Phương pháp tổng hợp viết báo cáo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 41)

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là huyện miền núi ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên, với 15 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đồng Hỷ là 45.524,44 ha, mật độ dân số 244 người/km2, có toạ độ từ 105016' - 105046' kinh độ Đông, 21032’- 21051’ vĩ độ Bắc.

Hình 3.1: Bn đồ v trí địa lý huyn Đồng H so vi các huyn thành ph, th xã ca tnh Thái Nguyên

- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn

- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang

Vị trí địa lý như vậy, Đồng Hỷ tạo điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội, hoà nhập với nền kinh tế thị trường.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Đồng Hỷ mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi, địa hình nhìn chung chia cắt phức tạp. Huyện có nhiều đồi núi, dốc cao, khe suối, có những cánh đồng xen lẫn với những đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, sản phẩm xói mòn, bồi tụ đã tạo thành nhiều cánh đồng trồng lúa nước của huyện. Phía Nam của huyện có phần đất đai tương đối bằng phẳng.

Căn cứ vào địa hình, huyện Đồng Hỷ được phân thành 3 tiểu vùng rõ rệt: - Vùng Bắc gồm các xã Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá trung, Minh Lập, Sông Cầu.

- Vùng giữa gồm các xã Hoá Thượng, Chùa Hang, Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hoà.

- Vùng Nam gồm các xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lơi, Hợp Tiến [15].

3.1.1.3. Điều kiện khí tượng – thủy văn

a. Khí hu

Nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, khí hậu của huyện Đồng Hỷ vừa mang tính nhiệt đới gió mùa có tính lục địa, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4 – 10; mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 – 3 năm sau. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn huyện Đồng Hỷ:

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C; nhiệt độ tối thấp trung bình 200C; nhiệt đội tối cao trung bình là 270

C.

- Chế độ mưa, ẩm: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.000 – 2.100 mm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm tới 90%.

mưa lớn gây xói lở, úng lụt, lũ quét cục bộ; mùa khô gây hạn hán, thiếu nước trầm trọng, đặc biệt ở những vùng có địa hình cao, sản xuất và đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng. Với chế độ nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa hệ thống cây trồng, cũng như việc bố trí thâm canh, tăng vụ .

b. Chếđộ thy văn

Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú. Phần lớn sông suối ở huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2. Trên địa bàn huyện có các hệ thống sông suối chính sau:

- Sông Cầu: Là sông lớn nhất, chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Tây dài 47 km. Sông cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất khu vực ven sông, là đường giao thông thủy thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ cho đường bộ..

- Các hệ thống suối lớn: Tổng chiều dài của các con suối chảy qua địa bàn huyện khoảng 28 km. Trong đó: Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn đổ ra sông Cầu; suối Thác Lạc chảy từ Trại Cau đổ ra sông Cầu, dài khoảng 19 km.

Ngoài ra, còn có nhiều suối nhỏ, ao hồ, phai, đập góp phần cung cấp một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế của huyện có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ..

- Sn xut nông, lâm nghip:

Tích cực triển khai các chủ trương, chính sách, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giám sát phòng chống dịch bệnh, có cơ chế hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng và sản xuất hàng hoá.

Bảng 3.1: Biến động sản xuất ngành chăn nuôi huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014

STT Hạng mục ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 I. Số lượng 1 Trâu Con 13.017 12.377 11.659 10.136 9.117 2 Bò Con 4.825 2.564 2.195 939 1.008 3 Lợn Lợn nái Con 9.561 11.130 10.559 8.085 8.653 Lợn thịt Con 42.366 50.704 50.019 46.238 48.746 4 Gia cầm Con 506.000 565.000 623.586 799.093 669.000 II. Sản lượng SP thịt hơi các loại Tấn 5.491 6.527 6.687 6.801 7.859 1 Trâu Tấn 192 151 149 153 176 2 Bò Tấn 32 279 276 329 340 3 Lợn Tấn 4.569 5.410 5.458 5.355 6.337 4 Gia cầm Tấn 698 732 804 964 1.015

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ 2014[16])

Nhìn chung, sản xuất nông, lâm nghiệp đã có nhiều bước tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển được nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đạt 5,9%/năm.

- Sn xut CN - TTCN - Xây dng:

Tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm sau cao hơn năm trước; thực hiện Đề án phát triển CN- TTCN và dịch vụ; triển khai các bước xây dựng 4 cụm công nghiệp. Có 3 cụm công nghiệp được quy hoạch chi tiết, trong đó

một cụm đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Ra Nghị quyết về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất. Toàn huyện có 124 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn, góp phần thu hút nhiều lao động tại chỗ vào làm việc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách. Giá trị sản xuất CN - TTCN và xây dựng đạt 1.110 tỷ đồng, bình quân tăng 39,9%/năm.

