Tình hình thực hiện thuế,phí môi trường trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 34 - 39)

* Trên thế gii

Các công cụ kinh tế đã được áp dụng từ rất sớm, đặc biệt ở các nước trong khu vực Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Công cụ thuế và phí được áp dụng từ những năm 1970 và cho đến nay có trên 150 loại công cụ được áp dụng ở châu Âu và châu Á. Tùy theo điều kiện của từng quốc gia, từng loại công cụ khác nhau được áp dụng để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong đó có 10 loại công cụ kinh tế được áp dụng ở 15 quốc gia OECD[20].

Thuế và phí ở Canada: Ở quốc gia này áp dụng các loại thuế và phí dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Phí với người sử dụng bao gồm: phí nước có ý nghĩa và hiệu quả tích cực với 30% thị xã và thị trấn ở Canada, phí hoa lợi cải tạo đất, phí sử dụng nước mưa…

- Phí khôi phục hoặc loại bỏ được trả trước cho các cơ quan quản lý tài chính vào việc sử dụng thùng đồ uống, acquy, các thùng thuốc sâu và thùng sơn gây ra ô nhiễm.

- Phí một đơn vị phát thải do cơ quan tài chính địa phương thu đối với hệ thống giám sát chất lượng không khí.

Thuế đầu vào đánh vào xăng dầu từ năm 1985. Thuế “gas guzzler” về chất đốt được áp dụng. Phí phát tán, đặc biệt là việc phát thải NO2, SO2, CO,…

Nhìn chung các dạng phí, lệ phí và một phần thuế nhằm bảo vệ môi trường ở Canada được thực hiện ở cấp tỉnh và thành phố.

Thuế môi trường ở Thụy Điển: Thụy Điển và một số nước Bắc Âu đã vận dụng một cách rộng rãi thuế, phí và nhiều biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường. Các biện pháp kinh tế bao gồm thu thuế, phí đối với chất thải CO2,NOx, SOx, thuế chất thải như thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện chương trình hoàn trả đặt cọc đối với hộp nhôm và hộp nhựa, thuế rác, phân biệt thu phí tàu thuyền đường biển và trợ cấp thên quỹ kỹ thuật nguồn năng lượng và đầu tư…Hiệu quả từ các loại thế và phí rất lớn không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đóng góp vào nền kinh tế quốc dân[20].

Thuế và phí ở Đan Mạch: Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường tăng lên ở Đan Mạch trong thời gian gần đây. Một số loại thuế mới được áp dụng như thuế thuốc trừ sâu, thuế nước thải, thuế nước sinh hoạt. Hiện tại, chương trình mở rộng cho việc áp dụng hệ thống thuế năng lượng

như thuế CO2, SOx, thuế nhiên liệu nhằm tạo doanh thu từ bù đắp chi phí bảo vệ môi trường.

- Các loại thuế và phí đã được sử dụng ở Đan Mạch gồm: thuế và phí năng lượng, thuế và phí môi trường, phí đánh vào người sử dụng, trợ cấp và hệ thống ký quỹ hoàn trả. Phí đánh vào người sử dụng thông qua việc sử dụng các dịch vị môi trường cụ thể với mục đích có chi phí cho các dịch vụ môi trường. Đan Mạch dùng một loạt các chương trình trợ cấp để giảm bớt áp lực lên môi trường và tài nguyên[20].

Phí môi trường ở Hàn Quốc: Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ năm 1983 đối với chất thải khí và nước thải. Ban đầu thu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiên cam kết. Cơ quan môi trường của Hàn Quốc được quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu như vi phạm tiêu chuẩn môi trường và sau khi có yêu cầu phải có biện pháp xử lý khi vẫn tiếp tục thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép[20].

