NAM
3.2.Ý NGHĨA CỦA TRÀO LƯU ÁNH SÁN GỞ VIỆT NAM
sự vững vàng, mạch văn học theo hướng trào lưu tư tưởng Ánh sáng đã đánh dấu một bước chuyển biến nhận thức trong một bộ phận trí thức yêu nước Việt Nam. Đồng thời bằng bản thân các sáng tác, nó cũng đã mang lại một sức sống mới góp phần tạo nên nét phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam giai đoạn này. Mặt khác, nó còn là một trong nhiều động lực góp vào công cuộc đổi mới theo hướng hiện đại hoa nền văn học nước nhà để rồi sẽ có lúc hoa cùng vào các nền văn học tiên tiến trên thế giới theo đúng các nhịp thở chung của thời đại về sau này.
3.2.1.Có thể nói sự nảy sinh các trào lưu văn học đầu thế kỷ XX phần lớn đã chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng của các tác gia Ánh sáng. Những tư tưởng mới được thể hiện trong tác phẩm của các nhà Khai sáng Việt Nam nói riêng và Tân thư nói chung, đã đánh thức những khát vọng nhận thức của tầng lốp trí thức đương thời, đã thắp lên ngọn lửa khao khát hướng về những chân trời mới của tri thức, đã xua tan đi bóng tối của hệ thống tín điều kinh viện của Nho giáo áp đặt lên tư tưởng, nhận thức con người từ ngàn đời nay. Từ nay, họ mới biết được rằng Trung Hoa cổ kính không phải là trung tâm của thế giới, xung quanh còn nhiều vùng đất mới mà trình độ văn hoá, văn minh cũng cơ xảo, cũng rất nhân bản như Trung Hoa. Cũng bắt đầu từ đó, họ mới biết được những tư tưởng mới, nhất là tư tưởng của trào lưu Ánh sáng phương Tây, biết được thế nào là lý tưởng dân chủ, thế nào là tự do, công bằng, bác ái,... Và từ đó, đã có một sự chuyển biến trong nhận thức, thế giới này là rộng lớn, bao la với biết bao điều mới lạ.
Như vậy, có thể nói rằng, những đóng góp về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của các tác gia trào lưu văn học Ánh sáng Việt Nam đã tạo nên những tiền đề góp phần lý giải sự nảy sinh sau này của các trào lưu văn học đầu thế kỉ XX trong xu hướng hiện đại hoa văn học nước nhà. Có thể nói, cũng như ở phương Tây, tính lý tưởng trong văn học Ánh sáng đã phát triển và dẫn đến chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt
88
Nam vào những năm 30 của thế kỷ; tính hiện thực đưa ra chủ nghĩa hiện thực phê phán và nhất là góp phần nhỏ bé của nó vào việc hình thành một chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này của Việt Nam.
Đầu thế kỷ thứ XX là một giai đoạn chuyển tiếp trong lịch sử văn học Việt Nam. Nó có đặc điểm là hòa trộn giữa cái cũ và cái mới, là đấu tranh quyết liệt giữa các nhà Khai sáng với hệ tư tưởng phong kiến tuy đã cũ nhưng vẫn còn sức hấp dẫn nhất định. Những tư tưởng xã hội, khoa học và triết học của phương Tây còn ảnh hưởng đến văn học thời kỳ này nhiều hơn là nghệ thuật của nó, bởi vì việc đây mới chỉ là giai đoạn của sự làm quen. Cái khác là lý tưởng mới được đưa ra một cách mạnh mẽ trong văn học Việt Nam, nó buộc phải bỏ sự uyên bấc từ chương truyền thống gắn liền với Nho giáo để bước vào cuộc đời thật để đóng góp cho cả một nền văn hoa văn minh nhân loại. Lý tưởng mới quyết định sự thụ cảm thế giới một cách lạc quan chính là đặc trưng của văn chương Việt Nam đầu thế kỷ sau này.
3.2.2.Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cơ cấu kinh tế Việt Nam bắt đầu thay đổi, Việt Nam đã trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong hoàn cảnh đó, tình hình phân hoa trong xã hội Việt Nam ngày càng rõ rệt và sâu sắc: giai cấp nông dân ngày càng lâm vào con đường bần cùng hoa và phá sản vì mất mộng đất, sưu cao, thuế nặng. Giai cấp địa chủ thì ngày càng khuếch trương thanh thế và càng tàn ác hơn bao giờ hết, chúng trở thành chỗ dựa vững chắc cho những kẻ thực dân cướp nước. Giai cấp công nhân non trẻ ra đời và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đang trong quá trình tập hợp và phát triển vươn lên thành những giai cấp, giai tầng trong tương lai. Sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế-xã hội đầu thế kỷ XX là cơ sở vật chất cho các luồng tư tưởng mới của thế giới du nhập vào Việt Nam, trước tiên là từ Trung Hoa và Nhật Bản. Trong những điều kiện mới của Việt Nam, sự phân hoa xã hội diễn ra không đồng đều, việc tiếp nhận những tư tưởng mới cũng thật khác nhau. Trong cùng một thời kỳ, hai xu hướng bạo động và ôn hoa vẫn. có thể song song tồn tại và phát triển.
