Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 41)

Bản chất ngân hàng là nhà trung gian tài chính. Ngân hàng sẽ đi vay của nền kinh tế để tạo nguồn vốn cho vay và cung cấp các dịch vụ và kiếm lời bằng kinh doanh chênh lệch kỳ hạn lãi suất. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn nền kinh tế. Ngân hàng không huy động được vốn thì toàn nền kinh tế sẽ thiếu vốn. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư, cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Bảng 2: Tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ từ năm 2009 đến năm 2011

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của các TCKT 199.167 125.233 177.915 -73.934 37,12 52.682 42,07

- Không kỳ hạn 43.325 54.740 72.154 11.415 26,35 17.414 31,81

- Có kỳ hạn 155.842 70.493 105.761 -85.349 54,77 35.268 50,03

Tiền gửi tiết kiệm 833.123 1.126.041 1.386.254 292.918 35,16 260.213 23,11

- Không kỳ hạn 43.423 32.311 112.085 -11.112 25,59 79.774 246,89

- Có kỳ hạn 789.700 1.093.730 1.274.169 304.030 38,50 180.439 16,50

Tổng vốn huy động 1.032.290 1.251.274 1.564.169 218.984 21,21 312.895 25,00

Đối với ACB Cần Thơ, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Vì vậy, công tác huy động vốn của Ngân hàng những năm qua đã đạt được kết quả khả quan.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng vốn huy động của ngân hàng qua ba năm 2009 – 2011 tăng đều: năm 2010 tăng khoảng 21,21% so với năm 2009 tương ứng tăng 218.984 tỷ đồng và năm 2011 tăng 25,00% so với năm 2010 tương ứng tăng 312.985 tỷ đồng.

Nhìn chung sự tăng trưởng ở từng cơ cấu huy động vốn chưa ổn định. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm là do tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tăng. Cụ thể chúng ta đi vào phân tích sự biến động thông qua sự biến động của các khoản mục nhỏ của vốn huy động.

Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động qua 3 năm 2009 –2011

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2009 2010 2011

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi TCKT 199.167 19,29 125.233 10,01 177.915 11,37

Tiền gửi tiết kiệm 833.123 80,71 1.126.041 89,99 1.386.254 88,63

Tổng vốn huy động 1.032.290 100,00 1.251.274 100,00 1.564.169 100,00

Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán

* Về tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT):

Tiền gửi của các TCKT tại Ngân hàng qua 3 năm tăng trưởng không ổn định và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Năm 2009 chiếm 19,29% đạt 199.167 tỷ đồng, sang năm 2010 chỉ chiếm 10,01% đạt 125.233 tỷ đồng và kết thúc năm 2011 đạt 177.915 tỷ đồng chiếm 11,37% tổng vốn huy động. Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động từ TCKT là tương đối thấp và không có sự giao động mạnh. Ngoài ra, bản thân nội tại của cơ cấu tiền gửi TCKT cũng không có cấu trúc ổn định. Trong cơ cấu tiền gửi của các TCKT thì năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn của TCKT chiếm lên đến 78,25% trong

tổng tiền gửi của TCKT, đến năm 2010 thì con số này là 56,29% và đạt 59,44% vào năm 2011. Qua đó ta thấy năm 2010 có sự giảm mạnh về lượng tiền gửi (tương ứng là -85.349 tỷ đồng) là do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2010 đã có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp, bên cạnh đó tình trạng lạm phát đã cảnh báo trước giai đoạn khó khăn cho doanh nghiệp. Đến cuối năm 2010 việc chính phủ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất để kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế. Vì vậy, các doanh nghiệp đua nhau đem nguồn vốn lưu động mình đi gửi ngân hàng. Sau đó, thực hiện vay vốn bổ sung vốn kinh doanh để được hỗ trợ lãi suất. Bằng động tác trên, các doanh nghiệp hưởng được 4% lãi suất ưu đãi từ chính phủ.

Nhìn chung, nguồn vốn từ các TCKT là nguồn vốn mà ngân hàng có thể huy động với chi phí thấp nhưng ngân hàng đã không phát triển tốt được kênh huy động này do chi phí giao dịch qua tài khoản tiền gửi khá cao so với các ngân hàng khác. Và hầu như sự gia tăng của số dư huy động của TCKT là kết quả của yếu tố khách quan mang tính ngắn hạn nhiều hơn là sự hấp dẫn từ phía ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần nghiên cứu cải tiến thủ tục và điều chỉnh mức phí cho phù hợp để thu hút các doanh nghiệp giao dịch nhiều hơn và giảm chi phí huy động vốn cho ngân hàng.

* Về tiền gửi tiết kiệm: Đây là nguồn tiền dồi dào nhất trong tổng tiền gửi của khách hàng và là nguồn vốn ổn định trong dài hạn có mức tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng: năm 2009 đạt 833.123 tỷ đồng (chiếm 80,71%), năm 2010 đạt 1.126.041 tỷ đồng (chiếm 89,99%), năm 2011 đạt 1.386.254 tỷ đồng (chiếm 88,63%), trên đây là tỷ lệ cao và tương đối ổn định qua các năm

Do năm 2008 điều hành lãi suất cơ bản của NHNN theo hướng tăng cao và thay đổi liên tục buộc các NHTM phải tăng lãi suất rất cao, đặc biệt là các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng để đảm bảo thanh khoản và tránh rủi ro lãi suất nếu như NHNN hạ lãi suất cơ bản trong tương lai. Điều này lý giải sự gia tăng đột biến của lãi suất huy động của các ngân hàng từ năm 2008, tăng rất mạnh và đỉnh điểm có lúc lên đến 20% năm. Mức lãi suất cao này chỉ có các ngân hàng nhỏ có tiềm lực yếu bị thiếu hụt thanh khoản áp dụng nhưng đã làm cho lượng tiền gửi của dân cư dịch chuyển từ các ngân hàng lớn sang. Trong bối cảnh đó, ACB Cần

Thơ vẫn giữ được mức tăng huy động như trên là điều chứng tỏ sức mạnh của ngân hàng này trong bối cảnh khủng hoảng thanh khoản của các ngân hàng tại Việt Nam. Đạt được lượng tiền gửi từ dân cư cao như vậy là do ACB Cần Thơ đã tạo được thương hiệu và uy tín trên thương trường. Đây là yếu tố quan trọng để ACB Cần Thơ có thể tiếp tục hoạt động bền vững trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.

Tuy nhiên, các Ngân hàng cũng cần lưu ý đến chi phí huy động ở hình thức tiết kiệm và cần tăng vốn huy động thông qua các dịch vụ tài khoản thanh toán của các cá nhân và tổ chức, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

Tóm lại, tình hình huy động vốn trong giai đoạn năm 2009-2011 của ACB Cần Thơ nhìn chung vẫn đạt hiệu quả. Có được những kết quả trên là do Ngân hàng có chính sách lãi suất huy động khá linh hoạt cùng với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng với các sản phẩm tiền gửi, đa dạng hóa các hình thức huy động để khách hàng lựa chọn dễ dàng. Ngoài ra, chính đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động và chuyên nghiệp đã phần nào tạo sự thoải mái và sự tin cậy cho khách hàng khi đến giao dịch với ACB Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)