Giải pháp nâng cao ý thức tự giác trong học tập của sinhviên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp thái nguyên (Trang 102)

6. Kết cấu đề tài

4.2.7. Giải pháp nâng cao ý thức tự giác trong học tập của sinhviên

Chất lƣợng đào tạo cao hay thấp còn phụ thuộc vào thái độ, ý thức, tinh thần học tập của sinh viên. Qua phân tích, ý thức tự giác học tập của sinh viên nhà trƣờng còn thấp. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả đào tạo cần tác động vào nhận thức của các em đồng thời tăng cƣờng các hoạt động quản lý học tập đối với sinh viên nhằm nâng cao ý thức tự giác, vƣơn lên trong học tập của các em. các biện pháp cần thực hiện là:

95

Nhận thức, động cơ và thái độ học tập, rèn luyện của sinh viên không thể tự bản thân các em có đầy đủ và đúng và nó phụ thuộc một phần vào giáo dục từ phía nhà trƣờng. Vì vậy, việc giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập và rèn luyện phải đƣợc thực hiện ngay từ buổi đầu khi các em mới nhập học, để các em hiểu về truyền thống của nhà trƣờng, hiểu đƣợc các nội quy, quy chế trong học tập cũng nhƣ các chế độ chính sách của nhà nƣớc.

- Hai là: Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên

Giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức nhằm giúp các em nhận thức đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nƣớc cũng nhƣ các quyền lợi mà các em đƣợc hƣởng khi tốt nghiệp đó là quyền đƣợc làm việc, có thu nhập nhằm tạo ra động cơ giúp các em vƣơn lên trong học tập.

- Ba là:Rèn luyện kỹ năng học nhóm cho sinh viên

Học nhóm là một hình thức học giúp cho sinh viên chủ động hơn trong học tâp, rèn luyện đƣợc kỹ năng thuyết trình, hùng biện, giải quyết tình huống. Đồng thời đây cũng là một phƣơng thức học mà thông qua đó sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi kiến thức với bạn bè. Vì vậy, khi lên lớp, giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng này cho sinh viên bằng cách đƣa ra các bài tập tình huống, cho sinh viên thảo luận theo nhóm và trình bày trƣớc lớp. Từ đó các em sẽ hình thành đƣợc các nhóm tự học tại nhà nhằm nâng cao kết quả học tập.

- Bốn là: Kiểm tra sinh viên ngoài giờ học

Qua điều tra thấy ý thức tự giác học tập ở nhà của sinh viên rất kém. Một số sinh viên lần đầu sống xa nhà nên khi đi học xa các em thƣờng bị lôi cuốn vào các trò vui chơi không bổ ích. Một số sinh viên ngoài giờ học trên lớp các em thƣờng hay tụ tập nhau ở các quán chơi game, quán nƣớc,..., việc quản lý sinh viên nội trú hiện nay có phần hơi buông lỏng về giờ giấc ra vào, sinh hoạt trong ký túc xá. Vì vậy, nhà trƣờng cần xây dựng rõ ràng nội quy, quy

96

- Sáu là: Thay đổi hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Hiện nay, để đánh giá kết quả học tập của sinh viên thì phần lớn các giáo viên cẫn sử dụng hình thức thi tự luận, làm bài tập tính toán, kết quả đánh giá đƣợc thực hiện qua hai kỳ thi giữa học phần và kết thúc học phần. Với hình thức đánh giá này sinh viên chỉ cần học thuộc lòng nội dung ôn tập một cách máy móc, thụ động, thậm chí có những sinh viên chẳng học mà mang cả tài liệu vào trong phòng thi hoặc chép bài của bạn. Hình thức đánh giá này không rèn luyện đƣợc các kỹ năng tƣ duy, phân tích đồng thời không phát huy đƣợc ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập của sinh viên. Do đó, giáo viên cần phải thay đổi hình thức đánh giá kết quả của sinh viên từ hình thức thi tự luận chuyển sang các hình thức khác nhƣ thi trắc nghiệm, bài tập tình huống, câu hỏi mở, ,....

