Kết quả thu phí môi trường tại huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 61 - 67)

3.3.2.1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Từ ngày 07/01/2013, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP. UBND tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc thực hiện phân cấp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, trong đó quy định: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô

hoạt động tương đương với đối tượng thuộc danh mục phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô hoạt động tương đương với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Qua khảo sát thực tế và tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu liên quan có thể nhận thấy, công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp địa bàn huyện Đồng Hỷ tương đối ổn định. Bên cạnh các cơ sở chấp hành nộp phí đầy đủ vẫn còn một số cơ sở nộp chậm, nộp thiếu. Đối với các cơ sở này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tiến hành truy thu nợ. Đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp tại địa phương chủ yếu là: các hộ kinh doanh gia đình; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp. Nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại huyện Đồng Hỷ tuân thủ tốt việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 12 đơn vị thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Cụ thể trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đươc thể hiện qua bảng từ năm 2010 đến nay như sau:

Bảng 3.10: Kết quả thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

STT Năm Số phải thu Tổng phí thu được Tỷ lệ thu (%)

1 2010 4.000.000 4.000.000 100

2 2011 8.400.000 8.400.000 100

3 2012 10.000.000 10.000.000 100

4 2013 18.000.000 18.000.000 100

5 2014 18.000.000 18.000.000 100

(Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên 2014)

Sau khi triển khai việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tìm hiểu kỹ và nghiêm chỉnh chấp hành. Nguồn thu phí nước thải công nghiệp đã đóng góp thêm vào nguồn thu ngân sách nhà nước của Huyện để tăng thêm nguồn chi cho công tác bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần nâng cao thêm ý thức trách nhiệm cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải, sử dụng nước tuần hoàn, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm tải lượng ô nhiễm ra ngoài môi trường, tiết kiệm và chống thất thoát lãng phí tài nguyên nước.

3.3.2.2. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Cht thi rn sinh hot

Trên địa bàn huyện có 2 đơn vị làm dịch vụ vệ sinh môi trường:

- Công ty quản lý đô thị và vệ sinh môi trường, tiền thân là HTX môi trường được thành lập từ tháng 10/2001, đến tháng 5/2007 chuyển sang Công ty cổ phần, hiện nay mạng lưới thu gom rác thải đã mở rộng tới 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện (chiếm 44,44 %) tăng 22.22% so với năm 2010 (năm 2010 có 4 xã, thị trấn chiếm 22,22% số xã có hoạt động thu gom). Công ty quản lý đô thị và vệ sinh môi trường thu gom rác trên địa bàn thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn và xã Hoá Thượng, rác được vận chuyển vào bãi rác xóm Phúc Thành, xã Hoá Trung để chôn lấp. Công ty có 23 cán bộ, công nhân, trong đó: 19 công nhân lao động trực tiếp, 1 giám đốc, 1 PGĐ, 1 kế toán, 1 thủ quỹ. Trang thiết bị gồm: 1 xe ô tô chuyên dùng, 58 xe gom rác, 10 thùng rác.

- Hợp tác xã dịch vụ môi trường Đồng Tâm, được thành lập và đi vào hoạt động tháng 1/2012. Hiện nay HTX có 10 xã viên, thiết bị thu gom gồm 2 xe ô tô tải để chở rác , xe đi đến đâu ,công nhân thu gom sẽ nhặt rác bỏ vảo thùng xe. HTX đang thu gom tại thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau, xã Nam Hòa, Hóa Trung và Quang Sơn.

Bảng 3.11: Hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt nội sinh trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung ĐVT Số lượng

Tổng số dân người 111.854

Dân số thành thị người 19.509

Dân số nông thôn người 92.345

Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tấn/ngày 32,84 Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom tấn/ngày 14,12

Tỷ lệ CTR sinh hoạt thu gom % 43%

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên)

Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ được duy trì từ nguồn ngân sách hàng năm và một phần xã hội hóa từ thu phí thu gom từ các hộ dân. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong toàn huyện được thu gom đạt khoảng 43%, trong đó tỷ lệ thu gom tại khu vực nông thôn rất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ngày một trầm trọng như hiện nay.

