Nâng cao chất lượng thẩm định và đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vùa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 68 - 72)

a. Nâng cao chất lượng thẩm định :

Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định trước khi quyết định cho vay là một việc làm cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Để làm được điều đó việc thẩm định dự án phải thu nhập

thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu, đảm bảo chính xác nguồn thông tin thu nhập được, xử lý các thông tin đó để đưa ra quyết định có cho vay hay không.

Trong quá trình thẩm định, điều kiện quan trọng mà cán bộ chi nhánh đòi hỏi phải có từ khách hàng :

- Tư cách pháp lý : đó là việc căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập.

- Cán bộ tín dụng phải tiếp cận đến nơi đến chốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất, công cụ lao động, chất lượng công cụ và cuối cùng là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng tổng kết tài sản, các khoản lỗ lãi nhưng cũng không nên quá tin tưởng vào các số liệu của khách hàng, vào việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì trên thực tế không ít khách hàng có hai loại sổ sách.

- Phải đánh giá được trình độ quản lý, kinh doanh của chủ doanh nghiệp, vì trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp càng kém thì khả năng rủi ro, mất vốn của khách hàng khi cho vay càng lớn.

- Vấn đề tài sản đảm bảo từ lâu đã được coi là điều kiện đầu tiên khi quyết định cho vay. Bởi vì đây là điều kiện duy nhất đảm bảo tính an toàn khi khoản vay gặp rủi ro. Chính vì tâm lý đó nên đã gây ra nhiều hạn chế lớn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Bởi vì nhiều doanh nghiệp có phương án sản xuất khả thi, nhưng do không có tài sản thế chấp hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản chưa có tính pháp lý cao. Mặt khác chính tài sản thế chấp cũng chứa đựng nhiều rủi ro khi biến động về giá. Hơn nữa, các chi phí khi tiến hành phát mãi tài sản làm cho số tiền thu được từ phát mãi tài sản bị giảm. Chi nhánh cần có cái nhìn đúng đắn về tài sản thế chấp. Đấy là một điều kiện bất đắc dĩ chứ không phải là một nguyên tắc cứng nhắc.

- Vấn đề cuối cùng là việc thẩm định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Đây là khâu chủ chốt và quan trọng nhất đối với bất cứ khách hàng nào nhằm đạt hiệu quả như mong muốn cũng như phòng tránh rủi ro.

Trong khi tài sản đảm bảo đang còn nhiều vướng mắc. thì việc căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh để ra quyết định cuối cùng là điều hết sức cần thiết. Quá trình thẩm định diễn ra tốt, dự án thẩm định được đánh giá có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ thì khoản vay đó sẽ giảm bớt được độ rủi ro cho mỗi dự án. Công tác thẩm định được thực hiện chính xác sẽ làm giảm nguy cơ mất vốn cho Ngân hàng.

- Muốn công tác thẩm định được thực hiện một cách có hiệu quả thì chi nhánh cần phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định tốt, am hiểu về mọi lĩnh vực kinh doanh. Bởi vậy việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ tín dụng là hết sức cần thiết. Chi nhánh có thể thường xuyên tổ chức các khóa học nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ cho cán bộ của mình, gửi các cán bộ của mình đi thực tế tại nước ngoài, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ thường xuyên cập nhập thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng như : báo chí, tài liệu, internet…..

- Chi nhánh có thể thực hiện chuyên môn hóa công tác cho tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc thành lập phòng ban hay tổ riêng phụ trách việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp cho cán bộ chuyên môn hóa hơn về các nghiệp vụ của mình. Như vậy, có thể giảm ớt thời gian trong công tác thẩm định và xét duyệt dự án, đồng thời các cán bộ này sẽ nắm bắt tốt hơn, đi sâu hơn vào các phương thức kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này, để từ đó có thể kiến nghị đưa ra được những phương thức thích hợp nhằm đẩy mạnh việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh. Qua đó, các cán bộ này cũng có thể kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn tốt hơn.

b. Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát :

* Việc kiểm tra và giám sát các khoản vay cũng là một công việc hết sức quan trọng, công tác này giúp Ngân hàng có thể đảm bảo được các khoản vay sẽ trả gốc và lãi đúng hạn. Các cán bộ tín dụng cần phải đôn đốc kiểm tra giám sát khoản vay từ lúc bắt đầu giải ngân, nhằm ngăn ngừa khả năng sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra khả năng phát triển của dự án, xem xét quá trình luân chuyển vật tư, quá trình sản xuất và hình thành hàng hóa, khả năng tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra tài sản đảm bảo, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính cụ thể của doanh nghiệp vay vốn để có những bước chuẩn bị giải quyết khi gặp vấn đề trong quá trình cho vay vốn. Thông qua quá trình kiểm tra giám sát các doanh nghiệp vay vốn, cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Việc kiểm tra giám sát sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả thu hồi vốn của Ngân hàng.

- Đối với những khoản vay đủ tiêu chuẩn, được đánh giá là có khả năng thu hồi vốn lẫn lãi đúng theo kỳ hạn, trong hợp đồng tín dụng, các cán bộ tín dụng cần chú ý đôn đốc, nhắc nhở việc trả nợ đúng hạn.

- Đối với các khoản vay có nguy cơ không trả được nợ do những nguyên nhân khách quan như thời tiết, môi trường kinh tế thay đổi đột ngột…Các cán bộ tín dụng cần phối hợp với chuyên gia tư vấn để giúp cho khách hàng tháo gỡ vướng mắc của mình, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và trả nợ cho Ngân hàng.

- Đối với các khoản vay có nguy cơ mất vốn do bị phá sản hoặc một số lý do khác thì cán bộ tín dụng phải nhanh chóng tìm cách thu hồi nợ thông qua tài sản đảm bảo một cách hiệu quả nhất.

* Bên cạnh đó, chi nhánh còn phải tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ. Công tác kiểm tra giám sát nội bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mở rộng cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rủi ro cho Ngân hàng bắt đầu phát sinh khi tiền ra khỏi Ngân hàng tức là khi Ngân hàng tiến hành rải ngân. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tiến hành theo hai hướng đồng thời :

- Trước hết, giám sát quá trình cho vay từ khi thẩm định, cho vay đến khi thu hồi cả gốc lẫn lãi. Điều đó đòi hỏi việc kiểm tra, kiểm soát cần được tiến hành theo quy trình : + Kiểm tra trước khi cho vay. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến khoản vay và mẫu chữ ký.

+ Kiểm tra trong khi cho vay. Kiểm tra, phát hiện tiền vay chuyển tiền vay thanh toán cho các đối tác của khách hàng xem xét việc vay vốn có đúng và phù hợp với mục đích xin vay hay không, có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ hay không.

+ Khi món vay đã được phê duyệt và giải ngân, cán bộ tín dụng phải lưu giữ hồ sơ vay vốn và các giấy tờ bổ sung khác trong suốt quá trình theo dõi thu nợ và chuyển lưu giữ hồ sơ vay vốn và các giấy tờ bổ sung khác trong suốt quá trình theo dõi thu nợ và chuyển giao hồ sơ theo quy định.

+ Kiểm tra sau khi cho vay. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay, ngăn ngừa người vay vốn sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra vật đảm bảo vốn vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi quá trình luân chuyển vật tư hàng hóa hình thành từ món vay và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua kiểm soát, kịp thời phát hiện những khoản nợ khó có khả năng hoàn trả đúng hạn, trên cơ sở đó đôn đốc kịp thời, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, tránh rủi ro mất vốn cho Ngân hàng.

- Tiếp đến giám sát việc làm của cán bộ tín dụng. Với mục đích này, hoạt động kiểm soát nội bộ nên tập trung vào kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định, cho vay của cán bộ

tín dụng xem có đúng với quy trình nghiệp vụ tín dụng hay không, phát hiện những sai sót ngăn ngừa kịp thời những thiệt hại về sau.

3.2.5. Cải tiến quy trình tín dụng, thủ tục hồ sơ cho vay theo hướng đơn giản hóa, linh hoạt và thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vùa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w