Tổ chức kế toán trách nhiệm:

Một phần của tài liệu Xây dựng kế toán quản trị tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III (Trang 80 - 82)

6. Những đóng góp mới của luận văn

3.2.4 Tổ chức kế toán trách nhiệm:

Gắn với kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhà quản trị của nó chịu trách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mình phụ trách. Có 4 loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư.

Do trường là một tổ chức không vì lợi nhuận, nhưng khi kết thúc năm học cũng phải tiến hành đánh giá kết quả hoạt động trong năm vừa qua. Giống như doanh nghiệp, trường học chia thành các phòng ban và các khoa, giúp cho việc quản lý dễ dàng

hơn. Các bộ phận không thể hoạt động một cách độc lập mà còn phụ thuộc vào các bộ phận khác nên khi đánh giá kết quả từng bộ phận phải căn cứ vào sự cung cấp dịch vụ qua lại giữa các bộ phận với nhau, làm sao đánh giá tốt nhất kết quả của từng bộ phận.

Cấp quản lý: Ban Giám Hiệu (gồm Hiệu trưởng, Hiệu Phó phụ trách

đào tạo): chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn như: số lượng HS-SV đào tạo, chất lượng đào tạo.

Các phòng ban, các khoa:

o Đứng đầu là các trưởng khoa, trưởng các phòng ban: chịu trách

nhiệm về mặt quản lý hành chính, và các khoản chi phí phát sinh tại bộ phận.

o Tổ trưởng bộ môn: chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ đã được phân

công về chuyên môn (công tác giảng dạy, chương trình học, giáo trình môn học) Từng bộ phận, phòng ban nên nắm rõ trách nhiệm của mình. Cuối năm, những cá nhân, bộ phận phải lập báo cáo kiểm soát tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình. Các báo cáo này được thực hiện từ cấp thấp lên cấp cao. Nội dung báo cáo này sẽ trình bày rõ những nhiệm vụ mà các cấp quản trị phải thực hiện, những nhiệm vụ đã thực hiện được, những nhiệm vụ chưa thực hiện được trong năm, nguyên nhân vì sao chưa thực hiện được. Riêng đối với các khoản chi phí, phải trình bày số liệu dự toán, số liệu thực tế và số chênh lệch giữa thực tế và dự toán, chênh lệch nào xấu, chênh lệch nào tốt, nguyên nhân gây ra sự chênh lệch

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Sơ đồ 3.3: Mô hình đánh giá trách nhiệm quản lý

CHỦ TỊCH TRƯỜNG (Quản lý hành chính)

TRƯỞNG KHOA, TRƯỞNG CÁC PHÒNG BAN (Quản lý hành chính)

BAN GIÁM HIỆU (Quản lý chuyên môn)

TỔ TRƯỞNG CÁC BỘ MÔN

Một phần của tài liệu Xây dựng kế toán quản trị tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III (Trang 80 - 82)