Bảng 12: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý chi phí của ACBCần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Tổng thu nhập Triệu đồng 265.715 233.778 249.343

Tổng chi phí Triệu đồng 245.001 215.842 225.842

Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 1.253.786 1.160.777 1.366.337

Tổng chi phí/Tổng tài sản % 19,54 18,59 16,53

Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 92,20 92,33 90,57

Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán

* Tổng chi phí/Tổng tài sản

Nhìn chung chỉ số này có sự biến động lớn qua các năm, cụ thể năm 2009 con số này là 19,54% tức là ngân hàng muốn có được 100 đồng tài sản để phục vụ đầu tư thì phải bỏ ra 19,54 đồng chi phí. Sang năm 2010 chỉ số này đã giảm chỉ còn 18,59% và đạt 16,53% vào năm 2011. Ta thấy có trong năm 2010 nền kinh tế đã dần ổn định trở lại nên chi phí bỏ ra để có được 100 đồng tài sản là khoảng 18,59 đồng. Con số này giảm dần vào năm 2011. Qua đó, chúng ta thấy năng lực quản lý chi phí của Ban giám đốc đạt hiệu quả như thế nào. Chúng ta đều biết lĩnh vực ngân hàng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó để có thể mở rộng qui mô kinh doanh, gia tăng tổng tài sản thì cái giá chi phí ngày càng cao để có thể liên tục tăng qui mô tổng tài sản của ACB Cần Thơ là điều tất yếu. Cái quan trọng là ACB Cần Thơ đã giữ được tỷ trọng chi phí/tổng thu nhập

ở mức khá ổn định. Điều này lại một lần nữa khẳng định khả năng quản lý chi phí của Ban giám đốc ACB Cần Thơ khá tốt. ACB Cần Thơ đã sử dụng khá hiệu quả tài sản. Khi chi phí tài sản tăng cao, ACB đã đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm lợi nhuận cao để giữ được một tỷ lệ ổn định chi phí trên tài sản.

4.3.4. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng.

Bảng 13: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ACB - CẦN THƠ năm 2009-2011 ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chỉ số ROA 1,65 1,55 1,72

Hệ số doanh lợi (ROS) 7,80 7,67 9,43

Hệ số sử dụng tài sản 0,21 0,20 0,18

Hệ số thu nhập lãi ròng 0,077 0,013 0,030

Hệ số thu nhập phi lãi ròng 0,011 0,007 -0,013

Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay 4,82 1,66 2,21

Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán

* Chỉ số ROA

Chỉ số này cho ta thấy được khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số ROA năm 2009 là 1,65% và năm 2010 là 1,55%, ROA năm 2011 là 1,72%. Nhìn chung, ROA của Ngân hàng đã và đang ở mức khá thấp và ổn định qua các năm. Chứng tỏ Ngân hàng khá thận trọng trong việc sử dụng tài sản vào lĩnh vực rủi ro cao. Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, nợ xấu của Ngân hàng vẫn ở mức thấp. Như vậy, có thể khẳng định chắc chắc rằng ACB Cần Thơ đang theo đuổi một chính sách cho vay khá thận trọng. Do đó, Chi nhánh cần một mặt tự nới lỏng các quyết định cấp tín dụng trong chừng mực thuộc thẩm quyền của chi nhánh, một mặt kiến nghị Hội sở có những chính sách tín dụng nới lỏng hơn. Từ đó, chi nhánh tăng dần hệ số ROA lên.

* Hệ số doanh lợi (ROS)

Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức là cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 7,8 đồng lợi nhuận vào năm 2009 và 7,67 đồng lợi nhuận vào năm 2010 và đạt 9,43 đồng vào năm 2011. Tỷ số doanh lợi của ngân hàng tăng nhanh vào năm 2011 khi mà cuộc khủng hoảng đã đi qua, tình hình kinh doanh đã sáng trở lại. Xu hướng trên dự báo khả năng tìm kiếm lợi nhuận ngày càng thuạn lợi từ nền kinh tế

Tóm lại, hệ số doanh lợi đã xác minh một lần nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua các năm. Để đạt được điều này là nhờ Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng lợi nhuận trong tổng thu nhập của mình như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống,…Bên cạnh đó, Chi nhánh đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường.

