2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng DNV&N tại NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội :
Trong 6 năm hoạt động, số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội liên tục tăng lên qua các năm :
Bảng 2.6 : Số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng với chi nhánh phân theo thành phần kinh tế Thành phần kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số DN Số DN Tốc độ tăng Số DN Tốc độ tăng * DNNN 3 5 67% 6 20% * CTCP 140 236 69% 268 14% * CT TNHH 161 276 71% 302 9,42% * DN có VDTNN 1 3 200% 4 33,33% Tổng số 305 520 70,49% 580 11,54% ( Nguồn : Phòng tín dụng ) Qua bảng số liệu trên ta thấy :
• Số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng với chi nhánh đã tăng lên qua
những năm gần đây. Nếu như năm 2006 chỉ có 305 DNV&N có quan hệ tín dụng với chi nhánh, năm 2007 có 520 DNV&N thì tới năm 2008, con số này đã tăng lên tới 580, tăng 60 DN so với năm 2007 ( trong đó chủ yếu tăng số lượng các công ty CP và công ty TNHH ). Nếu tính theo tỷ lệ thì tốc độ tăng tổng số khách hàng tín dụng là DNV&N năm
2007 so với năm 2006 là 70,49% và của năm 2008 so với năm 2007 là 11,54%. Có thể thấy xu hướng tăng của năm 2008 thấp hơn nhiều so với năm 2007.
Biểu đồ 2.1 : Tỷ trọng cơ cấu khách hàng DNV&N phân theo thành phần kinh tế năm 2007- 2008
• Phân tích theo cơ cấu :
Loại hình DNNN chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ có 6 DNNN, chiếm 1,03% trong tổng số DNV&N). Xét trong 3 năm thì khối DNNN có quan hệ tín dụng với NH không có xu hướng thu hẹp như nhiều NH khác nhưng tốc độ tăng là không lớn.
Loại hình DNNQD chiếm tỷ trọng cao, đạt 570 DN, chiếm 98,27% trên tổng DNV&N. Trong đó, công ty CP và công ty TNHH chiếm lần lượt 46,21% và 52,07% DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh. Năm 2008, có sự tăng nhẹ về số lượng DN có VĐTNN là 1 DN, con số không đáng kể trong tổng DNV&N. Đây chính là kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, việc lãi suất cho vay NH tăng cao đợt đầu năm khiến cho các công ty và DN giảm lượng tiền dư thừa tham gia hoạt động huy động vốn, đắn đo trong
việc cho vay. Nhưng ngay cả khi nền kinh tế khó khăn, số lượng công ty CP có quan hệ tín dụng với NH lại tăng tương đối với tốc độ 14% so với năm 2007, đóng góp 32 DN vào 60 DNV&N tăng lên trong năm 2008. Nguyên nhân do quá trình cố phần hóa nhanh chóng, các DN chuyển đổi từ DNNN sang các công ty CP làm tăng số lượng công ty CP. Bên cạnh đó, sự tăng lên của các công ty TNHH cũng góp phần lớn vào 60 DNV&N tăng lên. Mặc dù tốc độ tăng của 2 thành phần này là không lớn ( 14% và 9,35% ) nhưng lại chiếm chủ yếu trong cơ cấu DNV&N có quan hệ với chi nhánh. Điều này cũng cho thấy chính sách đa dạng khách hàng của DN đã giúp chi nhánh thu hút thêm được một lượng khách hàng là các công ty CP, công ty TNHH. Và đây là đối tượng chủ yếu mà NH hướng tới trong số những DNV&N vì thành phần này ngày càng thể hiện vai trò và tính hiệu quả trong hoạt động của mình bởi tính độc lập và sự chịu trách nhiệm tuyệt đối của họ khiến họ có ý thức hơn trong hoạt động kinh doanh.
Trên đây là kết quả mà chi nhánh đạt được từ việc không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Tuy nhiên so với số lượng các DNV&N đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội thì đây vẫn là những con số nhỏ. Vì vậy chi nhánh cần phải có những biện pháp thích hợp để có thể mở rộng tín dụng đối với DNV&N trên địa bàn Hà Nội cũng như các khu vực lân cận.