Ngoài hình thức đánh giá bằng kỳ thi giữa học phần và kết thúc học phần có thể đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng các nội dung khác nhƣ thảo luận nhóm, bài tập lớn, tham dự lớp chẳng hạn nhƣ:

+ Dự lớp: 10%

+ Thảo luận, bài tập lớn, tiểu luận, đồ án: 20% + Thi giữa học phần: 30%

+ Thi hết học phần: 40%

Với các hình thức kiểm tra đánh giá này buộc sinh viên phải tham khảo nhiều tài liệu ở nhà, tổ chức học nhóm, tìm hiểu thực tế.

- Bảy là: Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho sinh viên

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sinh viên có thể học hỏi lẫn nhau, phấn đấu vƣơn lên trong học tập. Hiện nay, các kiến thức về ngoại ngữ và tin học của sinh viên rất yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Vì vậy giúp sinh viên rèn luyện khả năng ngoại ngữ và tin học thì nhà trƣờng có thể tổ chức các câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ tin học cho các em.

97

4.2.8. Giải pháp gắn kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhà trƣờng:

Gắn nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp, địa phƣơng và nền kinh tế quốc dân.

- Tiến hành hệ thống hóa các doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phƣơng, khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm của các doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo;

- Tổ chức các buổi tham quan tại các doanh nghiệp để thiết lập mối liên hệ; - Tổ chức buổi nói chuyện giữa nhà trƣờng với các doanh nghiệp để tìm hiểu những mong muốn của các doanh nghiệp về số lƣợng và chất lƣợng lao động. Thông qua đó sinh viên có định hƣớng trong học tập, nhà trƣờng có cơ sở thực tiễn để rà soát, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo đồng thời tạo đƣợc mối quan hệ giữa nhà trƣờng với các doanh nghiệp;

- Thành lập trung tâm giới thiệu việc làm. trung tâm này sẽ thu thập các thông tin về tuyển dụng của các doanh nghiệp; giới thiệu, tƣ vấn việc làm cho sinh viên;

- Tổ chức đào tạo liên kết giữa nhà trƣờng với các doanh nghiệp nhƣ đào tạo theo chuyên đề mà doanh nghiệp có nhu cầu, bồi dƣỡng chuyên môn, tay nghề cho lao động của doanh nghiệp.

Nhà trƣờng không ngồi chờ doanh nghiệp đòi hỏi mới đào tạo mà Nhà trƣờng phải chủ động tìm kiếm thị trƣờng lao động:

- Thông qua các nhà môi giới, các trung tâm giới thiệu việc làm - Trực tiếp tìm hiểu nhu cầu từ doanh nghiệp.

Hàng năm Nhà trƣờng nên mở hội nghị khách hàng bao gồm doanh nghiệp và các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm kiếm nhu cầu đào tạo, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng để đánh giá kết quả đào tạo và chất lƣợng đào tạo nhằm từng bƣớc hoàn thiện nội dung, chƣơng trình, giáo trình của các ngành học cho phù hợp với trang thiết bị của doanh nghiệp.

Nhờ những chƣơng trình định hƣớng và biết lắng nghe những ý kiến đóng góp chân tình của doanh nghiệp để điều chỉnh mục tiêu, nội dung

98

phƣơng pháp đào tạo và chuyển hƣớng các ngành nghề đào tạo cho phù hVũợp với nhu cầu doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tham gia vào xây dựng và đánh giá các chƣơng trình đào tạo. Việc thực hiện các công việc hoặc bố trí cho học sinh sinh viên đi thực tập các chƣơng trình đào tạo thƣờng giúp cho sinh viên dễ dàng tìm kiếm đƣợc công ăn việc làm sau khi ra trƣờng tạo ra sự gắn kết sâu hơn giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp, cùng với doanh nghiệp tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những vấn đề có liên quan đến công nghệ và kỹ thuật, tận dụng nguồn lực có tay nghề cao bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho họ để họ có thể tham gia vào quá trình giảng dạy.

Tận dụng cơ sở mặt bằng, máy móc thiết bị, vật tƣ, năng lƣợng để kết hợp đào tạo qua đó thu thêm một phân kinh phí đào tạo từ phía các doanh nghiệp đóng góp.

