Đặc điểm tổ chức kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng kế toán quản trị tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III (Trang 29)

6. Những đóng góp mới của luận văn

1.4Đặc điểm tổ chức kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục

lập trong cơ chế tự chủ tài chính.

Các đơn vị này hoạt động theo Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012.

ứng nhiều yêu cầu khác như: tạo ra các dịch vụ phục vụ xã hội, phát triển cơ sở, tạo ra lực lượng lao động có trình độ và tay nghề.

Cơ cấu tổ chức có điểm khác biệt so với các đơn vị khác:

 Những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống được bình thường. Những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật, còn dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp cung cấp là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.

 Việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó không giống với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có những dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí.

 Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Nó được phân biệt với hoạt động quản lý nhà nước.

 Đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp bởi vậy nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như trước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, Chương 1 đã nêu lên sự ra đời và phát triển của kế toán quản trị và thời gian kế toán quản trị ứng dụng vào các tổ chức dịch vụ công đồng thời nói lên được đặc điểm quản trị tài chính công theo mô hình truyền thống và mô hình hiện đại, qua đó nêu lên được những nội dung cơ bản trong quản trị tài chính công nhằm giúp nền tài chính công lành mạnh và chuẩn hóa hơn. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên được khái niệm kế toán quản trị theo nhiều định nghĩa khác nhau, và một số nội dung chủ yếu của kế toán quản trị ứng dụng trong hoạt động dịch vụ công như: dự toán ngân sách, kế toán các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán chi phí và thiết lập hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định. Ngoài ra, luận văn cũng đã đưa ra được 2 mô hình tổ chức kế toán quản trị trên thế giới là mô hình kết hợp và mô hình tách rời, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức kế toán quản trị đặc biệt là trong hoạt động giáo dục tại Việt Nam nên theo mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng một hệ thống kế toán thì sẽ phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI III 2.1 Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng Giao thông vận tải III

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Trường Cao đẳng GTVT III là Trường trung học GTVT 6 được thành lập theo quyết định số 4942/QĐTC ngày 28/12/1976 của Bộ GTVT.

Ngày 13/2/1990 Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định 199/QĐ/TCCB-LĐ đổi tên trường Trung học GTVT 6 thành Trường Trung học GTVT khu vực III trực thuộc Bộ GTVT.

Trường Cao đẳng GTVT III được thành lập trên cơ sở trường Trung học GTVT khu vực III theo quyết định số 3093/QĐ/BGD & ĐT-TCCB ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và quyết định số 2185/2002/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 12/7/2002 theo quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường.

Trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực GTVT; nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Nhiệm vụ ban đầu của trường là đào tạo, bổ túc cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành GTVT theo chỉ tiêu của Bộ. Năm 1990 trường mở thêm nghề: đào tạo lái xe, sửa chữa ô tô, máy tàu, cơ khí, xây dựng cầu đường...

Đáp ứng nhu cầu xã hội, Trường đã từng bước đa dạng hoá các hình thức, ngành nghề đào tạo. Trong những năm gần đây, trường đã được hai Bộ GTVT và Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng tất cả các ngành nghề trường đang đào tạo, liên kết với các trường đại học để đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học.

Hiện nay, trường được phép đào tạo 12 ngành bậc cao đẳng, 6 ngành trung cấp chuyên nghiệp, 7 ngành cao đẳng nghề, 6 ngành trung cấp nghề (Trường Cao đẳng GTVT III, 2015).

2.1.2Định hướng phát triển 2.1.2.1 Tầm nhìn 2020

- Đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

- Phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, có các công trình nghiên cứu đạt giải quốc gia và quốc tế.

2.1.2.2 Sứ mạng 2015

- Xây dựng môi trường văn hoá dạy - học hiện đại

- Tạo mọi thuận lợi để người học có cơ hội tự học suốt đời - Triệt để áp dụng công nghệ thông tin trong dạy - học

- Cung ứng đến sinh viên các dịch vụ giáo dục tiên tiến, hiện đại

2.1.2.3 Mục tiêu giáo dục

Xây dựng một Trường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế của đất nước; đưa hoạt động của trường vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2008; tăng cường liên kết đào tạo trong và ngoài nước với các cơ sở đào tạo có uy tín để đa dạng hoá loại hình và nâng cao chất lượng đào tạo. Trước mắt, tập trung cho chương trình tăng cường nguồn lực tài chính, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên để sớm hoàn thành việc nâng cấp trường lên đào tạo ở bậc đại học trên cơ sở Trường Cao đẳng Giao thông vận tải III.

