Lãi suất bình quân đầu ra của ACB Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 52 - 54)

Việc đánh giá thu nhập của ngân hàng không chỉ dựa vào phân tích cơ cấu thu nhập của ngân hàng, một chỉ tiêu quan trọng mà nhà quản trị không thể bỏ qua đó là xác định lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng và được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 7: Lãi suất bình quân đầu ra của ACB – CẦN THƠ qua 3 năm 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011

Tổng thu nhập từ lãi 265.715 233.778 249.343

Tổng tài sản sinh lời bình quân 1.253.786 1.160.777 1.366.337

Lãi suất bình quân đầu ra (%/năm) 21,19 20,14 18,25

Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy lãi suất bình quân đầu ra năm 2009 có biến động lớn về lãi suất, đặc biệt lãi suất cho vay. Chính các chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN thông qua tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu nhằm thu hút lượng tiền trong nền kinh tế về để kềm chế lạm phát đã kéo lãi suất cho vay cao nhất lên hơn 21%/năm. Từ đó, kéo theo thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng lên rất nhiều, làm cho lãi suất bình quân đầu ra tăng cao tạo đà cho lãi suất tăng thêm vào các năm sau đó. Năm 2010 tình hình lãi suất cho vay cũng không giảm nhiều, lãi suất cho vay vẫn ở mức 20,0%/năm, đến năm 2011 tình hình có vẻ khả quan hơn, lãi suất chỉ đạt 18,25%/năm. ACB Cần Thơ cũng giống như các nhân hàng khác, cũng không nằm ngoài cuộc đối với tình hình kinh tế

lúc bây giờ nhưng có sự chủ động hơn về chính sách không để người dân có sự đòi hỏi lãi suất cao lúc gửi tiết kiệm. Điều này góp phần làm bình ổn lãi suất trên thị trường, tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế

4.2.2.Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 52 - 54)