Hệ thống giao thông được đầu tư phát triển. Làm mới 153,3 km đường bê tông, 66 km đường nhựa, 104,6 km đường cấp phối. Hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không ngừng được đầu tư.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp không ngừng được đầu tư về số lượng và chất lượng trên cơ sở tự đầu tư mua sắm của nhân dân, có hỗ trợ và định hướng phát triển của Nhà nước. Số máy cơ khí phục vụ cho nông nghiệp đến hết năm 2013 là 17.043 chiếc. Cơ sở hạ tầng từng bước phát triển, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Bảng 3.2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Ngành Tỷ lệ Năm2010 Năm2014

Tổng % 100 100

Công nghiệp và xây dựng % 35,62 48,74

Dịch vụ thương mại % 40,26 30,69

Nông - Lâm nghiệp- thủy sản % 24,12 20,57

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ năm 2014)

- Thương mi, dch v:

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư, tăng trưởng trên 12%/năm. Xây dựng mới 3 chợ tại trung tâm thuộc các xã Cây Thị, Hợp Tiến,

Quang Sơn. Thường xuyên sửa chữa, nâng cấp, duy trì hoạt động các chợ trong toàn huyện; đồng thời kiện toàn tổ chức, sắp xếp, quản lý các chợ đảm bảo công tác thu ngân sách đạt hiệu quả hơn.

- Công tác Tài nguyên - Môi trường.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển; giảm các thủ tục không cần thiết, thực hiện thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến hết năm 2012 đạt 98%. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành về quản lý tài nguyên, khoáng sản; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

- Dân s và lao động:

Tính đến tháng 12/2014, dân số của huyện Đồng Hỷ là 111.859 người sinh sống ở 15 xã và 3 thị trấn. Năm 2012 là 107.276 người; năm 2013 là 109.566 người và đến năm 2014 là 111.859 người, trung bình hàng năm tăng 1,37%/năm là phù hợp với sự gia tăng dân số của tỉnh. Trong đó, năm 2011 số lượng nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn là 74,72% tổng số nhân khẩu. Đồng Hỷ là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chỉ có một phần nhỏ dân số là hoạt động phi nông nghiệp (làm dịch vụ, kinh doanh, buôn bán nhỏ,…), chiếm 25,28% tổng số nhân khẩu.

Cùng với sự gia tăng dân số thì số lao động cũng có sự tăng lên, nhưng nhìn chung lao động nông nghiệp có sự tăng chậm hơn lao động phi nông nghiệp. Đã có một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển dần sang hoạt động phi nông nghiệp như: công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh - buôn bán,….là do hoạt động nông nghiệp đã biết đầu tư thiết bị, máy móc vào sản xuất để giải phóng một phần sức lao động nông nghiệp.

Hiện nay, huyện Đồng Hỷ có một lực lượng lao động dồi dào, bình quân LĐNN/hộ NN và bình quân nhân khẩu NN/hộ NN tăng cũng là do sự gia tăng dân số của những năm trước làm cho số người đến tuổi lao động tăng dần qua 3 năm trở lại đây. Đây cũng là nguồn lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả huyện.

- Công tác giáo dc và đào to:

Giáo dục và đào tạo được đầu tư ở một mức độ nhất định. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học năm sau cao hơn năm trước. Giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2012, có 9 trường đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2014 có 41/62 trường (Mầm non, Tiểu học và THCS) chuẩn quốc gia. Thị trấn Chùa Hang và xã Minh Lập có 100% trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư khá đầy đủ, theo hướng hiện đại, chuẩn hoá, kiên cố hoá. Giáo dục vùng cao, giáo dục Mầm non được chú ý đầu tư.

- Công tác y tế, dân s - gia đình và tr em:

Công tác chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Số lần người dân được chăm sóc sức khoẻ tăng dần, năm 2014 là 1,65 lần/người/năm tuy nhiên còn có sự chênh lệch về số lần khám chữa bệnh của người dân ở các khu vực khác nhau trong huyện. Trình độ đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở được nâng cao từng ngày.

- Thc hin các chính sách xã hi:

Công tác xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội được các cấp, các ngành tích cực triển khai; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2,64%. Huy động các nguồn vốn, xóa được 1.703 nhà dột nát cho hộ nghèo; không còn hộ nghèo thuộc diện thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Thực hiện tốt chính sách xã hội, người có công với nước và chính sách tôn giáo, dân tộc.

