Hiện trạng môi trường và công tácquản lý môi trường tại huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 53 - 59)

Đồng Hỷ

3.2.1.Hin trng môi trường

Chất lượng môi trường huyện ngày càng suy giảm với mức độ thấp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

3.2.1.1. Chất thải sinh hoạt và sản xuất

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề sản xuất và chế biến nông sản như: chè ,bún, miến ... tại địa phương đã làm gia tăng khối lượng chất thải ra môi trường. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cùng hệ thống cấp, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được so với thực tế và mất mỹ quan. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị cũng như sức khỏe cộng đồng.

Trên địa bàn huyện có 2 đơn vị làm dịch vụ vệ sinh môi trường:

- Công ty quản lý đô thị và vệ sinh môi trường, tiền thân là HTX môi trường được thành lập từ tháng 10/2001, đến tháng 5/2007 chuyển sang Công ty cổ phần, hiện nay mạng lưới thu gom rác thải đã mở rộng tới 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện (chiếm 44,44 %) tăng 22.22% so với năm 2010 (năm 2010 có 4 xã, thị trấn chiếm 22,22% số xã có hoạt động thu gom). Công ty quản lý đô thị và vệ sinh môi trường thu gom rác trên địa bàn thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn và xã Hoá Thượng, rác được vận chuyển vào bãi rác xóm Phúc Thành, xã Hoá Trung để chôn lấp. Công ty có 23 cán bộ, công nhân, trong đó: 19 công nhân lao động trực tiếp, 1 giám đốc, 1 PGĐ, 1 kế toán, 1 thủ quỹ. Trang thiết bị gồm: 1 xe ô tô chuyên dùng, 58 xe gom rác, 10 thùng rác.

- Hợp tác xã dịch vụ môi trường Đồng Tâm, được thành lập và đi vào hoạt động tháng 1/2012. Hiện nay HTX có 10 xã viên, thiết bị thu gom gồm 2 xe ô tô tải để chở rác , xe đi đến đâu ,công nhân thu gom sẽ nhặt rác bỏ vảo thùng xe. HTX đang thu gom tại thị trấn Sông Cầu, thị trấn Trại Cau, xã Nam Hòa, Hóa Trung và Quang Sơn.

Thực trạng công tác quản lý về chất thải rắn sinh hoạt được tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.5: Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

STT Năm Tổng lượng chất thải phát sinh(tấn/ngày) Số xã có dịch vụ thu gom (xã) Số lượng bãi chôn lấp rác (bãi) Sốđơn vị làm dịch vụ thu gom (đơn vị) 1 2011 17 2 1 1 2 2012 20 8 3 3 3 2013 25 8 3 2 4 2014 27 8 3 2

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên 2014 [17])

Việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, nhất là các xã dọc tuyến đường tỉnh lộ 269, có dân cư không tập chung và buôn bán nhiều ngành nghề khác nhau vì vậy lượng rác thải phát sinh khó

thu gom. Trung bình, lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng từ 0,5 - 0,65kg/người/ngày. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn, sau đó được vận chuyển sang bãi chôn lấp. Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ đổ ở bãi lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi nặng nề và nước rác cũng là một nguồn gây ô nhiễm.

Đối với công tác quản lý, phòng TN & MT đã cử cán bộ phối hợp với Sở TN & MT thường xuyên theo dõi nắm tình hình hoạt động và xử lý môi trường của bãi rác thải, đôn đốc cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường vì vậy cơ bản đã hạn chế về ô nhiễm môi trường tại bãi rác. Đồng thời nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, Sở tài nguyên Môi trường sớm niêm yết công khai quy trình xử lý của bãi rác tại UBND xã Hóa Trung để nhân dân có quyền tham gia giám sát.

Các loại chất thải nguy hại như chất thải các sơ sở khám chữa bệnh, hóa chất độc hại chưa được thu gom xử lý vệ sinh. Chủ yếu do các cơ sở y tế tự thiêu đốt thủ công mà chưa có lò đốt chất thải y tế.

3.2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí

Bảng 3.6. Hiện trạng môi trường không khí huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên STT Vị trí quan trắc Thông số Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) 1 Đường tròn huyện Đồng Hỷ 58 2,02 278 2,87 1,37

2 Khu công nghiệp Lưu Xá tại xã

Huống Thượng 67,80 2,14 245,30 3,37 1,84

3 Khu Nhà máy Xi măng Núi Voi 78 4,05 236,40 3,46 1,67

4 Khu vực khai thác khoảng sản

Trại Cau 79,10 2,03 215 3,27 1,64

5 Nhà máy xi măng Quang Sơn 72 3,20 271,40 2,97 1,87

QCVN 05:2013/BTNMT 300 30000 350 200 QCVN 26:2010/BTNMT 70

(Nguồn: Viện công nghệ môi trường tỉnh Thái Nguyên [18])

Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi các mỏ khai thác đá xây dựng, các xí nghiệp sản xuất như nhà máy xi măng Núi Voi, nhà máy xi măng Quang Sơn

Hình 3.2. Nng độ bi ti mt sđim quan trc trên địa bàn huyn Đồng H, tnh Thái Nguyên

Kết quả quan trắc môi trường cho thấy môi trường không khí huyện Đồng Hỷ còn khá sạch. Tuy nhiên, nồng độ bụi tại nhà máy xi măng Núi Voi là 405 mg/m3 và nhà máy xi măng Quang Sơn 320 mg/m3, lượng thải ra cao hơn so với quy chuẩn cho phép từ 1,1 - 1,3 lần. Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2... đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động tại chính các cơ sở này. Tiếng ồn tại các cơ sở khai khác khoáng sản, chế biến xi măng vượt ngưỡng cho phép từ 1,1 đến 1,2 lần.

