Phân tích tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 41 - 48)

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Ở thị trường tài chính Việt Nam thì điều đó càng thể hiện rõ hơn khi hầu hết các bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều cho thấy lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng luôn chiếm ưu thế. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và những rủi ro này là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro thì phải thông qua phân tích hoạt động tín dụng. Trong phần này, không những phân tích khái quát hoạt động tín dụng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, du nợ cho vay mà còn đi sâu phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính về đánh giá hiệu quả hoạt động tín

dụng (như chỉ số: tổng dư nợ/tổng tài sản; nợ xấu/tổng dư nợ,…). Mục đích của việc sử dụng các chỉ số tài chính trên vào phần phân tích này là để chúng ta có được cái nhìn khá toàn diện về hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ qua các năm. Cũng từ kết quả phân tích này, chúng ta đưa ra kết luận về chất lượng tài sản có của AC Cần Thơ. Bởi vì, chất lượng tín dụng cũng chính là chất lượng của tài sản có.

Trước tiên, chúng ta sẽ phân tích khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu–chi nhánh Cần Thơ qua các năm dựa vào số liệu dưới đây:

Bảng 4: Hoạt động tín dụng của ACB – Cần Thơ năm 2009 –2011 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 12.739.160 8.119.501 15.366.354 -4.619.660 36,26 7.246.853 89,25

Doanh số thu nợ

12.458.480 7.861.934 13.326.759 -4.596.547 36,89 5.464.825 69,50

Dư nợ

1.017.222 1.274.789 1.438.235 257.567 25,32 163.446 12,82

Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán

Số liệu từ Bảng 4 ở trên cho chúng ta sau năm 2009 đạt tốc độ phát triển tín dụng khá tốt, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển dư nợ cho vay đạt 1.017.222 tỷ đồng. Đến năm 2010, do chính sách nới lỏng tín dụng để kích thích nền kinh tế sau khủng hoảng và các gói hỗ trợ lãi suất để kích cung của chính phủ. dư nợ cho vay vẫn tăng trưởng tốt đạt hơn 1.274.789 tỷ đồng (tăng 25,32% so năm 2009) và đạt 1.438.235 tỷ đồng (tăng 12,82% so năm 2010). Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng do đây là giai đoạn khó khăn cho hàng loạt các doanh nghiệp, tiềm ẩn rủi ro cao, ACB Cần Thơ phải chọn lọc để có được khách hàng tốt nhất trong giai đoạn này.

* Doanh số cho vay: Qua bảng 4, ta thấy doanh số cho vay giảm mạnh vào

năm 2010 (đạt 8.119.501 tỷ đồng), giảm khoảng 4.619.660 tỷ đồng (tức giảm 36,26% so với năm 2009) và tăng nhanh vào năm 2011, đạt 15.366.354 tỷ đồng (tăng 89,25% so với năm 2010). Doanh số cho vay của ACB Cần Thơ tăng cao vào năm 2009, giảm mạnh vào năm 2010 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2010, đến năm 2011 thì chính phủ tuyên bố đã kiểm soát được cuộc khủng hoảng và ACB Cần Thơ cũng đã có những biện pháp kịp thời đúng đắn từng bước thích nghi với tình hình trên. Bên cạnh đó việc ACB Cần Thơ đã duy trì được khách hàng cũ và phát triển được khách hàng mới kinh doanh có hiệu quả.

* Doanh số thu nợ: Phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của các nhân

viên phân tích tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, công tác thu hồi nợ luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu. Số liệu ở trên cho chúng ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng qua các năm có sự biến động tăng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2009 đạt 12.458.480 triệu đồng. Doanh số thu nợ năm 2010 chỉ còn 7.861.934 triệu đồng giảm 4.596.547 triệu đồng (tương ứng giảm 36,89% so với năm 2009). Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 13.326.759 triệu đồng (tăng 69,5% so với năm 2010). Qua đó, ta thấy năm 2010 doanh số thu nợ có giảm là do tình hình khó khăn chung cho cả nước, việc thu nợ để tránh bị mất khả năng thanh khoản là vấn đề quan trọng ưu tiên hàng đầu đối với ACB Cần Thơ lúc này. Đến năm 2011, ngân hàng đã thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Thêm vào đó, chính khách hàng cũng cần phải có khả năng trả nợ tốt, sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả mới đủ điều kiện vay vốn.

* Dư nợ cho vay: Dư nợ cho vay là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín

dụng của một ngân hàng qua từng thời kỳ nhất định. Dư nợ của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế đã không còn thuận lợi và ổn định như mọi năm, nhưng dư nợ cho vay năm 2010 vẫn tăng. Đặc biệt năm 2011 các điều kiện khách quan thuận lợi: cuộc khủng hoảng kinh tế đã được chính phủ Việt Nam kiểm soát, thị trường phục hồi, ACB cũng có những biện pháp đúng đắn kịp thời…đã tạo điều kiện cho ACB Cần Thơ đạt dư nợ cho vay ở mức cao.

Từ đó, chúng ta có thể cho thấy việc phát triển tín dụng tại ACB Cần Thơ đã được quan tâm và triển khai tốt trong giai đoạn 2009 – 2011. ACB Cần Thơ cần quan tâm phát huy những chính sách bán hàng hợp lý đã giúp cho chi nhánh này tăng trưởng trong những năm qua. Từ đó, lấy lại được đà phát triển tốt khi những khó khăn ngắn hạn do tác động chung của chính sách vĩ mô trong năm 2011 qua đi.