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, tư tưởng của các nhà Khai sáng Việt Nam đã có một tác động tương đối sâu rộng đối với một bộ phận trí thức yêu nước. Những tư
89
tưởng canh tân trong các bản điều trần đã mở rộng tầm nhìn đối với thời cuộc của các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,...Chính Phan Bội Châu, khi viết về Nguyễn Thượng Hiền, đã đánh giá cao tác động của Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch: Cụ (Nguyễn Thượng Hiền) đưa
cho tôi xem tập văn của Nguyễn Lộ Trạch. Tôi được đọc tập Thiên hạ đại thế luận và bắt
đầu hiểu biết ít nhiều mầm mông tư tưởng hiện đại79. Mặt khác, chính từ các tác phẩm
của các nhà Khai sáng Việt Nam, giới trí thức yêu nước Việt Nam đương thời biết đến những tư tưởng mới trong Tân thư. Huỳnh Thúc Kháng nhấn mạnh: Thời bấy giờ tại
Trung Hoa sau cuộc Mậu Tuất chính biến và Canh Tý liên binh, sĩ phu hơi tỉnh ngộ, có
phong triều hoan nghênh Ầu học chuyển động toàn quốc, sách báo của Khang Hữu Vi,
Lương Khải Siêu dần dần du nhập vào nước ta80
. Rồi Phan Bội Châu cũng phát biểu: Tư tướng mới của học giả đương thời ảnh hưởng của sách vở của Lương nhiều lắm. Như
bản Trung Hoa hồn, Mậu Tuất chính biến, thời lại ảnh hưởng đến học giả nước ta81
. Chính ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của những tư tưởng mới đó đã tạo nên phong trào Duy tân cải cách đổi mới sôi nổi khắp đất nước từ những năm đầu thế kỷ XX với phong trào Đông du (1905-1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) ở Bắc Kỳ, vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1907-1908), Minh Tân ở Nam kỳ,... Trong bài Cuộc
tiếp xúc Việt Nam với thế giới qua Tân thư hồi đầu thế kỷ XX, Đinh Xuân Lâm viết: Về
thực chất,-đây là cuộc vận động của giai cấp tư sản nước ta đang trên con đường hình
thành, nhưng đã bộc lộ nguyện vọng muốn tự giải phóng khỏi sự ràng buộc của đế quốc
và phong kiến để gia nhập vào xã hội mới. Cũng phải nối thêm rằng phong trào Duy tân
đổi mới nối đây là do chính những người yêu nước chủ động tìm hiểu rồi đón nhận. Và chính trên cơ sở yêu nước nên khi có điều kiện thâm nhập quảng đại quần chúng thì nó
nhanh chống biến thành bạo động như phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1908) và bằng
thực tế phất triển như vậy xu hướng Duy tân cải cách đã gặp xu hướng bạo động với
người đứng đầu là Phan Bội Châu mà ngay từ những ngày đầu dấn thân vào con đường
cách mạng đã lập hội Duy tân (1904)...
79Chương Thâu, Thơ văn Phan Bội Châu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985, tr.254.
80
Anh Minh, Tự nguyên, Huế, 1963
90
Trước hết, cần phải nói đến phong trào Đông du đầu thế kỷ XX của cụ Phan Bội Châu, người chịu ảnh hưởng các tư tưởng mới không chỉ của các tác gia Khai sáng cuối thế kỷ XIX, mà còn bổ sung các kiến thức từ chính các tác phẩm Tân thư hiện đại, đặc biệt qua tiếp xúc trực tiếp với Lương Khải Siêu. Theo Trương Chính, trong cuộc gặp gỡ bàn định kế hoạch năm 1905, Lương Khải Siêu đã khuyên Phan Bội Châu nên trở về nước hay là gửi giấy tờ về nước cổ động được nhiều thanh niên xuất dương du học làm cho chấn hưng dân khí, mở mang dân khí... Từ chủ trương đưa thanh niên xuất dương du học, các nhà Duy tân Việt Nam đã đi đến việc thành lập các hội nông, công, thương và biến chúng thành nơi tập hợp lực lượng, nơi bí mật đưa đón học sinh, thành cơ quan tài chính giúp đỡ phong trào. Tiêu chuẩn chọn thanh niên xuất dương không phải chỉ là thông minh, hiếu học mà còn phải chịu gian khổ, quen khó nhọc, quyết chí bền gan, không bao giờ thay đổi hoặc là cừu gia tử đệ, nghĩa là con em những nhà có nợ máu với kẻ thù. Mục đích trước mắt của phong trào Đông du là đánh đuổi thực dân Pháp, chứ chưa phải là kiến thiết đất nước82
. Thực ra, những chủ trương này đều đã thấp thoáng nằm trong những bản điều trần của các nhà Khai sáng cuối thế kỷ XIX. Nhưng do các điều kiện khách quan mà chúng không có cơ hội thực hiện hoặc chỉ mới được thực hiện nửa vời. Góp phần quan trọng cho Duy tân Việt Nam đầu thế kỷ là Đông kinh nghĩa thục. Có thể nói, cuộc đấu tranh với hệ thống giáo dục đã lỗi thời và triết học kinh viện thời Trung cổ, với thế giới quan phong kiến, được thúc đẩy bởi lòng yêu nước, đã đem lại sức sống cho phong trào Đông kinh nghĩa thục. Một phong trào đã trở thành trung tâm hấp dẫn đối với tất cả các lực lượng tiến bộ. Bọn thực dân đã thẳng tay đàn áp những nhà hoạt động có tinh thần cấp tiến nhất của phong trào.
