0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Về công tác huy động vố n:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÙA VÀ NHỎ TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 30 -33 )

Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội cụ thể như sau :

Bảng 2.3 : Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội

( Đơn vị : tỷ đồng )

2006 2007 2008Số Số

tiền

Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu

Tổng vốn huy động 4.558 100% 5.409 100% 5.641 100%

Theo loại tiền

* VNĐ 4.096 89,86% 4.989 92,23 % 4.539 80,47 %

* Ngoại tệ 462 10,14% 420 7,77 % 1.102 19,53 %

Theo thành phần KT

* Tiền gửi dân cư 735 16,12 % 755 13,6 % 589 10,44 % * Tiền gửi TCKT 3.093 67,86 % 4.470 82,64 % 4.521 80,14 % * Tiền gửi cácTCTD 731 16,02 % 184 3,4 % 531 9,42 %

Theo kì hạn gửi

* Không kỳ hạn 1.426 31,28 % 2.252 41,6% 2.010 35,63 % * Có kỳ hạn <12tháng 1.311 28,74 % 669 12,4% 740 13,12 % * Có kỳ hạn>=12tháng 1.821 39,98 % 2.488 46% 2.891 51,25 %

Độ tăng vốn huy động so với năm trước

512 851 232

2006 2007 2008

Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu

Tổng vốn huy động 4.558 100% 5.409 100% 5.641 100%

( Nguồn : Phòng Kế toán – Nguồn vốn) Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn của chi nhánh ta thấy :

• Tổng vốn huy động của chi nhánh trong năm 2008 là 5.641 tỷ. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2008 so với năm 2007 là 4,29%, tỷ lệ này là không cao so với năm 2007 ( tăng 18,67%) nhưng vẫn là khả quan trong điều kiện như hiện nay. Công tác huy động vốn tiền gửi của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn nhất là do sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh việc huy động vốn bằng các biện pháp huy động truyền thống, NH đã nỗ lực tìm mọi biện pháp tranh thủ và thu hút tiền gửi thanh toán, vốn tạm thời nhàn rỗi: đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, để sẵn nơi giao dịch và phát đến tận nhà dân những tờ rơi giới thiệu sản phẩm, nhằm tăng số lượng khách hàng, người dân biết đến chi nhánh Bắc Hà Nội, tăng cường phát hành các giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu cho các đơn vị, đưa vào sử dụng thêm 3 máy ATM mới, mua mới và lắp đặt 10 thiết bị EDC để phát triển thêm kênh thanh toán thẻ và giảm tải cho các máy ATM, thực hiện tốt các đợt triển khai tiết kiệm dự thưởng… Những sản phẩm nói chung vẫn chưa thực sự đa dạng nhưng đã giúp NH duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn so với năm trước. Nhưng vẫn đề ở đây không phải chỉ là huy động nhiều là tốt mà quan trọng là phải đảm bảo được cơ cấu hợp lý.

- Theo loại tiền :

2006 2007 2008

Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu

Tổng vốn huy động 4.558 100% 5.409 100% 5.641 100%

* VNĐ 4.096 89,86% 4.989 92,23 % 4.539 80,47 %

* Ngoại tệ 462 10,14% 420 7,77 % 1.102 19,53 % ( Nguồn : Phòng Kế toán – Nguồn vốn)

Nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 80,5% tổng nguồn vốn huy động ). Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 19,5% tổng nguồn vốn huy động. Có thể nhận thấy, năm 2007 thì tỉ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ không lớn. Điều này xuất phát việc đồng USD đang giảm giá so với VNĐ, khiến cho nhiều DN lẫn người dân quay lưng lại với đồng đôla Mỹ. Nhưng đến năm 2008, đồng USD có xu hướng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân có thể do lượng kiều hối vẫn đổ vào nước là 9 tỉ USD, tăng 19% dù điều kiện kinh tế khó khăn, do lãi suất tiền gửi ngoại tệ cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, hoặc do tâm lý của dân cư lo ngại trước sự biến động bất thường của giá vàng và đô la trên thị trường nên việc thu hút ngoại tệ từ dân cư tăng hơn so với năm trước.

- Theo thành phần kinh tế :

2006 2007 2008Số Số

tiền

Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu

Tổng vốn huy động 4.558 100% 5.409 100% 5.641 100%

* Tiền gửi dân cư 735 16,12 % 755 13,6 % 589 10,44%

* Tiền gửi TCKT 3.093 67,86 % 4.470 82,64% 4.521 80,14%

* Tiền gửi cácTCTD 731 16,02 % 184 3,4% 531 9,42%

Tuy nguồn vốn huy động liên tục tăng nhưng về cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là tiền gửi của các TCKT và vốn vay các tổ chức tài chính.

Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong tổng nguồn vốn có sự tăng đáng kể từ 184 tỉ năm 2007 lên 531 tỷ năm 2008 với tốc độ tăng là 188,7% và chiếm 9,42% tổng nguồn vốn huy động.

Với các thành phần khác, tuy có sự sụt giảm trong tỷ trọng nhưng tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế đều tăng lên về mặt giá trị và vẫn chiếm một tỷ trọng cao. Năm 2008, tiền gửi dân cư chiếm 10,44% tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng giảm liên tục về tỷ trọng trong 3 năm liên tiếp. Trong khi đó, nguồn vốn tiền gửi, tiền vay từ các tố chức tín dụng lại tăng cao. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu huy động vốn của NH. NH chưa khai thác được nguồn vốn từ dân cư với chi phí thấp mà lại có sự tăng nhanh về nguồn từ các tổ chức tín dụng với lãi suất bỏ ra rất cao. Nguyên nhân sự hoán đổi này là do kinh tế gặp khó khăn, người dân thu hẹp tiết kiệm để tiêu dùng những nhu cầu không đổi, sản phẩm của NH chưa thực sự đến được với người dân. Các tổ chức kinh tế cũng gặp khó khăn tương tự khiến cho nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ dẫn đến mức vay nợ trên thị trường liên NH của chi nhánh tăng cao. Đây là điểm bất lợi về lâu về dài vì nguồn từ các tổ chức tín dụng vừa đắt lại chỉ mang tính tạm thời.

- Theo thời gian :

Trong năm 2008, nguồn vốn huy động không kỳ hạn giảm mạnh từ 2.252 tỷ, chiếm 57,92% xuống 2.010 tỷ, chiếm 35,63% tốc độ giảm là 10,75%. Trong khi đó nguồn vốn ngắn hạn tăng từ 669 tỷ lên 740 tỷ ( tăng 71 tỷ với tốc độ 10,6%), nguồn vốn trung và dài hạn tăng mạnh từ 2.488 tỷ năm 2007 đến 2.891 tỷ năm 2008 với tốc độ tăng là 16,2%.

Xét về thời thời hạn thì nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn đều có xu hướng tăng bên cạnh sự thu hẹp mạnh của nguồn vốn không kỳ hạn. Trong 3 năm qua, có thể nhận thấy nguồn vốn trung và dài hạn có xu hướng tăng nhiều nhất và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2008, NH có sự hoán đổi vị trí giữa nguồn không kỳ hạn và nguồn trung dài hạn. Nguồn trung và dài hạn trở thành nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất ( 51,25% tổng nguồn vốn huy động ). Nguyên nhân là do trong các năm qua, chi nhánh đã làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm, dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi…Sự tăng lên của nguồn trung và dài hạn giúp cho chi nhánh phần nào tạo lập được một nguồn vốn ổn định, lâu dài cho quá trình đầu tư và cho vay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÙA VÀ NHỎ TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 30 -33 )

×