* Hệ số sử dụng tài sản

Hệ số này cho biết hiệu quả của việc đầu tư vào những loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này qua 3 năm có biến động không đáng kể, vào năm 2009 hệ số này là 0,21, đến năm 2010 thì đạt 0,2 và hệ số này là 0,18 vào năm 2011. Nhìn chung mức sinh lời này của ngân hàng qua các năm là rất tích cực. ACB Cần Thơ có được mức sinh lời cao như vậy là do Chi nhánh đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý như là thận trong cho vay để tránh mất vốn, không chạy theo xu hướng cạnh tranh giá để làm giảm thu nhập,…

Có thể nói hiệu quả kinh doanh của ACB là khá thành công. Ta thấy Ban giám đốc ACB Cần Thơ đã một mặt tạo ra sự tăng trưởng thu nhập cao hơn tốc độ gia tăng của tài sản, mặt khác đã kiềm giữ thành công tỷ trọng tổng chi phí/tổng thu nhập và có phần giảm mạnh. Chính điều này làm cho lợi nhuận ròng của chi nhánh tăng đều qua các năm trong bối cảnh ROS có xu hướng ngày càng tăng do chi phí vốn ngày càng giảm và ROA ở mức thấp do chính sách chung của ACB là thận trọng trong các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

* Hệ số thu nhập lãi ròng: Nhìn chung, hệ số thu nhập lãi ròng qua các

năm biến động không cao, đạt từ 0,013-0,077 trong khoảng thời gian từ năm 2009-2011 nhưng với những số liệu trên đã cho thấy rằng việc đầu tư tài sản của

Chi nhánh vẫn đem lại một phần thu nhập lãi ròng đáng kể cho Ngân hàng. Mặt khác cũng chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm vẫn luôn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ACB Cần Thơ cần cải thiện tình hình để hệ số này có được mức tăng cao hơn nữa.

* Hệ số thu nhập phi lãi ròng

Chỉ số này không nhằm đánh giá trực tiếp hoạt động ngoài lãi nào là có hiệu quả, hoạt động nào là kém hiệu quả, mà chỉ giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát được chênh lệch giữa thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi từ đó có biện pháp để nâng cao thu nhập ngoài lãi, hạn chế bớt các chi phí ngoài lãi tăng quá mức không cần thiết. Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ số này giảm đều qua các năm. Điều này cũng không gì là bất thường vì đối với Ngân hàng các chi phí phát sinh ngoài lãi như chi trả lương, chi sửa chữa, chi dự phòng tín dụng…luôn cao hơn các nguồn thu ngoài lãi như thu từ phí và dịch vụ,...

* Biên độ giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện vai trò trung gian tài chính của Ngân hàng thương mại, nó là thước đo biên độ lợi nhuận bình quân của ngân hàng khi cấn trừ giữa lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra. Nhìn chung khoang cách thu nhâp mà Ngân hàng đạt đươc là tương đối và đông đêu qua các năm. Mức chênh lệch này la 4,82% vào năm 2009 và 1,66% vào năm 2010, đến năm 2011 thì con số này là 2,21%. Đây là chỉ số khá tốt của ACB Cần Thơ vì đây là thời điểm khủng hoảng (năm 2008-2011) nhưng ACB Cần Thơ vẫn đạt được mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là khá cao. Điều này cũng phản ánh được năng lực quản trị rủi ro của ban giám đốc ACB Cần Thơ vào thời điểm khó khăn này

4.3.5. Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của ngân hàng là khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ. Tuy nhiên, đặc thù của ACB là họ đã xây dựng được hệ thống quản lý thanh khoản tập trung. Chi nhánh không phải quản lý khoản mục này. Chi nhánh chỉ thực hiện công việc kinh doanh thuần túy, áp lực quản lý thanh khoản của chi nhánh đặt vào áp lực chung của toàn hệ thống. Bất cứ khi nào chi nhánh cần nguồn vốn để chi đều được điều phối ngay bởi hệ Hội sở và ngược lại mỗi đồng vốn huy động được

đều phải bán ngay về Hội sở. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng thanh toán của ACB Cần Thơ trở nên không có ý nghĩa cho việc phân tích.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA ACB CẦN THƠ5.1.1 Thuận lợi của ACB Cần Thơ: 5.1.1 Thuận lợi của ACB Cần Thơ:

– Có vị trí thuận lợi, Thành phố Cần thơ là trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Được sự quan tâm của trung ương và chính quyền địa phương.

– Thu hút được nhiều khách hàng, các DN, công ty lớn làm ăn hiệu quả. – Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ACB hội sở

– Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, chuẩn hóa dần.

– Chất lượng hoạt động ngày càng được củng cố, các biện pháp kiểm soát chất lượng bước đầu phát huy tác dụng cho thấy hoạt động tín dụng có chiều hướng diễn biến tích cực.

– Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ phát triển khá nhanh.

5.1.2 Những khó khăn của ACB Cần Thơ

– Hiện nay áp lực cạnh tranh về cho vay tín dụng và vốn huy động giữa các ngân hàng rất cao.

– Tình tình kinh doanh các doanh nghiệp ngày càng khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

– Cán bộ lãnh đạo của ngân hàng cũng như nhân viên tại các phòng ban còn thiếu so với nhu cầu thực tế.