Phí ô nhiễm ở Singapore: Ở quốc gia này có biểu phí ô nhiễm đánh vào nhu cầu ôxy hóa (BOD) và tổng chất rắn lơ lửng (TSS) áp dụng đối với tất cả các cơ sở công nghiệp. Mức phí được xác định tùy theo lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm. Lượng BOD và TSS cho phép được thải vào hệ thống công cộng là 400 mg/lít. Nếu cơ sở có nồng độ BOD từ 401-600 mg/lít thì phải trả xuất phí là 0,12$ Singapore/m3. Nếu nồng độ từ 1601-1800 mg/lít thì sẽ tăng lên 0,84$ Singapore/m3. Nếu nồng độ chất gây ô nhiễm nằm trong khoảng 601-1600 mg/lít thì xuất phí tăng lên một cấp cho mỗi 200 mg/lít[20].

* Việt Nam

Tại Việt Nam, Luật thuế Bảo vệ môi trường đã được quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 15/11/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Luật Thuế Bảo vệ môi trường được xây dựng trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hóa thuế. Do vậy nó tương đối phù hợp với các sắc

thuế trên toàn thế giới trong tiến trình hội nhập. Việc ban hành và áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi trường đã và đang góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để giải quyết các vấn đề môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường [13].

Mặc dù mới áp dụng chưa lâu, song bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Thuế bảo vệ môi trường cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế, cần phải được xem xét lại. Thuế bảo vệ môi trường quy định 8 nhóm sản phẩm hàng hóa hiện nay đang chịu thuế đó là: xăng, dầu, mỡ nhờm; than đá; dung dịch hydro-cloro-fluoro-carbon; túi nilon thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Có thể thấy, đây đều là những sản phẩm mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường, và việc quy định chúng nằm trong đối tượng chịu thuế là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng chúng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng lại chưa được đưa vào diện chịu thuế như: chất tẩy rửa trong công nghiệp, thuốc lá… Số lượng hàng hóa được đưa vào đối tượng chịu thuế còn ít cho nên không thu hút được đông đảo người tiêu dùng quan tâm và số thu thuế Bảo vệ môi trường còn khá khiêm tốn. Nói chung, việc áp dụng thuế Bảo vệ môi trường ở nước ta còn khá nhiều vấn đề bất cập [13].

Nguồn thu chủ yếu của lĩnh vực môi trường đóng góp vào trong ngân sách nhà nước và trong tổng sản phẩm quốc nội GDP là phí bảo vệ môi trường (phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản). Sau một thời gian tiến hành triển khai áp dụng công cụ phí bảo vệ môi trường, nhóm công cụ này đã phát huy được tính hiệu quả vừa góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn vệ sinh

môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng; ngoài ra, tạo ra một nguôn tài chính đóng góp vào ngân sách nhà nước để tái đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và các sự cố môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn khá nhiều vấn đề bất cập. Đó là: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thực hiện hơn 9 năm song cơ quan quản lý vẫn còn khá lúng túng trong cách tính toán và thu phí. Các doanh nghiệp còn tìm cách trốn tránh và nợ phí. Kết quả là tỷ lệ thu phí nước thải công nghiệp còn thấp; Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại cũng đã được áp dụng nhưng khoàn thu này không đủ đáp ứng chi phí thu gom, xử lý rác thải, các văn bản còn chồng chéo, không quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị tham gia. Vì vậy vấn đề rác thải hiện nay vẫn đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội; Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được thực hiện theo Nghị định 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thu phí này còn gặp nhiều khó khăn do đối tượng phải nộp phí chưa tự giác thực hiện nghĩa vụ này, còn tình trạng doanh nghiệp kê khai sản lượng khai thác thấp hơn thực tế đê giảm số phí phải nộp. Theo tính toán của Bộ Tài Chính, nguồn phí bảo vệ môi trường năm 2008 là 1.224 tỷ đồng, nếu tính cả số tiền từ thu phí xăng, dầu 9.000 tỷ đồng/năm thì tổng nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường là 10.224 tỷ đồng [1].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 34 - 39)