6. Những đóng góp mới của luận văn
3.3.1 Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán
Để tổng hợp và phân tích thông tin kế toán kịp thời và chính xác thì kế toán tài chính nên sử dụng các tài khoản tổng hợp, báo cáo tài chính, còn kế toán quản trị nên sử dụng các tài khoản chi tiết báo cáo bộ phận để thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quá trình hoạt động. Xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết dựa trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán được Bộ Tài Chính ban hành nhằm phục vụ công tác theo dõi tình hình sản xuất và lập các báo cáo kế toán quản trị là công việc cần thiết đối với các đơn vị. Để hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị chi phí theo yêu cầu quản lý, các doanh nghiệp cần lựa chọn, thiết kế hệ thống tài khoản chi tiết cấp 2,3,4... cho phù hợp. Việc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết phục vụ yêu cầu quản trị trong đơn vị cần phải dựa vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như quản lý theo từng khoản mục chi phí, và các khoản mục khác một cách chi tiết cụ thể theo từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng...
3.3.2Tổ chức bộ máy kế toán
Phù hợp theo hướng kết hợp bộ phận kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng bộ máy kế toán. Vì đa số các đơn vị hiện nay chỉ tập trung vào công tác kế toán tài chính. Cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong đơn vị để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin cho kế toán quản trị. Tuy nhiên, để thông tin kế toán quản trị được bảo mật, đơn vị cần bố trí phòng làm việc riêng cho bộ phận này.
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Sơ đồ 3.4: Tổ chức bộ máy kế toán theo hướng tích hợp kế toán quản trị KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Kế toán tiền Kế toán vật tư, tài sản Kế toán thanh toán Thủ quỹ Bộ phận dự toán Bộ phận phân tích đánh giá KẾ TOÁN TRƯỞNG
3.3.3Tổ chức kiểm tra kế toán
Tổ chức tự kiểm tra tài chính, kế toán là một trong những vấn đề rất quan trọng để đảm bảo cho công tác kế toán của đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện đúng chế độ tài chính quy định nhằm phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, những hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính. Tổ chức tự kiểm tra tài chính, kế toán chính là tổ chức công tác kiểm tra nội bộ.
Tổ chức công tác kiểm tra nội bộ phải được tiến hành bởi nhân viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm việc tại đơn vị. Kiểm tra nội bộ nhằm mục đích chủ yếu để đánh giá việc thực hiện các quy chế chi tiêu nội bộ, kiểm tra công tác kế toán, tài chính ở đơn vị. Công tác kiểm tra nội bộ có tính độc lập tương đối cao so với công tác tự kiểm tra ở các bộ phận. Nó có tác động tích cực đến việc phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong công tác quản lý và công tác kế toán ở đơn vị, vì vậy việc xây dựng quy chế tự kiểm tra nội bộ phải được cụ thể hóa bằng các chính sách, chế độ của Nhà nước cũng như các quy định của ngành nhằm đảm bảo cho hoạt động của đơn vị tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ của Nhà nước.
Để công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị được phát huy hiệu quả cần phải thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, phải thành lập bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ có thể là các cán
bộ kiêm nhiệm nhưng ít nhất phải có một cán bộ chuyên trách có trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bộ phận này cần được thành lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị.
Thứ hai, phải xây dựng quy chế kiểm tra cụ thể và phổ biến đến toàn bộ các
Khoa, Phòng cũng như các CB-CNV của đơn vị. Trong quy chế ngoài việc quy định cụ thể vai trò trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa các Khoa, Phòng, cá nhân đối với hoạt động kiểm tra nội bộ cần phải có quy định cụ thể lĩnh vực hoạt động của đơn vị, cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, quy chế và quản lý tài chính đặc biệt là quản lý công nợ, tài sản cố định, tiền mặt...
Thứ ba, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng và đưa ra ngay từ đầu
năm đồng thời phổ biến cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của đơn vị được biết.
kiểm tra nếu có phát hiện sai sót cần phải đề xuất biện pháp để sửa chữa và điều chỉnh cho kịp thời.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế toán dưới nhiều hình thức; tăng cường tính chủ động học hỏi của các cán bộ kế toán để cập nhật các chế độ chính sách, chế độ kế toán mới.
Xây dựng định mức chi phí: để phục vụ cho công tác tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ đòi hỏi phải xây dựng được định mức chi phí cho từng HS-SV.
Lựa chọn kỳ kế toán: kỳ kế toán của đơn vị hiện nay là theo năm dương lịch, điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành, vì vậy, để thuận tiện hơn cho công tác kế toán, đơn vị nên lựa chọn kỳ kế toán trùng với năm học.
Nên lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động tương tự như các tổ chức vì mục tiêu lợi nhuận để biết được tình hình tài sản, nguồn vốn trong đơn vị.
3.3.4Tổ chức phân tích thông tin
Phân tích thông tin là một kỹ năng rất quan trọng giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, công việc này hiện nay ở đơn vị chưa được quan tâm. Thông tin do hệ thống kế toán của nhà đơn vị chủ yếu là các thông tin về kế toán tài chính và chủ yếu nhằm phục vụ cho lãnh đạo cấp trên chứ chưa thực sự phát huy tác dụng ở cấp cơ sở.
Đối với thông tin quá khứ: trên cơ sở số liệu chi tiết về chi phí, kế toán tiến hành lập báo cáo phân tích chi phí thành biến phí, định phí. Từ đó, tiến hành phân tích điểm hòa vốn để xác định số lượng HS-SV đào tạo tối thiểu và thu nhập hòa vốn, xây dựng dự toán chi phí. Ngoài việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo dự toán của các khoản chi thường xuyên nên tập trung vào đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, nguồn thu khác của đơn vị để tìm ra những hạn chế và đề ra những giải pháp nhằm tăng thu, tiết kiệm chi.
Đối với thông tin tương lai: từ các thông tin do các bộ phận cung cấp, kế toán quản trị đưa ra các phương án hoạt động cho kỳ tới (tháng, quý, năm) như lập dự toán thu nhập, dự toán chi phí và tiến hành phân tích chi phí gắn liền với các phương án đó. Cuối cùng là lập báo cáo kết quả phân tích thông tin về chi phí để tư vấn cho nhà quản trị ra quyết định.
năng lực, trình độ cho nhân viên kế toán nhằm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động tài chính của đơn vị. Cần chú trọng đến việc lập "Bản thuyết minh báo cáo tài chính" để có thể thấy rõ được tình hình biến động về tài chính - tài sản của đơn vị và đề ra các giải pháp tham mưu cho cấp quản lý, lãnh đạo.