2.3.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng đối với các DNV&N tại NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội :
a. Doanh số cho vay đối với DNV&N :
Theo chỉ đạo của NHNo & PTNT trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế vừa và nhỏ, trong những năm qua, đi đôi với việc tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với những khách hàng truyền thống, có uy tín chi nhánh không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với những DNV&N mới. Điều này có thể thấy qua bảng 2.6 với sự tăng lên của đối tượng khách hàng là DNV&N tại chi nhánh. Nhưng khi phân tích kĩ ta nhận thấy, tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNV&N trong 3 năm qua liên tục suy giảm :
Bảng 2.7 : Doanh số cho vay đối với các DNV&N
( Đơn vị : tỷ đồng )
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Số tiền Tốc độ tăng
Số tiền Tốc độ tăng
DS cho vay DNV&N
643,50 887,50 37,92% 982,25 10,68%
Tỷ trọng 36,15% 28,85% 52,08% 42,36%
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Doanh số cho vay DNV&N năm 2008 là 982,25 tỷ, tăng so với năm 2007 là 94,75 tỷ. Trong khi tốc độ giảm tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh là 24,61% thì doanh số cho vay DNV&N lại tăng với tốc độ là 10,68%. Điều này cho thấy xu hướng giảm doanh số cho vay là xu hướng chung trong ngân hàng. Nhưng chi nhánh đã duy trì doanh số cho vay tăng lên đối với DNV&N mặc dù không thấp hơn nhiều so với con số tăng 37,92% năm 2007. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do chính sách của chi nhánh hoặc do tác động của nền kinh tế. Lý giải như sau, năm 2007, doanh số cho vay DNV&N tăng mạnh, chứng tỏ chi nhánh đã cố gắng thực hiện phương hướng phát triển cho vay DNV&N do toàn hệ thống NHNo & PTNT đề ra. Ngay trong năm 2008, việc tăng về số lượng DNV&N với tốc độ 11,54% so với năm 2007 cho thấy chi nhánh không những đã mà còn đang cố gắng để tăng cho vay DNV&N. Do đó, nguyên nhân việc suy giảm này không phải từ chính sách của chi nhánh mà xuất phát từ tác động bất thường của nền kinh tế và từ nội tại bản thân DNV&N.
Xét theo tỷ trọng, doanh số cho vay DNV&N luôn ở mức rất thấp ( chiếm 1,7% tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh ), và ngày càng có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do DNV&N chưa đáp ứng được các yêu cầu của NH, chưa có được những dự án đủ thu hút ngân hàng, rủi ro cho vay DNV&N trong điều kiện kinh tế khó khăn là hết sức lớn, khách hàng chủ yếu của chi nhánh vẫn là DN lớn.
b. Dư nợ tín dụng đối với DNV&N :
Đây là một tiêu thức rất quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ mở rộng tín dụng đối với các DNV&N của chi nhánh Bắc Hà Nội.
Bảng 2.8 : Tình hình dư nợ cho vay DNV&N trong tổng dư nợ toàn chi nhánh.
( Đơn vị : tỷ đồng )
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ 1.493 100% 2.052 100% 2.107 100%
Dư nợ đối với DNV&N
650 43,54% 701 34,16% 759 36,02%
Dư nợ khác 843 56,46% 1351 65,84% 1.348 63,98%
Mức tăng dư nợ cho vay DNV&N
- - 51 - 58 - Tốc độ tăng dư nợ cho vay DNV&N - - 7,85% - 8,27% - ( Nguồn : Phòng tín dụng )
Dư nợ cho vay đối với DNV&N luôn ở mức tăng năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2008, dư nợ DNV&N đạt 759 tỷ, tăng 58 tỷ so với năm 2007, tốc độ tăng là 8,27%. Có thể thấy, dư nợ liên tục tăng trong 2 năm qua với tốc độ tăng không lớn nhưng đã thể hiện sự chuyển hướng đối tượng khách hàng chính của chi nhánh tính từ năm 2006. Xét về cơ cấu, dư nợ cho vay DNV&N của chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng cao là 36,02% tổng dư nợ. Một điểm cần lưu ý, đây là số liệu dư nợ cuối năm khi khách hàng đã trả nợ nhiều, thực tế số dư nợ trong năm còn cao hơn. Mặc dù giá trị của mỗi khoản vay của DNV&N không lớn nhưng do số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng với chi nhánh không ngừng tăng lên nên tổng giá trị dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn tăng nhanh. Mặt khác nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng mạnh đã tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng tín dụng đối với DNV&N. Diễn biến tăng lên liên tục và ổn định của chỉ tiêu dư nợ tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh tích cực và phù hợp với định hướng của NH là mở rộng thị phần với khối DNV&N.
