– Hiện nay áp lực cạnh tranh về cho vay tín dụng và vốn huy động giữa các ngân hàng rất cao.
– Tình tình kinh doanh các doanh nghiệp ngày càng khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
– Cán bộ lãnh đạo của ngân hàng cũng như nhân viên tại các phòng ban còn thiếu so với nhu cầu thực tế.
– Cơ sở vật chất tại chi nhánh còn hạn chế, công nghệ kỹ thuật chưa hiện đại – Chưa có sản phẩm khác biệt để cạnh tranh với ngân hàng bạn, theo mục tiêu đề ra là ngân hàng bán lẻ
5.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Về Tín Dụng: Như đã phân tích ở trên, ACB Cần Thơ vẫn còn thận trọng
trong các quyết định cấp tín dụng biểu hiện qua số liệu nợ xấu ở mức khá thấp và ROA cũng rất thấp. Vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là phải mở rộng tín dụng hơn nữa bằng cách nới lỏng các quyết định cho vay. Tuy nhiên, khi mở rộng quy mô tín dụng ACB Cần Thơ cần chú ý đến các đề xuất sau:
- Tăng cường cho vay tiêu dùng vì nhu cầu này phát triển rất mạnh và thu nhập lãi ròng từ đối tượng này rất lớn. Kết hợp cho vay tiêu dùng qua thẻ đối với
cán bộ công nhân viên với chiến dịch phát hành thẻ nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và thông qua dịch vụ thẻ để thu hút khách hàng sử dụng một loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ phát triển sau này.
- Tập trung cho vay các lĩnh vực vốn là thế mạnh của địa phương như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa gạo, thức ăn chăn nuôi. Đây là các thế mạnh đặc trưng của khu vực ĐBSCL, đồng thời chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng sản lượng của cả nước.
- Thường xuyên phân loại khách hàng, có chính sách ưu đãi khách hàng xếp loại tốt, khách hàng truyền thống thông qua các chính sách như: lãi suất áp dụng, các hình thức đảm bảo...đồng thời trên cơ sở đó loại bỏ khách hàng xấu, cơ cấu lại doanh mục cho vay sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
- Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó, gia tăng nhanh dư nợ của Chi nhánh và phát triển được các nguồn thu ngoài lãi như phí thanh toán quốc tế, phí mở L/C, mua bán ngoại tệ…
Về huy động vốn: Như đã phân tích ở phần huy động vốn, hiệu quả huy
động vốn của ACB Cần Thơ đạt được kết quả rất tốt. Tuy nhiên, cơ cấu từng thành phần trong huy động chưa đạt sự ổn định. Với đặc thù là một ngân hàng không chủ trương cạnh tranh bằng giá mà cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Vì vậy, trong thời gian tới giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh là tăng cường thêm các điểm giao dịch để tạo sự thuận lợi cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa bằng cách tiếp tục xây dựng những chuẩn mực cao hơn nữa cho các giao dịch viên. Đặc biệt, cần quảng bá và đẩy mạnh hơn nữa công tác bán sản phẩm ACB online vì đây là sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao và rất hấp dẫn bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó.
Về chất lượng cung cấp sản phẩm: Với đặc thù là một đơn vị chuyên bán
hàng và cung cấp dịch vụ ACB Cần Thơ không có chức năng xây dựng sản phẩm mới mà chỉ nên tập trung vào việc cung cấp sản phẩm đến khách hàng sao cho hiệu quả nhất. Vì vậy, người viết luận văn này đề xuất các giải pháp nhằm giúp chi nhánh nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm như sau:
- Thường xuyên rà soát lại quy trình thủ tục của tất cả các nghiệp vụ, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, rút gọn tới mức tối đa các khâu có sự tham gia của
khách hàng, đảm bảo quy trình nghiệp vụ phải thường xuyên, liên tục sao cho hài hòa lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng.
- Ngân hàng nên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với khách hàng để có thể tư vấn, giải đáp những thắc mắc cho khách hàng, và lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng, những nhu cầu mới của khách hàng để kịp thời đáp ứng.
- Chi nhánh cần phân tích kỹ thị trường, chọn cho được thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó có chính sách riêng cho từng khách hàng cụ thể về các ưu đãi phí dịch vụ, lãi suất,...
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo và thông báo đến khách hàng về sản phẩm dịch vụ mới cũng như các chương trình khuyến mãi và chính sách ưu đãi của ngân hàng cho khách hàng.