3.2.1.3. Hiện trạng môi trường nước:

Về cơ bản, chất lượng nước mặt còn khá sạch, các chỉ tiêu phần lớn đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn loại A và trên loại B. Riêng hàm lượng nhu cầu ô xy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5)và chất rắn lơ lửng (TSS) được đo tại sông hồ và hệ thống kênh rạch chính đều vượt ngưỡng cho phép loại A từ 1,5 - 2,5 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.7. Kết quả hiện trạng môi trường nước huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

STT Vị trí quan trắc

Thông sô quan trắc BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) Amoni (mg/l) Pb (mg/l) Fe (mg/l) Cd (mg/l) Colifom (MPN/100ml) 1 Cầu Gia Bảy 4,80 16,20 26,10 0,12 0,02 0,20 0,005 2100 2 Suối Hòa Bình 5,54 15 15,30 0,09 0,001 0,18 0,003 1100 3 Suối xã Văn Lăng 4,10 7,40 1,60 0,18 0,001 0,30 0,002 2800 4 Suối Nghinh Tường 6 26,10 1452 1,12 0,09 0,0147 3000 5 Suối Thác Lạc 10,20 15,60 25,40 1,20 0,60 0,0053 2800 6 Suối Linh Nham 6,10 24,20 14,80 0,04 0,01 0,12 0,0118 5300 QCVN 08:2008/BTNMT (A1) 4 10 20 0,1 0,02 0,5 0,005 2500 QCVN 08:2008/BTNMT (A2) 6 15 30 0,2 0,02 1 0,005 5000 QCVN 08:2008/BTNMT (B1) 15 30 50 0,5 0,05 1,5 0,01 7500 QCVN 08:2008/BTNMT (B2) 25 50 100 1 0,05 2 0,01 10000

(Nguồn: Viện công nghệ môi trường tỉnh Thái Nguyên)

Nguyên nhân là do sự xói mòn, rửa trôi bề mặt và gia tăng độ đục. Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp và các nguồn khác tại khu vực cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm. Bên cạnh đó, chất lượng nước mặt một số khu vực còn bị ô nhiễm bởi hoạt động chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi lợn. Trên địa bàn huyện cũng có 3 trang trại chăn nuôi lợn quy mô 2000 con/ lứa , chất thải sau xử lý của cả 3 cơ sở đều thải ra suối Linh Nham.

3.2.1.4. Chất lượng môi trường đất

Nhìn chung môi trường đất tại huyện Đồng Hỷ chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, ngoại trừ khu vực chôn lấp hóa chất BVTV tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ, nay thuộc sở hữu của ông Phan Văn Tứ xóm Na Long xã Hoá Trung huyện Đồng Hỷ.

Nền kho cũ cao hơn khu đất xung quanh khoảng 1m. Sau khi toàn bộ kho bị phá, các thùng phi chứa HCBVTV được chôn cách nền kho cũ khoảng

3m và hiện nay được gia đình nhà ông Tứ trồng vải và nhãn lên. Trong quá trình khoan lấy mẫu cho thấy, ở tầng dày 0,3 m phát hiện có nhiều cục bột màu trắng, mùi thuốc nồng nặc. Như vậy có thể thấy rằng môi trường đất tại khu vực chôn lấp HCBVTV bị ô nhiễm nặng do việc tồn lưu HCBVTV.

3.2.2.Thc trng công tác qun lý nhà nước v môi trường huyn Đồng H

Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ có 18 cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Bảng 3.8: Cơ cấu nhân sự của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Các tiêu chí Năm 2011 Năm 2015 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1.Số lượng cán bộ (người) 14 100 20 100 - Cán bộ Lãnh đạo 2 14,29 3 15 - Cán bộ chuyên môn 12 85,71 17 85 2. Trình độ chuyên môn - Trên Đại hc 2 14,29 5 25 + Quản lý đất đai 1 50,00 4 20 + Môi trường 0 0,00 1 5 + Chuyên ngành khác 1 50,00 0 0 - Đại hc 12 85,71 15 75 + Quản lý đất đai 10 83,33 13 65 + Môi trường 2 16,67 3 15 + Chuyên ngành khác 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ [15])

Tính đến thời điểm đầu năm 2015, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ có tổng số 20 người (01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và 17 cán bộ làm công tác chuyên môn) trong đó chuyên ngành quản lý đất đai là 17 người (chiếm 85%), chuyên ngành môi trường là 3 người (chiếm 15%) trong đó 2 cán bộ chuyên phụ trách mảng môi trường và 1 cán bộ phụ trách về lĩnh vực khoáng sản.

Sơ đồ t chc ca phòng Tài nguyên và Môi trường huyn Đồng H, tnh Thái Nguyên

Hầu hết các cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường đều có trình độ Đại học và sau đại học, cán bộ có trình độ đại học có 15 người (chiếm 75%), trên đại học 5 người (chiếm 25%). So sánh với năm 2011, ta thấy nguồn lực của Phòng ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tổng số cán bộ tăng từ 14 người (năm 2011) lên 20 người (năm 2015). Với lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn như trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường Đồng Hỷ có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai, khoáng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 53 - 59)