Thông qua sự gắn kết chặt chẽ giữa trƣờng với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhà trƣờng để hàng năm nhà trƣờng có thể ký đƣợc các hợp đồng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cho doanh nghiệp.

99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Từ việc giải quyết các nhiệm vụ của luận văn, cho phép tác giả rút ra những kết luận chủ yếu sau:

1. Chất lƣợng và chất lƣợng đào tạo của một Nhà trƣờng là lực lƣợng nòng cốt, quyết định thành bại trong việc thực hiện chủ trƣơng của Đảng cộng sản Việt Nam coi sự nghiệp giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và quyết định sự tồn tại và phát triển nhà trƣờng.

2. Nƣớc ta đến nay đã thể chế khá đầy đủ bằng các văn bản quy phạm pháp luật về chất lƣợng và chất lƣợng đào tạo. Đây là những tiền đề pháp lý quan trọng để nƣớc ta có một đội ngũ nguồn nhân lực đƣợc đào tạo ngày càng có chất lƣợng cao. Tuy nhiên trong khuôn khổ văn bản quy phạm pháp luật một số nội dung có liên quan đến tiêu chí chất lƣợng và chất lƣợng đào tạo chƣa thể làm sáng tỏ cơ sở lý luận. Điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến đánh giá chất lƣợng đào tạo và khẳng định lần nữa mục đích, nhiệm vụ đã nêu ở luận văn.

3. Trong cơ chế quản lý ở nƣớc ta hiện nay khi nền kinh tế đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới giáo dục đào tạo đƣợc xã hội hóa dần dần, tạo tiền đề cho sự cạnh tranh trong thị trƣờng đào tạo. Hệ thống các Trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học và Dạy nghề của Nhà nƣớc đã đƣợc thành lập từ lâu nhƣng nhiều nhà cung cấp các dịch vụ đào tạo mới ra đời trong khi hệ thống kiểm định chất lƣợng đào tạo mới đƣợc hình thành và chƣa đƣợc áp dụng phổ biến, dẫn tới tình trạng chất lƣợng đào tạo không đồng đều Để đáp ứng đƣợc với nhu cầu và thực tiễn đặt ra, đòi hỏi Nhà trƣờng phải hoàn thiện các tiêu chí về đào tạo, xác định đối tƣợng đào tạo, chất lƣợng đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, gắn kết giữa Nhà trƣờng với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với Nhà trƣờng.

100

2. Kiến nghị:

1. Nhà nƣớc cần phải quy hoạch lại mạng lƣới các Trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học, Dạy nghề trên một địa bàn của các tỉnh, thành phố để nâng cao chất lƣợng dạy và học.

2. Nhà nƣớc cần phải có những chủ trƣơng và chính sách về tiền lƣơng thích hợp để thu hút và khuyến khích những ngƣời có tâm huyết với nghề giáo cống hiến cho sự nghiệp xây dựng nền giáo dục của đất nƣớc.

3. Công tác cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát triển của Nhà trƣờng. Do vậy, phải Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kể cả cán bộ đƣơng nhiệm và cán bộ dự nguồn, kế cận về lý luận cơ bản, về năng lực thực tiễn và phƣơng pháp lãnh đạo tổ chức, quản lý.

4. Về chất lƣợng đào tạo Nhà trƣờng cần thực hiện nghiêm túc cuộc vận động của Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo

“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” sẽ tạo thành động lực thúc đẩy cả thầy và trò trong dạy và học, trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo góp phần tạo lập uy tín và thƣơng hiệu của Nhà trƣờng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

5. Nhà trƣờng cần đẩy mạnh công tác đầu tƣ cơ sở vật chất để xây dựng trƣờng, lớp ra lớp. Đặc biệt chú trọng tăng cƣờng đầu tƣ thiết bị dạy học theo hƣớng hiện đại, có công nghệ tiên tiến, đầy đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng đáp ứng yêu cầu của đào tạo.