Về nguồn nhân lực: Có thể nói ACB luôn là ngân hàng đi đầu trong cải
cách hệ thống, xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân sự thành những người làm ngân hàng thật sự chuyên nghiệp. Và thực tế cho thấy đội ngũ nhân sự của ACB là một đội ngũ có chất lượng theo các phương diện hiểu khác nhau về khái niệm này. Nhằm để duy trì và phát triển thành tích đó, ACB, đặc biệt là ACB Cần Thơ cần quan tâm các vấn đề sau:
- Duy trì và phát triển hơn nữa công tác đào tạo và tái đào tạo nội bộ để đội ngũ nhân sự có được kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới.
- Phối hợp với các trường Đại học có uy tín trong nước để tìm được nguồn nhân lực có chất lượng thông qua các buổi hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên đến thực tập tại ngân hàng. Thông qua đó, tìm kiếm những nhân sự mới có năng lực phù hợp.
- Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên.
- Cùng với việc chuyên môn nghiệp vụ không ngừng được nâng cao, phẩm chât cua cán bô nhân viên Chi nhánh luôn đươc giư vưng và phát huy, Chi nhánh cần tăng cương đoàn kêt nôi bô thông qua các cuôc hôi thao, các chương trinh hội thao, văn nghệ nhân các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm thành lập ngân hàng...
- Thực hiện tốt chính sách bảo toàn và thu hút cán bộ quản lý và chuyên môn giỏi thông qua chính sách thu nhập, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kể cả đưa đi nước ngoài đào tạo...
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ACB thời gian qua thì sau hơn 15 năm thành lập và đi vào hoạt động, ACB Cần Thơ đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương. Kết quả phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cho thấy Chi nhánh đã chủ động được trong việc quản lý hoạt động của mình một cách khá hiệu quả, tình hình lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng lên, các nghiệp vụ cho vay và huy động vốn cũng tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, trong công tác huy động vốn thực tế cho thấy ACB Cần Thơ đã thật sự chủ động trong quá trình tiềm kiếm nguồn vốn tạo tài sản đầu tư. Điều này không những tốt cho chi nhánh trong hiệu quả kinh doanh mà còn giảm thiểu áp lực thanh khoản cho toàn hệ thống. Bên cạnh đó, số dư nợ cho vay liên tục tăng lên trong khi chất lượng tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm là rất tốt đã thấy được chất lượng tài sản có của Ngân hàng đang có sự chuyển biến tích cực. Đồng thời, năng lực quản lý cho thấy Ban giám đốc là những người không những có trình độ nhận thức cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, luôn chủ động trong việc đưa ra những chính sách kinh doanh thích hợp đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng, mà còn thể hiện khả năng “lãnh đạo tình huống” rất xuất sắc bằng việc đã đưa Chi nhánh vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế với con số lợi nhuận thật sự ấn tượng. Riêng về các chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời tuy có sự biến động giảm dần của chỉ số ROS và chỉ số ROA vẫn khá ổn định nhưng ở mức thấp là vấn đề cần đáng lưu tâm nhưng không phải là vấn đề nghiêm trọng vì quan trọng là hệ số sử dụng tài sản liên tục tăng lên, lợi nhuận ròng tăng đều và hệ số tổng chi phí/tổng tài sản đang vẫn ổn định.
Đạt được những kết quả trên một mặt là do ACB Cần Thơ đã phát huy tốt công tác chỉ đạo điều hành, tăng trưởng và nâng cao chất lượng dịch vụ nên ngày càng khẳng định uy thế và vị trí của mình trong nền kinh tế ở địa phương. Mặt khác là ACB Cần Thơ có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt. Với sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên và Ban giám đốc, Chi nhánh đã nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và thương hiệu ACB đã lan tỏa khắp địa bàn TP.Cần Thơ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định như cơ cấu vốn huy động chưa ổn định, cơ cấu thu nhập chưa cải thiện đáng kể, thu nhập ngoài lãi có gia tăng nhưng chưa chiếm tỷ trọng cao, chỉ số tổng thu nhập/tổng tài sản ngày càng gia tăng, tài sản vẫn chưa được đầu tư vào các lĩnh vực có thu nhập cao (ROA ở mức thấp),… Trong thời gian tới, ACB Cần Thơ cần phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình để cải thiện các vần đề tồn tại vừa nêu. Từ đó, nâng ACB Cần Thơ lên một nấc thành công mới.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với ACB Cần Thơ
- Tăng cường công tác tự đào tạo và tái đào tạo đội ngũ nhân sự, nhất là đội ngũ nhân viên tư vấn khách hàng, ngày càng chuyên nghiệp hơn, đủ năng lực thực sự để góp phần tăng tính cạnh tranh trong phục vụ, tăng năng suất lao động của nhân viên, từ đó tăng thêm thu nhập cho nhân viên thông qua lợi nhuận đóng góp của họ cho ngân hàng.
