CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ACB CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 29)

ACB Cần Thơ là kênh phân phối trung tâm trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ACB cho khách hàng tại địa bàn hoạt động. ACB Cần Thơ có chức năng tổ chức quản lý, vận hành và kinh doanh theo quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của ACB.

3.3.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Chi nhánh

- Ban giám đốc chi nhánh: thừa ủy quyền Tổng Giám đốc chỉ đạo và triển

khai các chương trình hoạt động kinh doanh của ACB tại địa bàn theo định hướng và kế hoạch đã được phê duyệt. Ban giám đốc có trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh cho chi nhánh và quản lý điều hành, phối hợp hoạt động của các phòng ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh. Chỉ đạo và hỗ trợ điều hành các đơn vị trực thuộc theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc.

- Phòng Hỗ trợ và nghiệp vụ: có chức năng là kiểm soát các nghiệp vụ tín

dụng, giao dịch và hỗ trợ cho các phòng KHDN, KHCN và phòng Giao dịch – Ngân quỹ thực hiện các công việc như mở tài khoản giao dịch, soạn thảo hợp đồng tín dụng, quản lý nợ; thanh toán quốc tế như xử lý các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế, xử lý giao dịch và các dịch vụ có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng …Phòng này gồm có 3 bộ phận:

+ Bộ phận Kiểm soát viên: kiểm soát hồ sơ tín dụng và kiểm soát chứng từ giao dịch, thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi thực hiện giải ngân hay thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, thanh toán quốc tế... đảm bảo các nghiệp vụ tuân thủ đúng quy định của pháp luật, của ACB và đúng quy trình thủ tục của ngân hàng.

+ Bộ phận Dịch vụ khách hàng: tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay; Tạo và cập nhật thông tin khách hàng, lưu trữ hồ sơ khách hàng và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng (xác nhận số dư, thẻ, ngân hàng điện tử...)

+ Bộ phận Pháp lý chứng từ & quản lý tài sản: soạn thảo các hợp đồng liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng, thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp/cầm cố, đăng ký giao dịch đảm bảo, quản lý tài sản đảm bảo và hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp (Phòng KHDN): Xây dựng và phát

triển mối quan hệ khách hàng; đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của KHDN. Phòng có hai bộ phận gồm:

+ Bộ phận quan hệ khách hàng: có chức năng quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm dich vụ; Tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn và tư vấn

khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ; Tiếp nhận các thông tin về thị trường, phản hồi từ khách hàng về chất lượng, dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chăm sóc KHDN theo định hướng và chính sách của Khối KHDN.

+ Bộ phận phân tích tín dụng: có chức năng thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng và đề xuất cấp tín dụng cho KHDN; thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận quan hệ khách hàng sau khi được các cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Phòng Khách hàng cá nhân (Phòng KHCN): có chức năng nhiệm vụ

tương tự như Phòng KHDN nhưng đối tượng phục vụ là khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp tư nhân. Phòng cũng có hai bộ phận:

+ Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân: tương tự như bộ phận quan hệ khách hàng của Phòng KHDN.

+ Bộ phận phân tích tín dụng: tương tự như bộ phận phân tích tín dụng của Phòng KHDN.

- Phòng Giao dịch – Ngân quỹ: Thực hiện nhanh chóng, chính xác các

nghiệp vụ trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng; Chịu trách nhiệm về các hoạt động giao dịch mua bán vàng, ngoại tệ, tiền vay và huy động vốn,… của ngân hàng như: Kiểm đếm vàng, ngoại tệ, giải ngân, thu nợ, chuyển tiền, rút tiền, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,…

Phong này co hai bô phân gôm :

+ Bô phân Giao dịch: thưc hiện các nghiệp vụ giao dịch liên quan đên tài khoản tiền gửi, tiền vay như: thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền...

+ Bô phân Ngân quy: thưc hiện các nghiệp vụ thu/chi tiên mặt số lương lơn, tiếp nhận/điều chuyển tiền giữa chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc và quản lý kho quỹ.

- Phòng Hành chánh – Kế toán:

+ Bộ phận Hành chánh: có chức năng quản lý công tác hành chánh như giao/nhận, xử lý thông tin, tài liệu, văn bản đến và đi và quản lý các tài liệu của chi nhánh; đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh; thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của chi nhánh; chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất cho chi nhánh.