2.1.3Đội ngũ nhân lực

Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên, giảng viên trong trường là 340 người. Trong đó có 169 giảng viên cơ hữu, 50 giảng viên thỉnh giảng, 1 nhà giáo ưu tú, 7 tiến sĩ, 87 thạc sĩ, 6 nghiên cứu sinh trong nước, 38 đang học cao học. Tổng số giảng viên có trình độ sau đại học là 93/169 chiếm 55%. Nhà trường có một Đảng bộ với 97 đảng viên (15 chi bộ).

Trường đã triển khai thực hiện chỉ thị số 06/CT-BGTVT ngày 15/5/2013 của Bộ GTVT về việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. (tổ chức lớp Trung cấp chính trị - hành chính, mời báo cáo viên về báo cáo Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 6,7,8 của Ban chấp hành (BCH) TW Đảng khoá 11). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4Cơ cấu tổ chức

Hiện tại nhà trường có 6 phòng, 8 khoa, 2 bộ môn trực thuộc BGH, 5 trung tâm và 4 đơn vị phục vụ đào tạo (Ban Quản lý dự án, Xưởng thực tập, Tổ quản trị mạng, Tổ thanh tra).

(Nguồn: Phòng TC - HC Trường Cao đẳng GTVT III)

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy trường Cao đẳng GTVT III

ĐƠN VỊ ĐT PHÒNG BAN TRUNG TÂM TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ

TT ứng dụng KHCN GTVT TT KHCN cơ điện,

môi trường TT đào tạo thực

nghiệm cơ giới

Trung tâm Ngoại ngữ - tin học TT thông tin thư

viện

BCH công đoàn

Đoàn Thanh niên

Hội Sinh viên

Hội Cựu chiến binh Ban quản lý dự án -

đầu tư xây dựng P. Công tác sinh viên P. Đào tạo P. Khảo Thí đảm bảo chất lượng P.KHCN - QHQT P. Tài chính P. Tổ chức hành chính (TC-HC) Tổ Quản trị mạng Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) Khoa Cơ bản cơ sở

(CB-CS) Khoa Cơ khí Khoa Kinh tế Khoa Lý luận chính trị (LLCT) Khoa Xây dựng Khoa Tài chính kế toán (TC-KT) Khoa Công trình Bộ môn Giáo dục quốc phòng Bộ môn Ngoại ngữ Xưởng Thực tập

BAN GIÁM HIỆU BCH ĐẢNG BỘ

Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận

o Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội

 Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà trường và tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

 Các đoàn thể, tổ chức xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh) hoạt động theo quy định của pháp luật và phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xác định.

o Ban Giám hiệu

Gồm Hiệu trưởng và ba Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, các trung tâm, phòng công tác sinh viên

 Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Nhà trường theo quy định của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

 Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo: giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, điều hành công tác chuyên môn về đào tạo.

 Phó Hiệu trưởng phụ trách các trung tâm: giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, điều hành và báo cáo hoạt động của các trung tâm (gồm trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ GTVT, ngoại ngữ - tin học, thực nghiệm cơ giới, khoa học công nghệ - môi trường).

 Phó Hiệu trưởng phụ trách phòng công tác sinh viên: giúp việc cho hiệu trưởng giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh viên như tình trạng bỏ học, khen thưởng….

o Các khoa

 Tổ chức quá trình đào tạo theo chương trình kế hoạch giảng dạy của trường

 Tổ chức thực hiện biên soạn chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình, bài giảng, nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quản lý giảng viên và sinh viên thuộc khoa phụ trách. o Các Tổ bộ môn, xưởng thực tập trực thuộc Ban Giám hiệu

Chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, thực hành thực tế, hoạt động khoa học, phối hợp với các khoa, phòng ban góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của trường

o Ban quản lý dự án

 Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa chống xuống cấp Trường.