- Kiểm soát tốt hơn nữa các khoản mục chi phí, nhất là chi phí điều hành, để cải thiện đà giảm của chỉ số ROS trong bối cảnh chi phí vốn ngày càng cao.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị đặc biệt là chú trọng công tác chăm sóc khách hàng để lôi kéo khách hàng đến với Ngân hàng.
- Cần nới lỏng hơn nữa các quyết định cho vay để tăng quy mô dư nợ so với hiện tại, nâng cao chỉ số ROA. Tuy nhiên, phải đi kèm và quản lý chặt các khoản mục cho vay để kiểm soát tốt các khoản nợ xấu.
- Ngân hàng nên có chế độ kỷ luật và khen thưởng cho nhân viên rõ ràng, có như thế họ mới phát huy tinh thần làm việc năng động của mình.
6.2.2. Đối với Hội Sở chính
- Tăng cường hơn nữa các điểm giao dịch của ACB tại địa bàn TP.Cần Thơ để tăng tính cạnh tranh so với các Ngân hàng khác và tăng chất lượng phục vụ đối với khách hàng.
- Có những chính sách nới lỏng tín dụng trong điều kiện cho phép để Chi nhánh có điều kiện tăng trưởng tốt dư nợ của mình.
- Đơn giản hơn nữa các quy trình, thủ tục vay vốn để tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
- Tăng cường thêm quyền điều hành, quyền quyết định các giải pháp phát triển thị trường, quyền quyết định các quyết định đầu tư. Từ đó, giúp chi nhánh có được sự chủ động, linh hoạt trong các quyết định kinh doanh, đặc biệt là các quyết định cho vay.
- Xây dựng các sản phẩm đặc thù cho địa bàn để tăng tính phù hợp giữa sản phẩm của Ngân hàng với đặc thù địa phương. Từ đó, giúp chi nhánh có
6.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Cần sớm áp dụng các quy định về hoạt động ngân hàng theo các tiêu chuẩn quốc tế, hạn chế điều hành nền tài chính bằng các giải pháp mang tính hành chánh gây khó khăn cho hoạt động của các Ngân hàng.
- Tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của ngân hàng, có những điều chỉnh kịp thời, góp phần tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên địa bàn. Cần mạnh tay trong việc đề xuất sắp xếp, cơ cấu lại các ngân hàng nhỏ yếu về thanh khoản luôn là nguyên nhân của các cuộc đua tranh huy động với lãi suất cao (để bù đắp thanh khoản vì cho vay quá nhiều) kéo theo căng thẳng về lãi suất. Và kết quả là chi phí huy động cùa các ngân hàng ngày càng cao.
- Tạo điều kiện cho các NHTM chủ động đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
- Ngoài ra Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các ngân hàng thực hiện tốt chức năng và vai trò của mình như tăng kênh tạo vốn cho các ngân hàng, đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán để có thể san sẻ bớt gánh nặng huy động vốn và phân bổ vốn cho ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu, (2002). Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
2. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11, (15/06/2004), Quốc hội nước CHXHCN VN.
3. Ngân hàng Á Châu (2008), giáo trình tín dụng căn bản
4. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, (16/07/2009). Về tổ chức và hoạt động của
Ngân hàng thương mại, Chính phủ.
5. Nguyễn Minh Kiều (2008), nghiệp vụ ngân hàng thương mại
6. Nguyễn Minh Kiều – Trường Đại học kinh tế TPHCM, (2008). Nghiệp vụ
ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
7. Nguyễn Thị Quy, (2005). Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị.
8. Nguyễn Văn Tiến – Học viện Ngân hàng, (2003). Đánh giá và phòng
ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
9. Phước Minh Hiệp (2008), phân tích và thẩm định dự án đầu tư
10.Trần Huy Hoàng, (2003). Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
11.Thái Văn Đại, (2008). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.
12.Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2008). Quản trị ngân hàng thương