Ở phần trên chúng ta đã có được cái nhìn khái quát về hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ qua các năm, tiếp theo đây chúng ta sẽ đi vào phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua các chỉ số vừa được đề cập.

Bảng 5: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011 Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Nợ xấu Triệu đồng 15.140 9.773 14.387 Dư nợ Triệu đồng 1.017.222 1.274.789 1.438.235 Tổng tài sản Triệu đồng 1.039.206 1.282.348 1.450.326 Vốn huy động Triệu đồng 1.032.290 1.251.274 1.564.169 Dư nợ/Vốn huy động Lần 0,985 1,019 0,919 Dư nợ /Tổng tài sản % 97,88 99,41 99,17 Nợ xấu/Tổng dư nợ % 1,49 0,77 1,00

Dư nợ bình quân Triệu đồng 876.882 1.146.006 1.356.512

Doanh số thu nợ Triệu đồng 12.458.480 7.861.934 13.326.759

Doanh số cho vay Triệu đồng 12.739.160 8.119.501 15.366.354

Hệ số thu nợ (%) Triệu đồng 96,62 97,79 96,83

Vòng quay tín dụng vòng 14,21 8,59 9,82

Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán

* Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả. Qua bảng số liệu trong giai đoạn 2009-2011 thì cho thấy chỉ tiêu này không có sự biến động nhiều và nằm trong khoảng 0,985-1,019 lần. Chỉ số trên khá tốt vì trước đây chi nhánh huy động không đủ để cho vay phải phụ thuộc vào vốn của Hội sở thì hiện nay ACB Cần Thơ đã tự huy động vốn phục vụ hoạt động cho vay. ACB Cần Thơ cũng đã sử dụng tốt nguồn vốn mình huy động được. Điều này có được là do sự lãnh đạo sáng suốt của ACB Cần Thơ và sự nổ lực trong công việc của cán bộ công nhân viên của ngân hàng.

* Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Nhìn chung, qua 3 năm thì tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản năm 2009 – 2011 đạt tỷ lệ cao từ 97,88% đến 99,41%. Điều này cho thấy, ACB Cần Thơ chủ yếu sử dụng tài sản của mình vào lĩnh vực tín dụng. Chúng ta đều biết hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhiều nhất, song rủi ro mà ngân hàng gặp phải cũng không nhỏ. Tuy nhiên, nhìn vấn đề ở góc độ khác ta sẽ thấy chi nhánh buộc phải chọn cách tìm lợi nhuận bằng con đường tín dụng. Lý do thật sự rất đơn giản, ACB Cần Thơ là một chi nhánh của một ngân hàng thương mại cổ phần. Nhiệm vụ chính là huy động vốn, cho vay và hoạt động dịch vụ khác. ACB Cần Thơ không có chức năng đầu tư. Vì vậy, chuyện sử dụng gần như toàn bộ tài sản cho hoạt động tín dụng là đều tất yếu. Tuy nhiên, không vì thế mà Ngân hàng chỉ chú tâm vào lĩnh vực tín dụng. ACB Cần Thơ cũng nên gia tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ để cân bằng rủi ro từ hoạt động tín dụng như giới thiệu những sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng nhằm đa dạng hóa hoạt động dịch vụ ngân hàng. Chính những hoạt động này, ngân hàng không những tạo thêm nguồn thu nhập cho mình mà còn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường.

Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng, thể hiện tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy số tiền cho vay có khả năng mất vốn nhiều, hay là rủi ro tín dụng tăng. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu là 1,49%. đến năm 2010, nợ quá hạn giảm về mức 0,77% và đạt mức 1,0% vào năm 2011. Đây cũng là chính sách nhất quán của ACB Cần Thơ nói riêng và ACB nói chung, luôn giữ mức tỷ lệ nợ xấu trong khoảng kiểm soát 1,0%, tỷ lệ này vẫn còn trong mức an toàn cho phép theo quy định của NHNN. Thực tế ngân hàng vẫn đang kiểm soát rất tốt khoản mục này và trong thời gian tới cần phát huy tốt hơn nữa công tác kiểm soát nợ quá hạn, giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

* Hệ số thu nợ

Hệ số này phản ánh tỷ lệ thu hồi vốn về trên một đồng vốn cho vay. Ở

gốc độ tương đối mà nói nếu hệ số này quá thấp thì đồng nghĩa với việc chất lượng nợ của ngân hàng là chưa tốt. Tuy nhiên, nhận xét đó sẽ chính xác hơn nếu như kết hợp với chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ. Ở ACB – Cần Thơ ta thấy chỉ số này rất cao qua các năm từ 96,62% - 97,79%, cộng với tỷ lệ nợ xấu ở mức khá lý tưởng cho thấy chất lượng tín dụng ở ngân hàng này là rất tốt.

* Vòng quay tín dụng

Chỉ số này đo lường tốc độ di chuyển của dòng vốn tín dụng ngân hàng. Về nguyên tắc mà nói thì chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn tín dụng vốn của ngân hàng càng cao. Qua bảng số liệu trên, ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ACB - Cần Thơ năm 2010 có sự giảm mạnh so với năm 2009, từ 14,21 vòng năm 2009 đã giảm còn 8,59 vòng năm 2010 và tăng lên 9,82 vòng vào năm 2011. Qua đó thể hiện đầy đủ bản chất của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn cũng như thuận lợi, báo hiệu một gian đoạn phục hồi và tiếp đà phát triển sau năm 2010 đầy biến động.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)