 cũng là do chi phí huy động của Ngân hàng không ngừng tăng qua 3 năm 2009-2011. Cụ thể, năm 2009 chi phí huy động đạt 51.017 triệu đồng. Năm 2010 chi phí huy động vẫn tăng ở mức cao đạt 80.835 triệu đồng (tức tăng 29.818 triệu đồng, tương ứng tăng 58,45%), đến năm 2011 đạt 85.866 triệu đồng (tức tăng 5,031 triệu đồng tương ứng tăng 6,22%), điều này do phù hợp với tình hình huy động vốn của ACB cần Thơ như đã phân tích ở trên.

Nguyên nhân là do năm 2009 tình trạng lạm phát xảy ra ở nước ta khá cao, NHNN đã đưa ra các biện pháp nhằm thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất dự trữ bắt buộc và lãi suất cơ bản đối với các TCTD, phát hành tín phiếu bắt buộc… do đó nguồn vốn của các ngân hàng lại càng khan hiếm. Vì vậy, cuộc cạnh tranh trong việc huy động vốn giữa các ngân hàng xảy ra gay gắt hơn. Các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động lên, một mặt bù đắp một phần thiệt hại cho khách hàng trong tình trạng lạm phát, mặt khác nhằm giữ chân khách hàng cũ cũng như lôi kéo khách hàng mới đến với ngân hàng. Trước sức ép đó, ACB Cần Thơ cũng buộc phải tăng lãi suất huy động theo để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng. Chính những biện pháp huy động hiệu quả như trên mà nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm 2010 tăng lên đáng kể

kéo theo chi phí huy động tăng lên. Bước sang năm 2011 tình hình lãi suất tuy có dấu hiệu giảm nhưng lãi huy động tiếp tục tăng là do ACB Cần Thơ đã làm tốt nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi, điều nay làm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng

Sự tăng lên tổng chi phí Ngân hàng còn phải kể đến sự tăng lên của chi phí ngoài lãi. Chi phí ngoài lãi của Ngân hàng bao gồm các khoản mục chi phí như chi dịch vụ thanh toán và quỹ, chi phí điều hành, chi hoạt động…và các chi phí khác. Nhìn chung, chi phí ngoài lãi của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Trong đó, chi điều hành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí ngoài lãi và đều tăng qua các năm là do: Một là chi nhánh mở thêm phòng giao dịch. Hai là do tình hình lạm phát ở nước ta trong những năm gần đây tăng cao, do đó vật giá trên thị trường đều leo thang. Nếu như Ngân hàng vẫn cứ giữ mức lương như trước thì tình trạng chảy chất xám trong ngân hàng xảy ra rất nhiều, các nhân viên sẽ tìm đến những đơn vị khác làm việc với mức lương trả cho họ cao hơn. Do đó, đòi hỏi Chi nhánh phải tăng lương cho nhân viên là một tất yếu.

Đặc biệt, ta thấy trong các khoản mục chi phí ngoài lãi có một khoản mục tăng đột biến qua các năm, đó là khoản mục chi phí hoạt động khác. Đây thật ra là khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ACB Cần Thơ. Năm 2010 là năm qui mô kinh doanh ngoại tệ tăng lên rất lớn. Vì vậy, tạo ra sự đột biến trong khoản mục chi phí này, từ chỗ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn ở năm 2009 đã gia tăng lên mức gần 9%/tổng chi phí vào năm 2010 và năm 2011

Ngoài ra, do tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng tốt nên cũng đã làm cho chi phí khác như chi dự phòng rủi ro, chi bảo hiểm tiền gửi của khách hàng...qua 3 năm cũng tăng theo.

4.2.2.2. Lãi suất bình quân đầu vào của ACB Cần Thơ

Khi phân tích chi phí thì lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng cũng được xác định cùng với cơ cấu chi phí. Bởi vì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng chi phí. Vì vậy, muốn quản trị có hiệu quả các khoản mục chi phí thì phải kết hợp với chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào nhằm để đánh giá được hiệu quả của việc huy động vốn và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng được biểu hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 9: Lãi suất bình quân đầu vào của ACB-Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011