– Cơ sở vật chất tại chi nhánh còn hạn chế, công nghệ kỹ thuật chưa hiện đại – Chưa có sản phẩm khác biệt để cạnh tranh với ngân hàng bạn, theo mục tiêu đề ra là ngân hàng bán lẻ

5.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Về Tín Dụng: Như đã phân tích ở trên, ACB Cần Thơ vẫn còn thận trọng

trong các quyết định cấp tín dụng biểu hiện qua số liệu nợ xấu ở mức khá thấp và ROA cũng rất thấp. Vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là phải mở rộng tín dụng hơn nữa bằng cách nới lỏng các quyết định cho vay. Tuy nhiên, khi mở rộng quy mô tín dụng ACB Cần Thơ cần chú ý đến các đề xuất sau:

- Tăng cường cho vay tiêu dùng vì nhu cầu này phát triển rất mạnh và thu nhập lãi ròng từ đối tượng này rất lớn. Kết hợp cho vay tiêu dùng qua thẻ đối với

cán bộ công nhân viên với chiến dịch phát hành thẻ nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và thông qua dịch vụ thẻ để thu hút khách hàng sử dụng một loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ phát triển sau này.

- Tập trung cho vay các lĩnh vực vốn là thế mạnh của địa phương như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa gạo, thức ăn chăn nuôi. Đây là các thế mạnh đặc trưng của khu vực ĐBSCL, đồng thời chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng sản lượng của cả nước.

- Thường xuyên phân loại khách hàng, có chính sách ưu đãi khách hàng xếp loại tốt, khách hàng truyền thống thông qua các chính sách như: lãi suất áp dụng, các hình thức đảm bảo...đồng thời trên cơ sở đó loại bỏ khách hàng xấu, cơ cấu lại doanh mục cho vay sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

- Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó, gia tăng nhanh dư nợ của Chi nhánh và phát triển được các nguồn thu ngoài lãi như phí thanh toán quốc tế, phí mở L/C, mua bán ngoại tệ…

Về huy động vốn: Như đã phân tích ở phần huy động vốn, hiệu quả huy

động vốn của ACB Cần Thơ đạt được kết quả rất tốt. Tuy nhiên, cơ cấu từng thành phần trong huy động chưa đạt sự ổn định. Với đặc thù là một ngân hàng không chủ trương cạnh tranh bằng giá mà cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Vì vậy, trong thời gian tới giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh là tăng cường thêm các điểm giao dịch để tạo sự thuận lợi cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa bằng cách tiếp tục xây dựng những chuẩn mực cao hơn nữa cho các giao dịch viên. Đặc biệt, cần quảng bá và đẩy mạnh hơn nữa công tác bán sản phẩm ACB online vì đây là sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao và rất hấp dẫn bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó.

Về chất lượng cung cấp sản phẩm: Với đặc thù là một đơn vị chuyên bán

hàng và cung cấp dịch vụ ACB Cần Thơ không có chức năng xây dựng sản phẩm mới mà chỉ nên tập trung vào việc cung cấp sản phẩm đến khách hàng sao cho hiệu quả nhất. Vì vậy, người viết luận văn này đề xuất các giải pháp nhằm giúp chi nhánh nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm như sau:

- Thường xuyên rà soát lại quy trình thủ tục của tất cả các nghiệp vụ, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, rút gọn tới mức tối đa các khâu có sự tham gia của

khách hàng, đảm bảo quy trình nghiệp vụ phải thường xuyên, liên tục sao cho hài hòa lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng.

- Ngân hàng nên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với khách hàng để có thể tư vấn, giải đáp những thắc mắc cho khách hàng, và lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng, những nhu cầu mới của khách hàng để kịp thời đáp ứng.

- Chi nhánh cần phân tích kỹ thị trường, chọn cho được thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó có chính sách riêng cho từng khách hàng cụ thể về các ưu đãi phí dịch vụ, lãi suất,...

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo và thông báo đến khách hàng về sản phẩm dịch vụ mới cũng như các chương trình khuyến mãi và chính sách ưu đãi của ngân hàng cho khách hàng.

Về nguồn nhân lực: Có thể nói ACB luôn là ngân hàng đi đầu trong cải

cách hệ thống, xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân sự thành những người làm ngân hàng thật sự chuyên nghiệp. Và thực tế cho thấy đội ngũ nhân sự của ACB là một đội ngũ có chất lượng theo các phương diện hiểu khác nhau về khái niệm này. Nhằm để duy trì và phát triển thành tích đó, ACB, đặc biệt là ACB Cần Thơ cần quan tâm các vấn đề sau:

- Duy trì và phát triển hơn nữa công tác đào tạo và tái đào tạo nội bộ để đội ngũ nhân sự có được kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới.

- Phối hợp với các trường Đại học có uy tín trong nước để tìm được nguồn nhân lực có chất lượng thông qua các buổi hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên đến thực tập tại ngân hàng. Thông qua đó, tìm kiếm những nhân sự mới có năng lực phù hợp.

- Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên.

- Cùng với việc chuyên môn nghiệp vụ không ngừng được nâng cao, phẩm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)