Tại thủ đô Hà Nội, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, trong tổng số trên 26.000DN của Hà Nội, có tới 90% là DNV&N đang hoạt động, tồn tại ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Số DNV&N có quy mô ít hơn 300 lao động chiếm tới 96%, số DN có vốn đầu tư nhỏ hơn 10 tỷ đồng chiếm 36%, lớn hơn 20 tỷ đồng chiếm 17%.
Trong số các DNV&N thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, với hơn 12.000 DN, số DN hoạt động ở ngành nghề thương mại, dịch vụ chiếm 50%, hoạt động ở ngành công nghiệp nhẹ chiếm 22%, còn lại là các DN hoạt động ở ngành nghề xây dựng, kinh doanh khách sạn, nhà hàng…Các DN này tăng trưởng khá đồng đều ở hầu hết các ngành nghề và đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ.
Thêm vào đó, Hà Nội hiện có 5 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích đất tự nhiên là gần 700 ha ( KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội – Đài tư, KCN Thăng Long, KCN Nam Thăng Long ) và 18 dự án cụm công nghiệp này có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 3.000 tỷ đồng. Đồng thời tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn được đăng ký đầu tư thực hiện trên 60%, điều đó chứng tỏ môi trường các nhà đầu tư tại các KCN Hà Nội được thực hiện rất có hiệu quả. Tất cả các khu công nghiệp – cụm công nghiệp vừa và nhỏ này đều được thành phố ủng hộ, khuyến khích phát triển trong khuôn khổ cho phép, vừa để tạo nên sự đa dạng hóa, vừa là đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Với một số lượng DNV&N nhiều như vậy, nhu cầu về vốn để các DN này hoạt động trở nên vô cùng cấp bách, nhất là nhu cầu về vốn lưu động, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thường xuyên là rất lớn. Chính vì thế, các DN này rất cần có sự hỗ trợ từ phía NH. Hoạt động trên một địa bàn với nhịp độ tăng trưởng mạnh mẽ và có nhiều thuận lợi như vậy, việc mở rộng tín dụng đối với các DNV&N thực sự rất có tiềm năng phát triển.
2.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại NHNo & PTNTchi nhánh Bắc Hà Nội :