Tổng chi phí chi trả lãi 155.207 211.001 225.842

Tổng nguồn vốn chịu lãi bình quân 948.018 1.141.782 1.407.722

Lãi suất bình quân đầu vào (%/năm) 16,37 18,48 16,04

Nguồn: Bộ phận hành chánh – kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy, lãi suất bình quân đầu vào của Ngân hàng hầu như ổn định qua các năm 2009-2011 và duy trì ở mức cao. Năm 2009 mức lãi suất này là 16,37%/năm, đến năm 2010 tăng lên 18,48% và giảm vào năm 2011 là 16,04%/năm. Nguyên nhân là do năm 2009 là năm có lãi suất biến động mạnh mẽ và tăng cao. Cùng với đó là sự “khát” vốn để đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng có tiềm lực yếu đã nâng lãi suất lên rất cao, do đó đòi hỏi ACB phải tăng lãi suất đầu vào để giữ khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Sang năm 2010, tình hình căng thẳng thanh khoản vẫn còn tiếp diễn, nhưng thông qua các gói hỗ trợ lãi suất của mình, Chính phủ đã gián tiếp làm cho nguồn vốn huy động trở nên dồi dào, đặc biệt là nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đã làm cho lãi suất ổn định lại. Đến năm 2011 thì lãi suất đã thực sự hạ nhiệt, cùng với quyết tâm của chính phủ đưa mức lãi suất huy động về mức 14%/năm đã làm cho lãi suất ngày càng giảm là điều tất yếu. Bên cạnh đó thì thương hiệu lớn mạnh của ACB cũng góp phần giúp cho ACB Cần Thơ dễ dàng huy động vốn làm giảm chi phí, dẫn đến lãi suất đầu vào cũng không biến động nhiều

4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư vào ngân hàng. Cũng như các ngân hàng khác, ACB Cần Thơ luôn đặt ra làm thế nào để đạt được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, việc phân tích lợi nhuận là vấn đề cần thiết để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được. Từ đó, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Ở phần trước chúng ta đã khái quát qua tình hình lợi nhuận của

ACB Cần Thơ qua gần 3 năm (từ 2009 đến năm 2011). Trong phần này chúng ta sẽ có những nhìn nhận chi tiết hơn về tình hình lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 10: Tình hình lợi nhuận của ACB-CẦN THƠ năm 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 265.715 233.778 249.343 -31.937 (12,02) 15.565 6,66 Tổng chi phí 245.001 215.842 225.842 -29.159 (11,90) 10.000 4,63 Lợi nhuận 20.714 17.936 23.501 -2.778 (13,41) 5.565 31,03 Nguồn: Bộ phận hành chánh - kế toán

Do ACB Cần Thơ là chi nhánh hạch toán phụ thuộc Hội sở nên không cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được xác định bằng mức chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí (đã bao gồm khoản trích lập dự phòng nợ quá hạn).

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của ngân hàng vẫn ở mức cao qua các năm với tốc độ hết sức ấn tượng, cụ thể năm 2009 dù là đã bước vào giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn của nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng, ACB Cần Thơ vẫn đạt số tuyệt đối về lợi nhuận 20.714 triệu đồng. Kết quả của sự vượt trội đó là con số hơn 20 tỷ đồng mà ACB Cần Thơ làm ra trong năm 2009. Bước sang năm 2010, mức dù là năm khó khăn nhất nhưng tình hình kinh doanh có thuận lợi hơn, đặc biệt là kinh doanh ngoại tệ, ACB Cần Thơ đã tận dụng tốt cơ hội từ nền kinh tế để không những giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mà còn đạt được mức cao chiếm 17.936 triệu đồng, giảm 2.778 tỷ đồng (tương ứng giảm 13,41%). Đến năm 2011 khi mà cuộc khủng hoảng đã được kiểm soát thì lợi nhuận của ACB Cần Thơ là hết sức ấn tượng đạt 23.501 triệu đồng, tức tăng 5.565 tỷ đồng (tương ứng tăng 31,03%). Điều này một lần nữa khẳng định khả năng vượt trội của Ban giám đốc ACB Cần Thơ. Trong một năm đầy biến động và khó khăn của ngành tài chính, Ban giám đốc đã thể hiện sự chủ động trong kinh doanh và nhạy bén trong điều hành của mình.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua các năm ngày càng hiệu quả. Có được kết quả thành công vượt bậc này là do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan khác ngoài tài quản lý của Ban giám đốc chi

nhánh trong “lãnh đạo tình huống” thành công trong năm 2009 vừa được đề cập ở trên, cụ thể như:

- Ngân hàng có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời, ACB chú trọng phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ tin học cao tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng. Hiện nay tại các máy ATM của ngân hàng TMCP Á Châu đã trang bị hệ thống chống trộm, đảm bảo việc giao dịch của khách hàng được thuận lợi hơn

- Về nhân viên, trình độ học vấn cũng như chuyên môn nghiệp vụ luôn được quan tâm, chú trọng nâng cao trình độ sau đại học cho nhân viên điều hành, có định hướng chuyên môn hóa. Đặc biệt là quy trình cho vay được chia làm nhiều bộ phận, nhiều công đoạn được thực hiện riêng biệt, thể hiện sự minh bạch trong vay vốn ngân hàng

- Thương hiệu ACB ngày càng mạnh, tỏa sáng, lan rộng, tạo được uy tín đối với khách hàng. Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh tiếp thị và công tác chăm lo cộng đồng của ACB ngày càng khởi sắc, ấn tượng, đã tạo thêm lực hút hấp dẫn đối với khách hàng. Mặt khác, các chính sách, quy trình, sản phẩm, dịch vụ của ACB ngày càng hoàn thiện, đa dạng, phong phú và cung cấp thêm nhiều tiện ích cho khách hàng. Đặc biệt trong năm 2010 và năm 2011 ACB đã đạt rất nhiều giải thưởng do các tổ chức trong và ngoài nước bình chọn như: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010-2011 do tổ chức Global Finance, EuroMoney bình chọn, Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010 do Asian Banker trao tặng, ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2011 do Asiamoney tặng… Đây chính là điều kiện tạo cho ngân hàng TMCP A Châu nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng có thêm nền tảng vững chắc, có sự chủ động, linh hoạt trong cạnh tranh, nhanh chóng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2009-2011. THƠ QUA 3 NĂM 2009-2011.

4.3.1. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Tiềm lực về vốn thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: quy mô vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn. Tuy nhiên, ACB Cần Thơ là chi nhánh

nên không tham gia quản lý nguồn vốn chủ sở hữu mà nguồn vốn hoạt động của chi nhánh chủ yếu từ vốn huy động trong nền kinh tế trên địa bàn và vốn điều chuyển từ Hội sở. Như chúng ta đã phân tích ở phần trên thì cùng với mạng lưới Phòng giao dịch của mình trên địa bàn, ACB Cần Thơ ngày càng tăng được lượng tiền huy động từ nên kinh tế để tự cân đối hoạt động, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, tuy có sự gia tăng nhưng không nhiều. Chúng ta sẽ thấy được xu hướng đó qua bảng số liệu sau:

Bảng 11: Nguồn vốn huy động của ACB-CẦN THƠ năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Vốn huy động 1.032.290 1.251.274 1.564.169 Vốn điều chuyển 6.916 31.074 45.276 Tổng nguồn vốn 1.039.206 1.282.348 1.609.445 Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán.

Nhìn chung ACB Cần Thơ gần như đang dần hoàn toàn tự chủ trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Điều này là một dấu hiệu tích cực cho công tác điều hành hoạt động kinh doanh của Ban giám đốc chi nhánh. ACB Cần phát huy hơn nữa những kết quả khả quan trên. Ngoài ra, ACB Cần Thơ cần mở thêm một số phòng giao dịch nữa để tăng cường hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng và tăng thêm sức cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trên địa bàn. Từ đó, giữ vững sức tự chủ trong huy động vốn cho hoạt động kinh doanh không phải phụ thuộc vào Hội sở.

4.3.2. Tài sản có

Chất lượng tài sản có của ngân hàng được đánh giá chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả thì chất lượng tài sản có tốt. Tuy nhiên, do các chỉ số về chất lượng tín dụng đã được chúng ta phân tích khá kỹ ở phần trước nên, trong phần phân tích này, chúng ta chỉ việc dựa vào kết quả đó để nhận xét về chất lượng tài sản có của ACB Cần Thơ.

Về Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động: Chỉ số này của ACB Cần Thơ qua các năm là khá lý tưởng biểu hiện thông qua việc Chi nhánh luôn có mức dư nợ các năm luôn ở mức từ tương đương đến vượt mức vốn huy động. Cụ thể chỉ số

Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động của ACB Cần Thơ qua các năm là 0,985 lần (năm 2009), 1,019 lần (năm 2010), 0,919 lần ( năm 2011).

Về Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản: nhìn chung, qua 3 năm thì tỷ lệ tổng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 55)