Bên cạnh đó, phòng hành chánh còn giám sát hệ thống; bảo dưỡng trang thiết bị; hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra còn có chức năng quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, quản lý hợp đồng lao động cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế, quy định liên quan đến nhân sự trong chi nhánh.

+ Bộ phận Kế toán:

Thực hiện công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính của Ngân hàng, lưu trữ chứng từ kế toán giao dịch tại ngân hàng.

Hỗ trợ Ban giám đốc và các Phòng ban lập kế hoạch chi tiêu tháng, quý, năm. Kiểm soát việc hạch toán các chi phí đúng chế độ, đúng quy định về hạch toán kế toán.

- Ban tín dụng: có chức năng xem xét và phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm

quyền phê duyệt tín dụng do Tổng Giám đốc quy định đối với các hồ sơ vay vốn của chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc. Hiện tại, Ban tín dụng ACB Cần Thơ có đến 11 thành viên. Mỗi phiên họp của Ban tín dụng phải có ít nhất 3 thành viên tham dự và hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối khi thông qua các quyết định cấp tín dụng.

- Phòng thẩm định tài sản: có chức năng thẩm định tài sản để phục vụ nhu

cầu vay vốn của khách hàng, thẩm định tài sản làm cơ sở mở rộng địa bàn hoạt động của ACB, hỗ trợ các phòng ban khách trong thẩm quyền được giao

3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các Phòng giao dịch

Phòng Giao dịch thực ra là một chi nhánh quy mô thu nhỏ của ngân hàng. Trước đây được gọi là Chi nhánh cấp 2. Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì mỗi ngân hàng gồm một sở giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch nên các chi nhánh cấp 2 đã chuyển đổi tên gọi thành các Phòng giao dịch. Về mặt pháp lý các phòng giao dịch là đơn vị trực thuộc của chi nhánh nhưng thực tế các phòng giao dịch của ACB là các đơn vị kinh doanh độc lập. Vì vậy, Phòng giao dịch có chức năng, nhiệm vụ như chi nhánh: thực hiện các

nghiệp vụ cho vay và huy động tiền gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng; tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ; thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp cho yêu cầu địa bàn hoạt động. Đồng thời, phòng giao dịch cũng tổ chức công tác quản lý hành chánh, đảm bảo an toàn và quản lý nhân sự tại đơn vị.

3.4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH CỦA ACB CẦN THƠ 3.4.1. Ngành nghề kinh doanh 3.4.1. Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động chính của ACB Cần Thơ bao gồm: huy động vốn, tiếp nhận vốn trong nước; cấp tín dụng cho khách hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, chuyển tiền trong nước và ngoài nước; và các sản phẩm, dịch vụ khác trong phạm vi ngân hàng được phép như: thẻ, kinh doanh ngoại tệ, vàng, đại lý nhận lệnh chứng khoán, các sản phẩm liên kết và các sản phẩm tài chính khác...

3.4.2. Sản phẩm và dịch vụ chính

- Sản phẩm tiền gửi của ACB rất đa dạng và phong phú gồm các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng…khách hàng có thể gửi bằng tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.

- Sản phẩm tín dụng gồm các hình thức cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay du học, cho vay phục vụ đời sống, cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bao thanh toán (cho vay dưới hình thức mua lại các khoản phải thu), chiết khấu chứng từ có giá… đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về nguồn vốn giúp khách hàng chủ động và linh hoạt hơn trong kinh doanh; đầu tư; tiêu dùng...

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và ngoài nước: cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng và trọn gói từ nhận tiền chuyển đến trong nước và ngoài nước như chuyển tiền bằng điện/chuyển tiền bằng Bankdraft), chuyển tiền nhanh Western Union; thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại một cách thuận tiện, an toàn cho đến dịch vụ tư vấn du học, tư vấn đầu tư .v.v. với mức phí hợp lý.