Tỷ lệ thu phí chất thải rắn sinh hoạt không cao chủ yếu là do: một số xã chưa thực hiện theo đúng quy định về thu phí vệ sinh môi trường, không thực hiện trích nộp Ngân sách nhà nước hoặc trích nộp không đúng quy định được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12: Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

(Đơn vị: Đồng)

STT Năm Số phải thu Tổng phí thu được Tỷ lệ thu (%)

1 2010 3.267.908.000 2.547.788.900 77,96

2 2011 5.104.970.157 4.086.492.498 80,05

3 2012 4.232.251.129 2.903.835.610 68,61

4 2013 8.932.409.742 6.042.581.700 67,64

5 2014 8.305.086.974 5.473.974.417 65,91

Cht thi rn công nghip

Một phần chất thải công nghiệp đã được phân loại để tận thu, tái chế, xử lý, còn phần lớn vẫn được đổ thải trong các bãi thải của nhà máy, nhưng hầu hết các bãi thải không được xây dựng, quản lý đảm bảo vệ sinh đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh khu vực, hoặc đổ thải bừa bãi hoặc được tận dụng để san lấp mặt bằng. Chất thải xây dựng chưa được thu gom và quản lý, một phần được tận dụng để san lấp mặt bằng, một phần đang đổ thải bừa bãi.

Còn chất thải công nghiệp nguy hại bước đầu đã được các chủ nguồn thải thu gom, phân loại và quản lý theo quy định, nhưng chưa triệt để, vẫn còn tình trạng đổ thải và bán chất thải nguy hại không theo quy định.

3.3.2.3. Đồi với hoạt động khai thác khoáng sản

Thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường, có nhiều chuyển biến tích cực tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp, công tác thẩm định, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thực hiện chặt chẽ, theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy vậy, trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nhỏ lẻ chưa được ngăn chặn triệt để, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, gây thất thu ngân sách, việc phối hợp giữa các ngành và chính quyền cấp huyện trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản chưa chặt chẽ, hiệu quả, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp tiến hành xây dựng cơ bản mỏ và đưa mỏ vào hoạt động chậm so với giấy phép; ở một số doanh nghiệp, khu vực (mỏ sắt Trại Cau) còn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trong khu vực được giao quản lý.

Tuy vậy, hàng năm các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn đã góp một phần tài chính đáng kể vào ngân sách của huyện cũng như của tỉnh, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.13: Kết quả thu phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

(Đơn vị: đồng)

STT Năm Số phải thu Tổng phí thu được Tỷ lệ thu (%)

1 2010 1.245.512.000 843.512.000 67,70

2 2011 1.758.650.000 1.278.850.000 72,70

3 2012 1.526.316.000 973.108.159 63,75

4 2013 9.953.000.000 6.034.880.700 60,60

5 2014 7.954.756.000 5.473.419.417 68,80

(Nguồn:Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ)

Bên cạnh đó công tác thu, quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện cũng gặp nhiều khó khăn như:

- Một số văn bản quy phạm pháp luật, dưới luật còn ban hành chậm, chưa kịp thời, chưa đồng bộ, chưa có hướng dẫn cụ thể gây khó khăn trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện, cũng như công tác thu phí, quản lý sử dụng phí tại địa phương tại địa phương.

- Các biện pháp xử lý, chế tài chưa đủ mạnh để bắt buộc tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phí môi trường tại địa phương.

- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở một số điểm mỏ vẫn còn xảy ra và tái diễn nhiều lần gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến môi trương cảnh quan, không đảm bảo an toàn lao động nhưng chưa được phát hiện xử lý ngăn chặn kịp thời và triệt để.

- Đặc thù về khoáng sản của tỉnh phân bố rải rác tại các vùng sâu, địa hình rừng núi hiểm trở, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép gặp nhiều khó khăn.Trong khi lực lượng cán bộ chuyên ngành quản lý khoáng sản còn thiếu gây khó khăn trong công tác quản lý và đảm bảo thu phí đúng quy định.

- Trách nhiệm của một số cơ quan quản lý nhà nuớc, đặc điệt là chính quyền cấp xã còn hạn chế, nhiều nơi còn chưa tích cực vào cuộc, chưa phối hợp với các ngành cấp trên để kịp thời xử lý, ngăn chặn các hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép.

- Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhiều tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tự giác thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, phí theo quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức sản xuất, khai thác khoáng sản. - Việc phân bổ nguồn thu phí còn rất nhiều bất cập. Địa phương cấp huyện, xã nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)