• Phân tích dư nợ cho vay DNV&N phân theo ngành kinh tế :
Bảng 2.9 : Tình hình dư nợ cho vay DNV&N phân theo ngành kinh tế.
( Đơn vị : tỷ đồng )
Ngành kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng Số tiền Tốc độ tăng Dư nợ cho vay ngắn hạn 435,1 548 25,95% 454.4 -17,08%
1.Nông nghiệp 2,7 1,3 -51,85% 1,2 -7,69%
2.Công nghiệp 35,9 38 5,85% 16,6 -56,32%
3.Xây dựng 39,7 78,5 97,73% 50 -36,31%
4.Thương mại dịch vụ 234 242 3,42% 250 3,31%
5.Ngành khác 122,8 188,2 53,26% 136,6 -27,92%
Dư nợ cho vay trung& dài hạn 214,9 153 -28,80% 304,6 99,08% 1.Nông nghiệp 0 0 0% 0 0% 2.Công nghiệp 35,2 0 -100% 96,2 100% 3.Xây dựng 148,7 118 -20,65% 167 41,53% 4.Thương mại dịch vụ 11,7 13,5 15,38% 18.4 36,30% 5.Ngành khác 19,3 21,5 11,40% 23 6,98%
DNV&N
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dư nợ tín dụng DNV&N phân theo ngành kinh tế.
Xét theo ngành kinh tế:
Hiện nay chi nhánh phân loại theo 5 loại ngành kinh tế là: Nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại- dịch vụ và ngành khác. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế cho thấy chi nhánh có sự phân phối tín dụng dồng đều với các ngành nghề nhưng xây
dựng và thương mại- dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỉnh hơn trong cơ cấu dư nợ. Nguyên nhân là ngành thương mại - dịch vụ là nhóm ngành phân phối, đòi hỏi vốn ít, dễ thành lập và hoạt động nên số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là tương đối cao. Ngay cả khi trong ngắn hạn, xu thế cho vay đối với các ngành đều có sụt giảm với tốc độ lớn thì ngành thương mại dịch vụ lại có tốc độ cho vay ngắn hạn tăng 3,31%. Điều này cho thấy ngân hàng có xu hướng tăng đầu tư vào các DN có hoạt động thương mại dịch vụ. Với ngành xây dựng tuy có dư nợ cao thứ hai nhưng chủ yếu là giải quyết nhu cầu trong dài hạn. Vì tính chất hoạt động kinh doanh của ngành này thường có thời gian hoàn vốn lâu hơn các ngành khác.
Trong khi dư nợ ngành Thương mại- dịch vụ, xây dựng tăng lên đáng kể thì dư nợ đối với ngành Nông nghiệp lại rất thấp. Chi nhánh dường như không chú trọng vào lĩnh vực nông nghiệp khiến cho tỷ trọng của nhóm ngành này giảm liên tục trong 3 năm qua xuống còn 0,19% trong tổng dư nợ cho vay DNV&N. Đây cũng là xu hướng chung của cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố. Như vậy, chính sách mở rộng tín dụng đối với cá DNV&N đã được chi nhánh thực thi. Điều này được thể hiện trong việc tăng số lượng các DNV&N có quan hệ tín dụng với ngân hàng và các khoản vay đều được chi nhánh nỗ lực đáp ứng cũng như quy mô vốn vay cũng ngày càng được mở rộng.
• Phân tích dư nợ cho vay DNV&N theo thời hạn cho vay :
Bảng 2.10 : Cơ cấu dư nợ tín dụng DNV&N phân theo thời gian.