- Thanh toán quốc tế: đây là sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ như chuyển tiền bằng điện (T&T), nhờ thu DA, DP, tín dụng chứng từ L/C, và các dịch vụ khác có liên quan …

- Dịch vụ Ngân hàng điện tử: với các tiện ích như Ngân hàng điện tử - ACB Online, Phone Banking, Mobile Banking. Với các tiện ích trên, khách hàng có thể thực hiện thanh toán các hóa đơn điện, điện thoại. Đặc biệt với dịch vụ ACB Online khách hàng có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm, tạo tài khoản đầu tư, vay cầm cố sổ tiết kiệm,…ở bất cứ đâu mà không cần phải đến ngân hàng. Từ đó giúp khách tiết kiệm được rất nhiều thời gian và không phụ thuộc vào giờ làm việc của ngân hàng.

3.5. TỔNG QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM (2009-2011) CỦA ACB – Cần Thơ

Cùng với sự phát triển ổn định của cả hệ thống ngân hàng, ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên ACB Cần Thơ luôn nổ lực hết mình để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Trong giao đoạn tình hình kinh tế có nhiều biến động, nhưng ACB – Cần Thơ luôn đạt được những kết quả như mong muốn. thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – Cần Thơ (năm 2009- 2011) Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng thu nhập 265.715 233.778 249.343 Tổng chi phí 245.001 215.842 225.842 Lợi nhuận 20.714 17.936 23.501 Nguồn: Phòng hành chánh-kế toán

Qua bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung về tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ACB Cần Thơ có sự ổn định cao. Về chi phí có sự biến thiên giảm qua các năm, điều này phù hợp với chính sách phát triển chung của cả hệ thống ACB là ngày càng phát triển ổn định, bền vững dựa trên nền tảng tối thiểu hóa chi phí. Về thu nhập và lợi nhuận thì có sự biến động giảm vào năm 2010 và tăng vào năm 2011, điều này đã phản ánh ro sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2009, tuy có sự chuẩn bị, nắm bắt tình hình kịp thời nhưng cuộc khủng hoảng đã ảnh hướng đến hầu hết các tổ chức kinh tế của Việt Nam và

ACB – Cần Thơ không nằm ngoài cuộc khủng hoảng đó. Tuy nhiên với độ ngũ nâng động và cùng với những chính sách kịp thời, mạnh mẽ đã giúp cho ACB – Cần Thơ nói riêng và hệ thống ACB nói chung phần nào kiểm soát được tình hình và có những bước đi phù hợp với thời đại, phần sau ta sẽ phân tích rõ hơn về thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ACB Cần Thơ để có được cái nhìn toàn diện về hoạt động của ACB – Cần Thơ

3.6. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI

Mục tiêu kinh doanh hiện nay và những năm tới của ACB – Cần Thơ như sau:

- Hoàn thành nhiệm vụ được hội sở giao

- Duy trì hoạt động ổn định, dựa trên nền tảng bền vững

- Phát triển vững chắc, có hiệu quả. Tập trung vào các nghiệp vụ chính của ngân hàng là huy động vốn, cho vay, đầu tư.

- Tăng các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng

- Xác định đối tượng chính là các doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn Cần Thơ

Nội dung thực hiện:

- Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển công nghệ ngân hàng trên nền tảng công nghệ cao, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến nhất là các chương trình quản lý nhằm tiếp cận trình độ công nghệ quản lý tiên tiến để phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có, phát triển các sản phẩm mới, các dịch vụ tiện ích mới (thẻ ATM, giao dịch online…)

- Phát triển nguồn nhân lực với trình độ cao có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI

NHÁNH CẦN THƠ

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2009-2011 CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2009-2011

Chúng ta đều biết rằng ở các nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng là rất to lớn đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng là nơi bơm vốn trực tiếp cho nền kinh tế. Ở nước ta thì vai trò của ngân hàng cũng như các quốc gia khác. Trong những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế ngày càng lớn thì ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua hai chức năng là: huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, ngày càng đưa nền kinh tế đất nước phát triển vững chắc và ổn định.

ACB Cần Thơ là một trong những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng vẫn là huy động vốn và cấp tín dụng. Quá trình hội nhập đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các ngân hàng ngày càng nhiều. Từ đó tạo áp lực lên hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn và của ACB Cần Thơ nói riêng. Thị phần huy động ngày càng bị chia nhỏ cho rất nhiều Ngân hàng cả cũ lẫn mới thâm nhập thị trường. Thị

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 29)