 Lập thủ tục đầu tư cho các dự án theo kế hoạch của Hiệu trưởng đúng quy định hiện hành.

 Phối hợp với Phòng TC-HC, Phòng tài chính lập kế hoạch xây dựng cơ bản và chống xuống cấp Trường. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa chống xuống cấp Trường đúng các quy định hiện hành và đảm bảo chất lượng.

o Phòng Tổ chức – hành chính: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực

hiện công tác tổ chức và quản lý cán bộ, quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; kiện toàn bộ máy quản lý của các đơn vị; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách cho người lao động. Ngoài ra, phòng Tổ chức – hành chính còn xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của Nhà trường

o Phòng đào tạo: Tham mưu giúp việc cho Ban Giám hiệu trong việc

hoạch định chiến lược đào tạo, kế hoạch đào tạo, tư vấn tuyển sinh và công tác tuyển sinh đầu vào, đầu ra, in ấn - cấp phát - quản lý văn bằng, quản lý các bậc học về công tác giảng dạy và học tập, công tác giáo trình, bài giảng; tham mưu cho Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đào tạo và liên kết đào tạo.

o Phòng tài chính

 Tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển và quản lý công tác tài chính; lập dự toán, tổ chức thực hiện nghiệp vụ thu, chi; quyết toán hàng tháng, quý, năm, theo đúng chế độ hạch toán - kế toán của Nhà nước.

 Kết hợp với phòng TC-HC tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản, thiết bị, phương tiện; đề xuất việc thanh lý, xử lý các tài sản, thiết bị hư hỏng, thất lạc hoặc không dùng đến để bảo đảm phát huy tác dụng và tiết kiệm trong sử dụng.

 Thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định; theo dõi cấp phát (xuất, nhập) vật tư, tài sản, nhiên liệu theo đúng quy định hiện hành.

 In các chứng từ thu, chi, biểu mẫu theo quy định thống nhất toàn Trường, quản lý và cấp phát chứng từ cho những đơn vị có thu.

 Thực hiện các báo cáo, quyết toán tài chính, quyết toán thuế, nộp thuế (nếu có) theo đúng định kỳ; báo cáo công khai thu chi tài chính của các đơn vị và Trường theo quy định hiện hành.

 Giám sát hoạt động tài chính các trung tâm theo đúng quy định của nhà nước. Hàng năm theo nhiệm vụ được phân công, tiến hành kiểm tra và duyệt quyết toán các trung tâm.

o Phòng Công tác sinh viên: Giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý

sinh viên về nề nếp học tập và sinh hoạt, định hướng tư tưởng chính trị, lối sống trong sinh viên, giải quyết các chế độ chính sách cho sinh viên…

o Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng

 Tham mưu, tư vấn và đề xuất cho Ban Giám hiệu các giải pháp về công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng và đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường;

 Tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng tại Trường

o Phòng khoa học công nghệ - quan hệ quốc tế

 Tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác NCKH&QHQT xây dựng kế hoạch chiến lược, phát triển Trường theo đúng quy hoạch của Nhà nước.

 Đề xuất Hiệu trưởng kế hoạch hợp tác NCKH với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế nhằm đưa sự nghiệp hợp tác giáo dục phát triển không ngừng để đáp ứng đòi hỏi của toàn xã hội.

 Kết hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường tổ chức hội thảo khoa học; xây dựng tập san khoa học của Trường tối thiểu một năm ra một kỳ.

 Hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và thế giới về: đào tạo, chuyển giao công nghệ, du học…., hợp tác với các Trung Tâm Hội Nghị Triển Lãm để giới thiệu, quảng bá về Trường.

 Lập kế hoạch, đăng ký đề tài NCKH hàng năm cho cán bộ - giảng viên và học sinh.

o Tổ quản trị mạng

 Quản lý hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, hệ thống cáp mạng, các dịch vụ chia sẻ dữ liệu, Internet và các dịch vụ tin học khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quản trị và duy trì hệ thống mạng hoạt động liên tục 24/7, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết để phục vụ Cổng thông tin điện tử, phần mềm

Một phần của tài liệu Xây dựng kế toán quản trị tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III (Trang 29)