Tinh thần của các nhà Khai sáng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã tác động mạnh đến nhận thức của các sĩ phu có tâm huyết với đất nước. Để có thể tự cường tự trị làm cho dân giàu nước mạnh hầu có thể gìn giữ và xây dựng đất nước thoát khỏi nô dịch, đầu tiên cần phải thực hiện chủ trương giáo dân (giáo dục dân), dưỡng dân (làm cho dân giàu có)
và tân dân(làm cho dân đổi mới).
91
Giáo dân chủ yếu là mở trường dạy học, dạy kiến thức mới, kiến thức Thái Tây,
chống cái học khoa cử theo lối cũ, cải cách nền giáo dục. Từ tôn chỉ này, các trí thức yêu nước Việt Nam như Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Trần Quý Cáp,... đã mở trường tân học khắp nới từ Quảng Nam, Nghệ Tĩnh, ra đến Hà Nội. Nhưng có thể nói tiêu biểu nhất là Đông kinh nghĩa thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Phạm Tuấn Phong, Đặng Kinh Luân, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí,-.., được lập ra từ tháng 3 năm 1907. Trường đặt tại Hà Nội nhưng phạm vi hoạt động trải rộng ra khắp Bắc Kỳ với nhiều hình thức như diễn thuyết, bình văn, đọc báo,... Đáng chú ý là việc chống lối học cử nghiệp, cách tân học thuật, hô hào học cơ khí, kỹ xảo, lịch
sử, đìa lý nước nhà, học những cái thiết thực cho đời sống quốc dân, học để hành động.
Vấn đề này chính là sự tiếp nối tinh thần của các nhà Khai sáng Việt Nam từ thế kỷ trước.
Dưỡng dân hướng vào hoạt động chủ yếu ở môi trường công-thương. Những năm
cuối thế kỷ XIX, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phát triển nhưng theo định hướng của chính sách thực dân. Kinh doanh nông nghiệp là để cho người Pháp chiếm đoạt mộng đất, lập đồn điền. Mở rộng kỹ nghệ thương mại là để người Pháp đầu tư bóc lột nhân dân Việt Nam và cung cấp nguyên liệu cho mẫu quốc. Người Việt Nam lúc đó chưa làm được gì. Với tôn chỉ này, các sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng mới bắt đầu tham gia vào nền kinh tế và là những nhà công thương nghiệp đầu tiên của nước ta. Đó là Nguyễn Quyền với Hồng Tân Hưng, Hoàng Tăng Bí với Đông Thành Hưng ở Hà Nội, Đặng Nguyên Cẩn, Lê Huân, Ngô Đức Kế với Triêu Dương thương quán ở Nghệ An, Huỳnh Thúc Kháng có Thương học công ty,...
Tân dân có những hoạt động thiết thực như cổ động, tuyên truyền cắt bỏ những hủ
tục như cắt búi tó, chống mê tui dị đoan, hô hào mặc và tiêu dùng các đồ nội hoá,.. Việc đề cao ý thức dân tộc được thực hiện nhờ các phong trào hô hào dùng chữ Quốc ngữ, chú trọng các sách lịch sử, địa lý Việt Nam, trau dồi đạo đức công dân Việt Nam thời đại mới: biết quan tân đến quốc gia xã hội, biết đoàn kết hợp quần, biết thương yêu giống nòi. Đặc biệt là việc mở toa soạn, gán cho báo chí định kỳ một ý nghĩa to lớn: Dùi mài mấy tập
92
chịu sự giám sát ngạt nghèo của nhà cầm quyền, nhưng báo chí xuất bản vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và cổ vũ cho các tư tưởng Khai sáng, kể cả việc truyền bá các bản dịch các tác phẩm Tân học cổ điển cũng như hiện đại của phương Tây và và các nước phương Đông cận hiện đại như Trung Hoa, Nhật Bản.
3.3.TẾU KẾT