3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên, với 15 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đồng Hỷ là 45.524,44 ha, mật độ dân số 244 người/km2, có toạ độ từ 105016' - 105046' kinh độ Đông, 21032’- 21051’ vĩ độ Bắc.
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Đồng Hỷ so với các huyện thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên
- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn
- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang
Vị trí địa lý như vậy, Đồng Hỷ tạo điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội, hoà nhập với nền kinh tế thị trường.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Huyện Đồng Hỷ mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi, địa hình nhìn chung chia cắt phức tạp. Huyện có nhiều đồi núi, dốc cao, khe suối, có những cánh đồng xen lẫn với những đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, sản phẩm xói mòn, bồi tụ đã tạo thành nhiều cánh đồng trồng lúa nước của huyện. Phía Nam của huyện có phần đất đai tương đối bằng phẳng.
Căn cứ vào địa hình, huyện Đồng Hỷ được phân thành 3 tiểu vùng rõ rệt: - Vùng Bắc gồm các xã Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá trung, Minh Lập, Sông Cầu.
- Vùng giữa gồm các xã Hoá Thượng, Chùa Hang, Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hoà.
- Vùng Nam gồm các xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lơi, Hợp Tiến [15].
3.1.1.3. Điều kiện khí tượng – thủy văn
a. Khí hậu
Nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, khí hậu của huyện Đồng Hỷ vừa mang tính nhiệt đới gió mùa có tính lục địa, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4 – 10; mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 – 3 năm sau. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn huyện Đồng Hỷ:
- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C; nhiệt độ tối thấp trung bình 200C; nhiệt đội tối cao trung bình là 270
C.
- Chế độ mưa, ẩm: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.000 – 2.100 mm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm tới 90%.
mưa lớn gây xói lở, úng lụt, lũ quét cục bộ; mùa khô gây hạn hán, thiếu nước trầm trọng, đặc biệt ở những vùng có địa hình cao, sản xuất và đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng. Với chế độ nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa hệ thống cây trồng, cũng như việc bố trí thâm canh, tăng vụ .
b. Chếđộ thủy văn
Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú. Phần lớn sông suối ở huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2. Trên địa bàn huyện có các hệ thống sông suối chính sau:
- Sông Cầu: Là sông lớn nhất, chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Tây dài 47 km. Sông cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất khu vực ven sông, là đường giao thông thủy thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ cho đường bộ..
- Các hệ thống suối lớn: Tổng chiều dài của các con suối chảy qua địa bàn huyện khoảng 28 km. Trong đó: Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn đổ ra sông Cầu; suối Thác Lạc chảy từ Trại Cau đổ ra sông Cầu, dài khoảng 19 km.
Ngoài ra, còn có nhiều suối nhỏ, ao hồ, phai, đập góp phần cung cấp một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.