3.1.3. Thc trng các ngun tài nguyên 3.1.3.1. Tài nguyên đất đai 3.1.3.1. Tài nguyên đất đai * Về diện tích: Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Đơn vị tính: Ha) Năm 2012 2013 2014 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 45.524,44 45.524,44 45.524,44 1. Đất Nông nghiệp 11.954,65 13.914,24 14.261,15 Đất trồng cây hàng năm 6.377,23 6.377,23 7.790,15 Đất trồng lúa 4.615,41 4.615,41 5.262,00 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 36,70 21,66 Đất trồng cây hàng năm khác 1.861,82 1.825,12 2.506,49 Đất trồng cây lâu năm 4.805,13 5.214,33 6.471,00 2. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 240,99 236,44 193,79 3. Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng) 21.176,28 22.912,07 24.301,81

Rừng tự nhiên 11.958,84 11.958,84 11.958,84 Rừng trồng 9.216,44 10.953,23 12.342,97 Tr.đó: Rừng trồng < 3 năm tuổi (không tính độ che phủ) 1.250,00 2.250,00 3.310,00 4. Đất ở 864,79 956,18 929,44 Đất ở nông thôn 759,79 847,10 817,36 Đất ở thành thị 105 109,08 112,08 5. Đất chuyên dung 2.873,26 2.945,71 3.808,23 6. Đất chưa sử dụng 8.519,02 6.602,45 2.030,02 Đất bằng chưa sử dụng 384,93 561,87 380,71 Đất đồi núi chưa sử dụng 7.670,39 5.362,70 614,47 Núi đá không có rừng cây 463,70 677,88 1.034,84

Huyện Đồng Hỷ có tổng diện tích là 45.524,44 ha. Trong đó: đất nông nghiệp năm 2012 là 11.954,65 ha (chiếm 25,8% tổng diện tích); năm 2013 là 13.914,24 ha (chiếm 30% tổng diện tích) và tăng dần đến năm 2014 là 14.261,15 ha (chiếm 30,88% tổng diện tích). Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp, vì vậy cần phải đầu tư, thâm canh, tăng vụ.

Về thổ nhưỡng: Huyện Đồng Hỷ có 7 loại đất chủ yếu sau:

Bảng 3.4: Thống kê các loại đất theo tính chất của đất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ%

1 Đất phù sa 2.277 5,00

2 Đất bạc màu 530 1,16

3 Đất nâu đỏ trên đá vôi Fk 480 1,05

4 Đất vàng nhẹ trên cát Fs 4.558 10,01

5 Đất nâu vàng phù sa cổ Fq 1.833 4,03

6 Đất dốc tụ D 5.279,44 11,60

7 Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét Fu 30.567 67,15

Tổng 45.524,44 100

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ 2014 )

Qua bảng trên cho thấy: Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét chiếm tỷ lệ lớn nhất, đất nâu đỏ chiểm tỷ lệ nhỏ nhất.

Nhìn chung, thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 8o (trên 7.000 ha) thích hợp cho trồng cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp.

Ngoài ra, sự suy giảm chất lượng đất phải kể đến là do nhận thức hạn chế của người dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên đã ảnh hưởng đến môi trường, làm chai lỳ đất, giảm độ phì của đất.

3.1.3.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: được cung cấp bởi các hệ thống sông, suối bao gồm hệ thống sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me, suối Hoà Khê....

Các sông, suối, ao hồ hiện đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực khai thác mỏ. Nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để đều đổ thẳng ra sông, suối, ao, hồ. Mặt khác là sự vụ ý thức của người dân đó biến dòng suối thành nơi xả rác thải bừa bãi.

Việc khai thác khoáng sản, cát sỏi, vàng sa khoáng cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn huyện.

3.1.3.3. Tài nguyên khoáng sản

Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn.

- Quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, phân bố chủ yếu: mỏ sắt Trại Cau, mỏ sắt Linh Sơn, Tiến Sơn, Tiến bộ.

- Quặng chì kẽm ở làng Hích và các điểm quặng nhỏ khác phân bố không tập trung, gồm các điểm mỏ như: Bắc lâu, Sa lung, Mỏ Ba

- Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác, trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và hiện đang được khai thác bằng công nghệ thủ công, cụ thể: tai các xã Cây Thị, Văn Hán, Nam Hoà, Hợp Tiến, Văn Lăng…

- Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20-30 vạn tấn. - Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi...trong đó sét xi

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)