( Đơn vị : tỷ đồng )
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Tổng dư nợ cho
vay DNV&N
650 100% 701 100% 759 100%
Dư nợ ngắn hạn 435,1 66,94% 548 78,17% 454,4 59,87%
Dư nợ trung dài hạn 214,9 33,06% 153 21,83 304,6 40,13%
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Qua số liệu của bảng 3.0 và biểu đồ cho ta thấy chi nhánh đầu tư vốn cho các DNV&N chủ yếu là đầu tư vốn ngắn hạn ,chiếm 59,87% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do các DNV&N tiếp cận vốn của chi nhánh nhằm đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời nhu cầu vốn lưu động chiếm số đông do đó các DN này chỉ vay trong thời gian ngắn và khiến cho dư nợ ngặn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Nhưg có thể thấy, dư nợ ngắn hạn trong năm 2008 có sụ thu hẹp thế vào đó là sự tăng lên của dư nợ trung và dài hạn. Nguyên nhân là do phương châm tìm đến khách hàng là DNV&N nên chi nhánh đã xem xét mở rộng cho vay đối với đối tượng này : giảm yêu cầu về tài sản cố định mà xem xét cho vay trên tính khả thi của dự án, chính sách tham gia vào mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất đã được đơn giản hóa. Ngoài ra do đầu năm, NH phải huy động vốn với lãi suất lớn mà phần lớn là vốn trung và dài hạn. Bởi vậy, NH muốn tăng lượng cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn mà lại tránh được tình trạng nguồn vốn nhãn rỗi, lãng phí.
c. Chất lượng tín dụng đối với DNV&N :
Tăng trưởng dư nợ tín dụng không chỉ dựa trên mặt lượng mà còn phải đảm bảo cả về mặt chất. Vấn đề không chỉ là cho vay thật nhiều là phải đảm bảo đi kèm với chất lượng của các món vay. Bảng dưới đây sẽ cho thấy một cái nhìn tổng quát về tình hình chất lượng tín dụng của các khoản cho vay DNV&N.
( Đơn vị : tỷ đồng )
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nợ quá hạn của DNV&N
5.297 3.291 9.366
Dư nợ cho vay DNV&N
650 701 759
Tỷ lệ 0.81% 0.47% 1.23%
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Căn cứ vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNV&N ở mức rất thấp. Năm 2007, tỷ lệ này giảm từ 0,81% xuống còn 0,47%. Đây là một tiền đề đáng mừng cho năm 2008, chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với DNV&N của chi nhánh đã thực sự được nâng cao. Kết quả do trong năm 2007, ban lãnh đạo đã tập trung đi sâu, đi sát vào thẩm định, đánh giá, phân tích và sàng lọc khách hàng yếu kém, tập trung tìm kiến các khách hàng có tình hình tài chính tốt, sẵn sàng hoàn trả cả gốc và lãi để quyết định cho vay hay không. Chi nhánh thực hiện đúng quy trình thẩm định nên chất lượng tín dụng được nâng cao, tất cả các món vay mới và vượt mức ủy quyền đều phải qua phòng quản lý rủi ro thẩm định. Nhờ đó, công tác kiểm soát sau đã được cán bộ tín dụng kiểm tra sát sao thường xuyên với 100% món vay. Tất cả những điều đó làm cho nợ quá hạn trong năm 2007 giảm kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNV&N giảm dù tổng dư nợ cho vay thành phần này vẫn tăng tuyệt đối. Nhưng đến năm 2008 thì tỷ lệ này lại tăng mạnh lên tới 1.23% mặc dù ngân hàng đã đảm bảo tăng cường các chính sách trên. Điều này xuất phát từ nguyên nhân nợ quá hạn của chi nhánh đã tăng 6,1 tỷ, một con số khá lớn. Chính bởi sự tăng lên về nợ quá hạn như vậy nên mặc dù dư nợ cho vay DNV&N có tăng lên nhưng tốc độ tăng chỉ là 8,3% trong khi tốc độ tăng của nợ quá hạn là 184%.
Có thể thấy rõ xu hướng tăng lên của nợ quá hạn trong toàn chi nhánh qua biểu đồ sau :
Biểu đồ 2.4 : Tỉ lệ nợ quá hạn DNV&N trong tổng nợ quá han
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của nợ quá hạn DNV&N gắn với xu hướng chung của toàn chi nhánh. Năm 2007, tổng nợ quá hạn giảm đột biến từ 22,367 xuống còn 7,82 tỷ với tốc độ giảm là 65% trong khi nợ quá hạn thành phần DNV&N có giảm nhưng với tốc