Với mong muốn đề tài đóng góp, giúp ích dù chỉ là một phần nhỏ bé vào công tác quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng, mặc dù đã cố gắng và tham khảo nhiều tài liệu song luận văn vẫn không sao tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp nhằm xây dựng cho luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Phƣơng Anh, 2008. “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam với yêu cầu hội nhập”. Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lƣợng Đào tạo, ĐHQG TPHCM

2. Vũ Thị Phƣơng Anh, 2010. “Mô hình và các tiêu chí đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của AUN-QA”. Kỷ yếu hội thảo xây dựng và đánh giá hệ thống đảm bảo chất lƣợng bên trong trƣờng đại học nhằm hình thành văn hóa chất lƣợng của nhà trƣờng.

3. Nguyễn Đức Chính, 2001. Kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục 2006, Tài liệu tập huấn kiểm định chất lƣợng.

5. Nguyễn Kim Dung, 2005. Tài liệu kiểm định chất lƣợng.

6. Đinh Tuấn Dũng “Vai trò của kiểm định chất lƣợng đối với đao tạo đại học”, Kỷ yếu hội thảo Vai trò của các tổ chức kiểm định độc lập trong kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học Việt Nam.

7. Trần Khánh Đức, 2009. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

8. Trần Khánh Đức, 2004. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

9. Trần Xuân Kiên, 2009. Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Luận văn Quản lý giáo dục, Viện đảm bảo chất lƣợng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội

102

10. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005. “Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên trường Đại học Bách khoa TPHCM” Kỉ yếu hội thảo đảm bảo chất lƣợng trong đổi mới giáo dục đại học. 11. Bành Tiến Long, 2004. Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng đại

học, ban hành kèm theo quyết định số 38/QĐ-BGDDDDT. Hà Nội, tháng 12 năm 2004.

12. Bành Tiến Long, 2007. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học ban hành kèm theo quyết định số 65/2007/QĐ- BGDĐT. Hà Nội, tháng 7 năm 2007.

13. Bành Tiến Long, 2007. Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT. Hà Nội, tháng 12 năm 2007.

14. Nguyễn Phƣơng Nga, 2006. Tài liệu kiểm định chất lượng

15. Nguyễn Phƣơng Nga, 2011. Bàn về tiêu chí đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn; số 27, trang 59-65.

16. PGS.TS Nguyễn Phƣơng Nga, PGS.TS. Nguyễn Qúy Thanh (2010), GDĐH, đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lƣợng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. PGS.TS. Nguyễn Phƣơng Nga, PGS.TS. Nguyễn Qúy Thanh (2007), Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lƣợng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Lê Đức Ngọc, 2004. Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp. Hà Nội:

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Phạm Xuân Thanh, 2005. “Hai cách tiếp cận trong đánh giá”Giáo dục đại học - Chất lượng và đánh giá. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

103

21. Vũ Trí Toàn, 2007. “Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế và quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL”. Báo cáo nghiên cứu khoa học trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội

22. Nguyễn Đức Trí, 2010. Giáo dục nghề nghiệp, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

Tài Liệu tham khảo nƣớc ngoài

23. Fabrice Henard, Solenie Leprince – Ringuet (2008), “The path to quality teaching in higher education”, FH, SLR.2.

24. Jacqueline Douglas and Alex Douglas, April 2006, Evaluating Teaching Quality, Quality in Higher Education, Vol12, No.1.

25. Kluwer Academic Publisher, John Biggs (2001), The reflective institution: Assuring and enhancing the quality of teaching and learning, Higher Education, Kluwer Academic Publishers. Printed in the Netherlands.

26. Mark Freman, Sydney University and Carol Johnston, June, 2008,Melbourne University, “Improving teaching and learning through discipline-specific support models”,

27. NGA Center for Best Practices, Improving Teacher Evaluation to Improve Teaching Quality, Education Policy Studies Division, December 9, 2002.

28. Sylvia Chong, 2009, Quality teaching and learning: a quality assurance framework for initial teacher preparation programmes, Int. J. Management in Education, Vol.3, Nos. 3/4

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

Nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp, đồng thời để có những cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp thái nguyên (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)